Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018
Trường THPT Đội Cấn Vĩnh Phúc lần 2
-
Câu 1:
EU đã thiết lập thị trường chung cho các nước thành viên từ:
A. 1/1/1993
B. 1/1/1967
C. 1/1/1997
D. 1/1/2004
-
Câu 2:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông nước ta thể hiện rõ nhất qua yếu tố hải văn nào:
A. Nhiệt độ nước biển
B. Địa hình ven biển
C. Rừng ngập mặn
D. Các loài sinh vật
-
Câu 3:
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
1990
2000
2010
2014
Tổng số
9040,0
12644,3
14061,1
14804,1
Cây lương thực
6474,6
8399,1
8615,9
8992,3
Cây công nghiệp
11993
2229,4
2808,1
2844,6
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1366,1
2015,8
2637,1
2967,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bàn Thống kê, 2016)
Nhận xét nào dưới đây đúng với bảng số liệu
A. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây lương thực năm 2014 so với năm 1990 là 138,9%
B. Quy mô diện tích cây lương thực luôn có xu hướng giảm
C. Diện tích cây công nghiệp năm 2014 tăng gấp 2,4 lần năm 2000
D. Tỷ trọng cây lương thực năm 2014 là 136,8%
-
Câu 4:
Tuần lễ cấp cao APEC khai mạc vào 6/11/2017 nước ta đăng cai tổ chức diễn ra tại:
A. TP Hồ Chí Minh
B. TP Huế
C. TP Đà Nẵng
D. TP Hà Nội
-
Câu 5:
Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào có diện tích lúa nhiều nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Vĩnh Long
B. Cần Thơ
C. Kiên Giang
D. Đồng Tháp
-
Câu 6:
Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động từ:
A. 1800-2000(mm)
B. 1700-2000 (mm)
C. 1500-2000 (mm)
D. 1600-2000 (mm)
-
Câu 7:
Hình dạng lãnh thổ kéo dài có tác động đến đặc điểm tự nhiên nước ta thể hiện rõ nhất ở
A. góp phần tạo nên sự phân hoá tự nhiên theo chiều bắc-nam
B. sự phân hoá theo chiều đông-tây của nước ta không thật rõ rệt
C. nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai
D. tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào trong đất liền
-
Câu 8:
Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
Thành phần kinh tế
1996
2005
Nhà nước
74161
249085
Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)
35682
308854
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
39589
433110
So với năm 1996 thì quy mô giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 2005 gấp
A. 6,6 lần
B. 6,3 lần
C. 6,7 lần
D. 3,4 lần
-
Câu 9:
Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2000
63 717
96 913
113 036
2005
76 905
157 808
158 276
Để so sánh giá trị 3 khu vực kinh tế của nước ta trong hai năm 2000 và 2005 thì biểu đồ thích hợp nhất là
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ đuờng
D. Biểu đồ cột ghép
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phải là xu thế đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta
A. Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
B. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội
C. Phát triển nền kinh tế - thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới
-
Câu 11:
Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Cầu Treo
B. Bờ Y
C. Lao Bảo
D. Cha Lo
-
Câu 12:
Nhân tố làm phá võ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là do:
A. địa hình nhiều đồi núi
B. ảnh hưởng của biển
C. gió mùa mùa đông
D. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa đông bắc
-
Câu 13:
Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là:
A. Chế độ nước phân hóa theo mùa
B. Quy định hướng sông là Tây Bắc - Đông Nam
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc
D. Quy định hướng sông là Tây - Đông
-
Câu 14:
Tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dến sự phát triển kinh tế - xã hội:
A. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật thấp
B. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nước rút ngắn lại
C. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
D. Thay đổi cơ cấu lao động, đầu tư nước ngoài giảm mạnh
-
Câu 15:
Căn cứ để chia các quốc gia trên thế giới thành 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển là:
A. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế
B. Đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
D. Đặc điểm tự nhiên
-
Câu 16:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi:
A. Phía đông giáp biển
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi
C. Nằm trong khu vực Châu Á gió mùa
D. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến
-
Câu 17:
Vào mùa hạ, ở nước ta khu vực có thời tiết khô nóng kéo dài nhất là
A. Bắc Bộ
B. Trung Bộ
C. Đông Bắc Bộ
D. Nam Bộ
-
Câu 18:
Biết tổng diện tích của vùng Bắc Trung Bộ là 51,5 nghìn km2, độ che phủ rừng của vùng đứng thứ hai sau Tây Nguyên với 47,8% (2006). Vậy diện tích đất có rừng của vùng năm 2006 là:
A. 24617 ha
B. 2461,7 ha
C. 2461,7 km2
D. 24617 km2
-
Câu 19:
Dân số Hoa Kỳ tăng nhanh một phần quan trọng là do:
A. tuổi thọ trung bình tăng cao
B. nhập cư
C. tỉ suất gia tăng tự nhiên cao
D. tỉ suất sinh cao
-
Câu 20:
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta:
A. Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ nước ta bị hạ thấp
B. Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc
C. Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ nước giảm dần từ nam ra Bắc
D. Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian
-
Câu 21:
Do nằm trong khu vực nóng ẩm, gió mùa, nên thiên nhiên nước ta có:
A. Khí hậu ôn hòa, mát mẻ
B. Khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn
C. Sinh vật nhiệt đới đa dạng
D. Đất đai rộng và phì nhiêu
-
Câu 22:
Già hóa dân số gây ra hậu quả cơ bản là:
A. Chi phí chăm sóc trẻ em lớn
B. Thừa lao động
C. Thiếu việc làm
D. Thiếu lao động bổ sung cho tưong lai
-
Câu 23:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ:
A. Đa Nhim
B. Cần Đơn
C. Trị An
D. Thác Mơ
-
Câu 24:
Địa hình tương đối thấp và phẳng, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt là đặc điểm của
A. Đồng bằng sông Hồng
B. các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ
C. các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 25:
Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở vùng:
A. Đông Nam Bộ
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 26:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng
A. Vùng trong đê không được phù sa bồi tụ, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước
B. Rộng khoảng 15 nghìn km2, cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển
C. Chịu tác động mạnh của thủy triều nhất so với các đồng bằng khác
D. Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ
-
Câu 27:
Cho biểu đồ
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Nhiệt độ trung bình năm của Huế không cao, chưa đạt tiêu chuẩn vùng nhiệt đới
B. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Huế không sâu sắc
C. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Huế là tháng có luợng mua lớn nhất
D. Huế có tổng luợng mưa lớn, mùa mưa lệch dần về thu đông
-
Câu 28:
Ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đến khí hậu nước ta là:
A. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông
B. làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ
C. khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn
D. tất cả các ý trên
-
Câu 29:
Nguyên nhân khiến đất feralit có màu đỏ vàng là do:
A. nước ta có nhiệt độ caovà phân hóa theo mùa
B. nước ta có luợng mưa lớn và phân hóa theo mùa
C. có sự tích tụ đồng thời ôxit sắt Fe2O3và ôxit nhôm Al2O3
D. các chất bazo dễ tan như Ca2+, K+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh
-
Câu 30:
Hiện tượng sạt lở đường bờ biển nước ta xảy ra mạnh nhất ở bờ biển:
A. Bắc Bộ
B. Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu long
D. Nam Bộ
-
Câu 31:
Công cuộc Đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc là do:
A. nhận được sự giúp đõ nhiệt tình của các nước bè bạn trên thế giới
B. trong thời gian tiến hành Đổi mới nước ta ít gặp phải các thiên tai
C. nước ta có nhiều tiền đề kinh tế quan trọng từ các giai đoạn trước
D. các nguồn lực trong và ngoài nước được phát huy một cách cao độ
-
Câu 32:
Hướng thổi chiếm ưu thế của Tín phong nửa cầu Bắc từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào nam từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là:
A. đông nam
B. tây nam
C. tây bắc
D. đông bắc
-
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có ngành công nghiệp và xây dụng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế:
A. Hà Nội
B. Biên Hoà
C. Nha Trang
D. Hải Phòng
-
Câu 34:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do:
A. ảnh hưởng của Biển Đông
B. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi
C. độ cao địa hình
D. thảm thực vật
-
Câu 35:
Ranh giới giữa đồng bằng đông Âu và đồng bằng Tây xi bia là:
A. sông Ê-nít-xây
B. núi U-ran
C. sông Ô-bi
D. sông Lê na
-
Câu 36:
Đặc điểm cơ bản của địa hình Trung Quốc là:
A. thấp dần từ tây sang đông
B. thấp dần từ bắc xuống nam
C. cao dần từ bắc xuống nam
D. cao dần từ tây sang đông
-
Câu 37:
Đặc điểm cơ cấu kinh tế 2 tầng của Nhật Bản là:
A. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn hiện đại,vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ thủ công
B. ưu tiên phát triển kinh tế biển và các ngành công nghệ cao
C. Chú trọng đầu tu hiện đại hóa công nghiệp gắn liền với áp dụng kỹ thuật mới
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 38:
Lãnh thổ Việt Nam là nơi:
A. gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm
B. giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa
C. gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm
D. các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng
-
Câu 39:
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. nghiêng theo huớng Tây Bắc - Đông Nam
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế
C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
D. có nhiều khối núi cao đồ sộ
-
Câu 40:
Vùng biển mà nuớc ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi truờng, nhập cư,... là vùng:
A. đặc quyền về kinh tế
B. lãnh hải
C. thềm lục địa
D. tiếp giáp lãnh hải