Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018
Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển Cà Mau
-
Câu 1:
Đâu không phải biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
D. Chiến tranh, xung đột ngày càng tăng
-
Câu 2:
Đâu là vùng kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản?
A. Hô – cai – đô
B. Hôn – su
C. Xi – cô – cư
D. Kiu – xiu
-
Câu 3:
Ngoài khơi, các đảo của nước ta còn kéo dài và mở rộng đến khoảng kinh, vĩ độ bao nhiêu?
A. 06o50’B và 117o20’Đ
B. 08o34’B và 117o20’Đ
C. 06o50’B và 109o20’Đ
D. 23o23’B và 117o20’Đ
-
Câu 4:
Gió Tây khô nóng (gió Lào) tác động mạnh nhất đến khu vực nào của nước ta?
A. Vùng núi Tây Bắc.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Ven biển Bắc Trung Bộ.
D. Ven biển Nam Trung Bộ.
-
Câu 5:
Ở nước ta, vùng nào sau đây có nhiều đô thị nhất
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết đâu là tên tỉnh lị tỉnh Gia Lai?
A. Gia Lai
B. Pleiku
C. An Khê
D. A Yunpa
-
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào sau đây của nước ta có nhiệt độ trung bình năm từ 24oC trở lên?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết, ngoài hướng tây – nam, gió mùa mùa hạ thổi vào vịnh Bắc Bộ còn có hướng nào sau đây
A. Đông nam
B. Đông bắc
C. Tây bắc
D. Đông tây
-
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất?
A. Biên Hòa
B. Vũng Tàu
C. Đà Lạt
D. Huế
-
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trong các trung tâm kinh tế sau, trung tâm nào có tỉ trọng công nghiệp chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP?
A. TP. Hồ Chí Minh
B. Hà Nội
C. Vũng Tàu
D. Biên Hòa
-
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy điện nào sau đây có công suất trên 1000 MW?
A. Hòa Bình, Thác Bà, Phú Mỹ, Cà Mau
B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau
C. Hòa Bình, Cà Mau, Phú Mỹ, Uông Bí
D. Hòa Bình, Phả Lại, Cà Mau, Trị An
-
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta?
A. Công nghiệp nặng và khoáng sản
B. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
C. Nông – lâm - thủy sản
D. Nguyên, nhiên, vật liệu
-
Câu 13:
Trong nền kinh tế nước ta thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo?
A. Nhà nước
B. Có vốn đầu tư nước ngoài
C. Tập thể
D. Tư nhân
-
Câu 14:
Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng của ba khu vực ngành kinh tế một số quốc gia năm 2014 (đơn vị %).
Khu vực
Quốc gia
Nông – lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Cộng hòa Trung Phi
58,2
12,0
29,8
Việt Nam
18,1
38,5
43,4
Vương Quốc Anh
0,7
21,0
78,3
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng của ba khu vực ngành kinh tế một số quốc gia năm 2014?
A. Khu vực nông – lâm – ngư của Cộng hòa Trung Phi lớn nhất
B. Khu vực dịch vụ của Vương quốc Anh lớn nhất.
C. Ở Việt Nam, khu vực sản xuất vật chất nhỏ hơn phi vật chất.
D. Khu vực công nghiệp của Việt Nam lớn nhất.
-
Câu 15:
Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới với việc tập trung vào 5 ngành then chốt là chế tạo máy, sản xuất ô tô, xây dựng và hai ngành nào?
A. Điện tử, hóa dầu
B. Điện tử, dệt – may
C. Hóa dầu, dệt may
D. Dệt may, cơ khí
-
Câu 16:
Đâu không phải là nhận định đúng về ngành công nghiệp của Hoa Kì?
A. Cơ cấu gồm ba nhóm ngành
B. Tỉ trọng ngày càng tăng
C. Công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng
D. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu
-
Câu 17:
Nơi nào được xem là “thiên đường du lịch” của Hoa Kì?
A. Bán đảo A-las-ca
B. Ngũ Hồ
C. Bán đảo Flo–ri– đa
D. Quần đảo Ha – oai
-
Câu 18:
Cho biểu đồ GDP/người một số nước Đông Nam Á.
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào của các nước Đông Nam Á từ năm 2000 đến 2015
A. Quy mô GDP bình quân theo đầu người
B. Tốc độ tăng GDP qua các năm
C. Tốc độ tăng GDP bình quân theo đầu người
D. Cơ cấu GDP bình quân theo đầu người
-
Câu 19:
Đâu là phát biểu không đúng về khu vực Đông Nam Á?
A. Là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo xen lẫn các vịnh biển.
C. Nguồn lao động dồi dào và có tay nghề cao.
D. Có nhiều dân tộc, phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
-
Câu 20:
Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây ở vùng núi chủ yếu do tác động kết hợp giữa gió mùa với
A. gió mậu dịch
B. dải hội tụ nhiệt đới
C. các Frông
D. hướng các dãy núi
-
Câu 21:
Đâu là phát biểu chưa đúng về nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta?
A. Quy mô sản xuất lớn, tập trung
B. Phân bố rộng khắp cả nước
C. Áp dụng mạnh mẽ khoa học kĩ thuật
D. Sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường
-
Câu 22:
Việc xác định các sản phẩm chuyên môn hóa trong nông nghiệp chủ yếu dựa vào
A. nhu cầu thị trường
B. điều kiện tự nhiên
C. giá trị sản phẩm
D. nhu cầu tại chỗ
-
Câu 23:
Đâu là phát biểu chưa đúng khi nói về thiên tai ở nước ta?
A. Chỉ diễn ra ở miền Bắc
B. Hoạt động ngày càng phức tạp
C. Hậu quả mang lại ngày càng lớn
D. Bão gây thiệt hại nặng nề nhất
-
Câu 24:
Bất hợp lí trong phân công lao động là hậu quả của việc
A. nước ta có dân số đông
B. có nhiều thành phần dân tộc
C. cơ cấu dân số thuộc loại trẻ
D. phân bố dân cư chưa hợp lí
-
Câu 25:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận định không đúng là
A. mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam
B. khu vực ven biển miền Trung có mùa mưa rơi vào các tháng cuối năm
C. nước ta có 7 vùng khí hậu và hai miền khí hậu
D. vào tháng VII, trên cả nước nhiệt độ đều trên 24oC
-
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng với ngành du lịch nước ta?
A. Trong mỗi vùng kinh tế của nước ta đều có một trung tâm du lịch vùng
B. Doanh thu du lịch tăng nhanh hơn số lượt khách
C. Số khách nội địa luôn nhiều hơn số khách quốc tế
D. Các thành phố lớn đồng thời cũng là các trung tâm du lịch
-
Câu 27:
Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Chia ra
Lương thực
Rau, đậu
Cây CN
Cây khác
2005
331424,4
194774,7
30887,0
78970,0
26792,7
2013
442954,4
242946,0
45566,2
120783,9
33658,3
Từ bảng số liệu trên, nhận định nào đây đúng nhất về ngành trồng trọt?
A. Lương thực tăng tỉ trọng
B. Rau đậu giảm tỉ trọng
C. Giá trị cây công nghiệp tăng nhanh nhất
D. Cây rau đậu tăng chậm hơn tổng số
-
Câu 28:
Cho biểu đồ:
Tỷ số giới tính của trẻ em nơi sinh phân theo vùng
Theo biểu đồ trên, nhận định nào sau đây không đúng về tỉ số giới tính từ năm 2010 đến 2014
A. Đồng bằng sông Hồng luôn cao hơn cả nước
B. Đồng bằng sông Cửu Long luôn thấp hơn cả nước
C. Của cả nước năm 2014 không thay đổi so với 2010
D. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng
-
Câu 29:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất ở nước ta, mà rõ nét nhất là
A. giao thông vận tải
B. du lịch
C. khai khoáng
D. nông nghiệp
-
Câu 30:
Địa điểm nào sau đây có mùa đông tương đối ấm, mùa hạ nóng, mưa vào thu – đông?
A. Lạng Sơn
B. Huế
C. Hà Nội
D. TP. Hồ Chí Minh
-
Câu 31:
Đâu không phải đặc điểm của dòng biển mùa đông trong biển Đông?
A. Hoạt động chủ yếu vào mùa đông
B. Hướng đông bắc – tây nam
C. có tính chất lạnh
D. Xuất phát ở khu vực xích đạo
-
Câu 32:
Khu vực từ Đà Nẵng trở vào, về mùa đông có thời tiết đặc trưng là
A. lạnh lắm
B. nóng, khô
C. lạnh, khô
D. nóng, ẩm
-
Câu 33:
Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là.
A. đất phèn
B. đất mặn
C. đất xám bạc màu
D. đất than bùn
-
Câu 34:
Ngoài nguyên nhân mưa lớn, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt còn do
A. bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô nhỏ
B. xung quanh có đê bao bọc
C. có sự kết hợp với triều cường
D. có đường bờ biển dài
-
Câu 35:
Dân số nước ta có nhiều thành phần dân tộc không tạo ra thuận lợi nào sau đối với phát triển kinh tế - xã hội?
A. Đời sống tinh thần của người dân phong phú
B. Tạo tài nguyên nhân văn phát triển du lịch
C. Kinh nghiệm sản xuất phong phú
D. Nguồn lao động dồi dào
-
Câu 36:
Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước ta?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
B. Thị trường tiêu thụ
C. Tiến bộ khoa học kĩ thuật
D. Lao động nhiều kinh nghiệm
-
Câu 37:
Cho bảng số liệu:
Sản lượng lương thực có hạt của nước ta
(đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Cả nước
44632.2
47235.5
48721.6
49231.6
59178.5
50498.3
Đồng bằng sông Hồng
7013.8
71732
7046.0
6829.8
6941.2
6939.1
Đồng bằng sông Cửu Long
21796.0
23486.8
24534.6
25248.8
25475
25924.9
Các vùng còn lại
15822.4
16575.5
17132.0
17153.0
17762.3
17634.3
Từ bảng số liệu, biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lương thực có hạt phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2010 – 2015?
A. Cột
B. Miền
C. Tròn
D. Đường
-
Câu 38:
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay không chứng tỏ điều gì?
A. Nền kinh tế nước ta đang khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước.
B. Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo cơ chế thị trường.
D. Nước ta đang xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, linh động.
-
Câu 39:
Vấn đề cần chú ý đầu tiên trong việc phát triển đàn gia súc ở nước ta hiện nay là:
A. phát triển thêm các đồng cỏ
B. nắm bắt nhu cầu của thị trường
C. đảm bảo chất lượng của con giống, thú y
D. đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi
-
Câu 40:
Đâu là thế mạnh tương đồng trong sản xuất nông nghiệp giữa đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Trồng cây công nghiệp hằng năm
B. Phát triển cây hoa màu
C. Khai thác thủy sản
D. Trồng cây ăn quả nhiệt đới