Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018
Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy lần 2
-
Câu 1:
Điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ ở phía Nam của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 25℃
B. Nóng quanh năm
C. không có tháng nào nhiệt độ dưới 20℃
D. Biên độ nhiệt năm lớn
-
Câu 2:
Sự hình thành 3 đai cao của thiên nhiên nước ta trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của:
A. đất đai
B. sinh vật
C. khí hậu
D. sông ngòi
-
Câu 3:
Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây của nước ta thể hiện ở:
A. khí hậu ở phía Đông ôn hòa hơn
B. địa hình thấp dần từ Tây – Đông
C. từ Đông sang Tây có 3 dải: vùng biển, đồng bằng, đồi núi
D. các quá trình địa chất khác nhau
-
Câu 4:
Sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng rừng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta là do:
A. hướng các dãy núi và vị trí địa lí
B. hướng các dãy núi
C. gió mùa và hướng các dãy núi
D. gió mùa và vị trí địa lí
-
Câu 5:
Biểu hiện nào không phải đặc trưng của địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Quá trình cacxtơ diễn ta mạnh
B. Quá trình phong hóa diễn ra yếu
C. Ở miền núi, địa hình có độ dốc lớn
D. Quá trình bào mòn sườn diễn ra mạnh
-
Câu 6:
Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là:
A. quy mô dẫn số không lớn
B. tập trung chủ yếu ở miền núi
C. tốc độ gia tăng dân số cao
D. dân số già
-
Câu 7:
Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm
(Đơn vị:%)
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
2015
Tốc độ tăng trưởng GDP
5,1
1,5
2,3
2,5
4,7
0,5
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm liên tục.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản không ổn định.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động.
-
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết diện tích đất phèn lớn nhất ở nơi nào sau đây của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 9:
Chỉ ra đặc điểm địa hình không đúng của miền Bắc và Đông Bắc Bộ của nước ta:
A. Hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam
B. Đồng bằng mở rộng
C. Nhiều đá vôi
D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế
-
Câu 10:
Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn do:
A. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
B. địa hình nhiều đồi núi
C. hệ thống đồi núi có sự phân bậc rõ ràng
D. hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu
-
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ 1950 đến 1973?
A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vốn đầu tư
B. Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trong điểm theo từng giai đoạn và duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng
C. Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và bỏ hẳn những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công
D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành cần đến khoáng sản
-
Câu 12:
Gió Tây khô nóng ở Trung Bộ và Nam Tây Bắc nước ta có nguồn góc từ khối khí:
A. chí tuyến Thái Bình Dương
B. chí tuyến Nam Bán Cầu
C. Bắc Ân Độ Dương
D. phương Bắc lục địa Á – Âu
-
Câu 13:
So với diện tích cả nước, địa hình đồi núi thấp nước ta chiếm bao nhiêu % diện tích lãnh thổ?
A. 70%
B. 60%
C. 50%
D. 40%
-
Câu 14:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng?
A. Có vịnh, vụng biển, đầm phá, mũi đất
B. Có đồng bằng chau thổ và đồng bằng ven biển
C. Có núi, đồi, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng
D. Có các vùng núi, đồi trung du và các đồng bằng
-
Câu 15:
Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền , Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:
A. Trung Quốc và Lào
B. Lào và Campuchia
C. Trung Quốc, Lào và Campuchia
D. Campuchia và Trung Quốc
-
Câu 16:
Lợi ích to lớn do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là:
A. làm đa dạng về chủng tộc
B. nguồn lao động có trình độ cao
C. nguồn vốn đầu tư lớn
D. làm phong phú thêm nền văn hóa
-
Câu 17:
Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản do:
A. nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất
B. Nhật Bản tập trung, ưu tiên phát triển công nghiệp
C. diện tích đất nông nghiệp của Nhật Bản quá ít
D. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại tài chính
-
Câu 18:
Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số của dân số Hoa Kì từ năm 1950 – 2014
Năm
1950
2000
2010
2014
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
1,5
0,6
0,6
0,4
Tuổi thọ trung bình (năm)
70,8
76,6
78,5
78,9
Nhóm dưới 15 tuổi (%)
27,0
21,3
19,8
19,0
Nhóm trên 65 tuổi (%)
8,0
12,3
13,0
14,8
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tuổi thọ trung bình của dân số Hoa Kì ngày càng giảm
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kì có nhiều biến động
C. Dân số Hoa Kì đang có xu hướng già hóa
D. Số người trong độ tuổi lao động của Hoa Kì tăng nhanh
-
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII trên cả nước đều cao
B. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ cao hơn cả nước
C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Nam ra Bắc
D. Nhiệt độ trung bình tháng I ở miền Bắc thấp hơn nhiều so với miền Nam
-
Câu 20:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có:
A. tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm
B. tín phong bán cầu Nam hoạt động quanh năm
C. các khối khí lạnh phương Bắc ảnh hưởng đến trong mùa đông
D. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến trong mùa hạ
-
Câu 21:
Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là:
A. xa van, truông trên nền đất khô cằn
B. rừng nhiệt đới trên đá vôi
C. rừng ngập mặn với sinh khối và năng suất sinh học cao
D. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit
-
Câu 22:
Vì sao chế độ nước của sông ngoài nước ta có tính mùa rõ rệt?
A. Nguồn cung cấp chính cho sông (nước mưa) phân hóa theo mùa
B. Sông ngòi bị khai thác quá mức cho hoạt động nông nghiệp
C. Đa số sông lớn ở nước ta bắt nguồn từ lãnh thổ bên ngoài
D. Nước ta nhiều sông nhưng đa số là sông nhỏ
-
Câu 23:
Khu vực miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, nhất là:
A. du lịch nghỉ dưỡng
B. du lịch sinh thái
C. du lịch mạo hiểm
D. du lịch văn hóa
-
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết nước ta có sơn nguyên nào sau đây?
A. Mộc Châu
B. Đồng Văn
C. Sơn La
D. Lâm Viên
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với thời gian hoạt động của bão ở Việt Nam?
A. Thời gian có bão sớm nhất ở Bắc Trung Bộ
B. Thời gian có bão nhanh dần từ Bắc vào Nam
C. Thời gian có bão chậm nhất ở Nam Trung Bộ
D. Thời gian có bão chạm dần từ Bắc vào Nam
-
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết đường bờ biển Việt Nam kéo dài từ đâu đến đâu?
A. Móng Cái – Hà Tiên
B. Quảng Ninh – Cà Mau
C. Móng Cái – mũi Cà Mau
D. Hải Phòng – Kiên Giang
-
Câu 27:
Cho bảng số liệu:
GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2014
Lãnh thổ
Thế giới
Hoa Kì
Châu Âu
Châu Á
Châu Phi
GDP
78037,1
17348,1
21896,9
26501,4
2475,0
Năm 2014 GDP của Hoa Kì chiếm:
A. 22,2% GDP của thế giới
B. 23,4% GDP của thế giới
C. 28,5% GDP của thế giới
D. 25,8% GDP của thế giới
-
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?
A. Thềm lục địa Nam Trung Bộ
B. Thềm lục địa Bắc Trung Bộ
C. Thềm lục địa phía Nam
D. Thềm lục địa phía Bắc
-
Câu 29:
Phát biểu nào dưới dây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?
A. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng mạnh
B. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng hóa xuất khẩu
C. Công nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì
D. Hiện nay các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven Thái Bình Dương
-
Câu 30:
Ở Hoa Kì , thời tiết bị biến động mạnh, thường xuyên xuất hiện nhiều thiên tai như lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá do:
A. lãnh thổ Hoa Kì rộng lớn
B. lãnh thổ chia thành 3 vùng khác biệt
C. địa hình có dạng lòng máng nghiên theo hướng Bắc – Nam
D. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa, bão nhiệt đới
-
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết tỉnh nào của nước ta nằm ở “ngã ba Đông Dương”:
A. Kon Tum
B. Quảng Nam
C. Điện Biên
D. Gia Lai
-
Câu 32:
Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì?
A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có
B. Phát triển từ một nước tư bản lâu đời
C. Nên kinh tế không bị chiến tranh tàn phá
D. Nguồn lao động kĩ thuật dồi dào
-
Câu 33:
Vì sao khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ?
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu
B. Ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển
C. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa mậu dịch và gió mùa
D. Nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải
-
Câu 34:
Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do:
A. có nhiều bão, sóng thần
B. có diện tích rộng nhất
C. nằm ở cùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao
D. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau
-
Câu 35:
Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng nào sau đây của nước ta?
A. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
C. Bắc Bộ và Nam Bộ
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ
-
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13,14, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây của nước ta thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Sông Thu Bồn
B. Sông Mã
C. Sông Đà Rằng
D. Sông Đồng Nai
-
Câu 37:
Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản từ 1990 – 2015
Năm
1990
2000
2010
2015
Xuất khẩu
287,6
479,2
769,8
624,8
Nhập khẩu
235,4
379,5
692,4
648,3
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 -2015 là:
A. biểu đồ tròn
B. biểu đồ miền
C. biểu đồ đường
D. biểu đồ cột
-
Câu 38:
Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta như thế nào?
A. Quy định tính nhiệt đới ẩm gió mùa
B. Đón gió mùa Đông Bắc làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh
C. Làm cho khí hậu nước ta có tính phân mùa rõ rệt
D. Khí hậu điều hòa hơn, giảm tính khắc nghiệt của khí hậu
-
Câu 39:
Về kinh tế, vị trí địa lí không mang lại cho nước ta thuận lợi gì?
A. Cơ cấu kinh tế thay đổi hợp lí hơn
B. Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư
C. Phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ
D. Giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới
-
Câu 40:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất ở Đồng Bằng duyên hải miền Trung nước ta có đặc tính nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa là do?
A. đất bị xói mòn rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều
B. đồng bằng ở chân núi nhận nhiều sỏi cát trôi xuống
C. các sông ở miền Trung ngắn hẹp và nghèo phù sa
D. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu