Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018
Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh Phú Yên
-
Câu 1:
Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ra mang tính chất nhiệt đới ấm gió mùa do yếu tố nào quy định?
A. Vị trí địa lý
B. Địa hình
C. Khí hậu
D. Hướng núi
-
Câu 2:
Các nhánh núi lan sát ra biển vì vậy có nhiều đoạn bờ biển khúc khủy, nhiều mũi đất và đèo là đặc điểm của vùng
A. Ven biển miền Trung
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Đông Bắc
-
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào
A. Ninh Thuận
B. Quảng Trị
C. Quảng Bình
D. Bình Thuận
-
Câu 4:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO GIỚI TÍNH VÀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 - 2014.
(Đơn vị: Nghìn người).
Năm
Tổng số
Theo giới tính
Theo khu vực
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
1999
76596,7
37662,1
38934,6
18081,6
58515,1
2004
81436,4
40042,0
41294,4
21601,2
59835,2
2009
86025,0
42523,4
43501,6
25584,7
60440,3
2014
90728,9
44758,1
45970,8
30035,4
60693,5
Căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét nào sau đây là sai?
A. Số dân thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn số dân nông thôn.
B. Số nam có tốc độ tăng chậm hơn số nữ.
C. Số nam có tốc độ tăng nhanh hơn số nữ.
D. Số dân nông thôn có tốc độ tăng chậm hơn dân số thành thị
-
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là
A. Đất phèn
B. Đất cát
C. Đất phù sa ngọt
D. Đất mặn
-
Câu 6:
Cho bảng số liệu
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC,
GIAI ĐOẠN 1985 - 2016 (Đơn vị: %)
Năm
1985
1995
2000
2010
2016
Nhập khẩu
39,3
53,5
52,5
53,3
50,4
Xuất khẩu
50,7
46,5
47,5
46,9
49,6
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2016?
A. Từ năm 1995 đến năm 2016, tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nên có sự xuất siêu trong hoạt động ngoại thương
B. Tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục từ năm 1985 đến năm 2010, sau đó lại giảm vào năm 2016.
C. Tỉ trọng nhập khẩu giảm liên tục từ năm 1985 đến năm 2016
D. Năm 1985 tỉ trọng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu 21,4% nên Trung Quốc xuất siêu.
-
Câu 7:
Nguyên nhân gây ngập lụt ở Trung Bộ là do
A. đê sống, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao.
B. triều cường, nhiều sông lớn.
C. mưa lớn, triều cường, nhiều sông lớn.
D. mưa bão lớn, triều cường, lũ nguồn về.
-
Câu 8:
Dân số đông có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội?
A. Tài nguyên và môi trường
B. Nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước
C. Vấn đề giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm
D. tốc độ tăng trưởng kinh tế
-
Câu 9:
Các ngành có vai trò to lớn trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản là
A. thương mại và du lịch
B. giao thông và du lịch
C. thương mại và tài chính
D. tài chính và du lịch
-
Câu 10:
Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trống, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là
A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.
B. đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại.
C. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi.
D. áp dụng tổng thể các biện pháp nông - lâm kết hợp.
-
Câu 11:
Lao động ở thành thị chủ yếu thuộc khu vực kinh tế nào?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Dịch vụ
D. Phi nông nghiệp
-
Câu 12:
Ở nước ta cảnh quan rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thay thế cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc của vùng nhiệt đới là do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Có lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao quanh năm.
B. Lượng mưa, ẩm lớn do biển Đông và gió mùa đem lại.
C. 3/4 diện tích là đồi núi.
D. Gió mùa Tây Nam mang mưa lớn cho cả nước trong mùa hạ.
-
Câu 13:
Mùa mưa nghiêng về thu - đông là nét đặc trưng của khu vực nào?
A. Miền Trung
B. Miền Nam
C. Miền Bắc
D. Tây Nguyên
-
Câu 14:
Đặc điểm chế độ mưa ở miền Đông Trung Quốc là
A. mưa chủ yếu vào thu đông
B. mưa quanh năm
C. mưa nhiều vào mùa hạ
D. lượng mưa thấp quanh năm
-
Câu 15:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều?
A. GDP bình quân của một số nước rất cao, trong khi nhiều nước còn thấp
B. Đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia
C. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia khác nhau
D. Việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia chưa hợp lí
-
Câu 16:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng
A. tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ; tăng rất nhanh tỉ trọng công nghiệp; giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
B. tăng rất nhanh tỉ trọng dịch vụ; tăng nhanh tỉ trong công nghiệp; giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
C. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng nhanh tỉ trong công nghiệp và dịch vụ.
D. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; giảm nhẹ tỉ trọng công nghiệp công nghiệp; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ.
-
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, các cao nguyên theo thứ tự từ bắc xuống nam của vùng núi Tây Bắc là
A. Sơn La, Sín Chải, Mộc Châu, Tả Phình
B. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu
C. Sín Chải, Tả Phình, Mộc Châu, Sơn La
D. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tả Phình
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta?
A. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.
B. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ra hiện nay.
C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để
D. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
-
Câu 19:
Ở Đồng bằng sông Hồng, vùng đất không được phù sa bồi đắp hàng năm là
A. vùng đất ở rìa phía Tây và Tây Bắc
B. vùng đất ngoài đê
C. vùng đất ven biển
D. vùng đất trong đê
-
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết lượng mưa cao nhất ở Đồng Hới vào tháng nào?
A. Tháng 6
B. Tháng 10
C. Tháng 11
D. Tháng 8
-
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ dầu trên vùng biển và thềm lục địa: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ thuộc bể trầm tích nào của nước ta?
A. Bể Cửu Long
B. Bể Nam Côn Sơn
C. Bể Sông Hồng
D. Bể Thổ Chu - Mã Lai
-
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Hà Nội thuộc vùng khí hậu nào?
A. Trung và Nam Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Đông Bắc Bộ
D. Tây Bắc Bộ
-
Câu 23:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do yếu tố nào quy định?
A. Đất nước nhiều đồi núi
B. Nước ta tiếp giáp với Biển Đông nóng ấm
C. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
D. Nước ta thuộc khu vực gió mùa châu Á
-
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉ lệ dân số thành thị nước ta năm 2007 là:
A. 20,8%
B. 26,9%
C. 24,2%
D. 27,4%
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi Tam Đảo( thuộc vùng núi Đông Bắc) có độ cao bao nhiêu?
A. 1591m
B. 1691m
C. 1491m
D. 1791m
-
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây - đông ở nước ta là?
A. đồng bằng sông Cửu Long
B. đồng bằng sông Hồng
C. duyên hải miền Trung
D. vùng núi Đông Bắc
-
Câu 27:
Các dân tộc thiểu số của nước ta phân bố không phổ biến ở khu vực nào
A. Ở vùng sâu, vùng xa.
B. Các vùng biên giới.
C. Các huyện đảo.
D. Các vùng giao thông vận tải khó khăn.
-
Câu 28:
Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ
A. có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao.
B. khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm.
C. có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ.
D. giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn.
-
Câu 29:
Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa tận dụng hết tiềm năng của biển để đánh bắt hải sản là
A. không có nhiều ngư trường, thời tiết trong khu vực diễn biến rất thất thường.
B. môi trường biển trong khu vực bị ô nhiễm rất trầm trọng
C. các nước chưa chú trọng vào hoạt động kinh tế biển
D. phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới
-
Câu 30:
Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
A. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam.
B. có địa hình cao nhất ở nước ta.
C. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
D. gồm các dãy núi lớn liền kề với các cao nguyên.
-
Câu 31:
Biểu hiện nào sau đây không thuộc hoạt động thương mại quốc tế
A. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
B. Tự do hóa thương mại phát triển rất nhanh.
C. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
D. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.
-
Câu 32:
Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây
A. Quy mô dân số đô thị.
B. Tình hình đô thị hóa ở nước ta.
C. Tỉ lệ dân thành thị.
D. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn
-
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 6-7, cho biết dải đồng bằng nào nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh, có đường bờ biển khúc khuỷ với thềm lục địa hẹp?
A. Đồng bằng Nam Bộ
B. Đồng bằng Bắc Bộ
C. Đồng bằng ven biển Trung Bộ
D. Đồng bằng Bắc Trung Bộ
-
Câu 34:
Vùng biển nào được xem như lãnh thổ trên đất liền
A. Tiếp giáp lãnh hải
B. Đặc quyền kinh tế
C. Lãnh hải
D. Nội thủy
-
Câu 35:
Vùng núi nào của nước ta có đặc điểm địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa trũng thấp?
A. Đông Bắc
B. Trường Sơn Bắc
C. Tây Bắc
D. Trường Sơn Nam
-
Câu 36:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2000- 2015 (Đơn vị:%)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan cao hơn Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2015.
B. GDP của Việt Nam cao hơn GDP của Thái Lan trong giai đoạn 2000 - 2015.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015 đều lớn hơn 5,5%.
D. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn Thái Lan 1,4%.
-
Câu 37:
Cho bảng số liệu:
SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ CỦA NƯỚC TA TỪ BẮC VÀO NAM (đơn vị:°C)
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
Quy Nhơn
TP. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ
22,1
23,5
25,1
25,7
26,8
27,1
Căn cứ vào bảng số liệu, nhiệt độ nước ta phân hóa theo:
A. độ cao
B. thời gian
C. chiều đông - tây
D. chiều bắc-nam
-
Câu 38:
Khu vực nào lượng mưa lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Huế- Đà Nẵng
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Hoàng Liên Sơn
-
Câu 39:
Đâu không phải là tiêu chí để phân loại đô thị ở nước ta?
A. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp
B. Tỉ lệ biết chữ và số năm đi học
C. Chức năng của đô thị
D. Số dân và mật độ dân số
-
Câu 40:
Điểm khác nhau cơ bản của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng Bằng sông Cửu Long là
A. Có để sông
B. Thấp, bằng phẳng hơn
C. Diện tích rộng hơn
D. Được hình thành ở hạ lưu sông