Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018
Trường THPT Quảng Xương Thanh Hóa
-
Câu 1:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam những năm 1926-1927?
A. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế và chính trị
B. Trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc dân chủ
C. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế là chủ yếu
D. Phát triển mạnh, không bó hẹp trong phạm vi một xưởng, địa phương
-
Câu 2:
Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam khi
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930
B. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng năm 1941
C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi năm 1954
D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
-
Câu 3:
Điểm khác biệt về nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) so với Liên Hợp Quốc là
A. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
-
Câu 4:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất yếu tố nào thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu
B. Giai cấp tư sản giành được vị thế cao hơn về kinh tế-chính trị
C. Ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn
D. Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam
-
Câu 5:
Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những năm cuối của thế kỉ XIX là do
A. vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua đánh Pháp.
B. mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc
C. lực lượng của Pháp đã suy yếu
D. các trào lưu tư tưởng mới tràn vào nước ta
-
Câu 6:
Sự kiện nào dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới nửa đầu thế kỉ XX?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất (3/1918).
B. Cách mạng tháng Mười Nga (10/1917).
C. Chiến tranh thế giới thứ hai (8/1945).
D. Hítle lên làm thủ tướng Đức (1/1933).
-
Câu 7:
Giai đoạn khởi nghĩa từng phần ở Việt Nam bắt đầu từ sau sự kiện
A. quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp quân đội Nhật
B. Nhật tiến vào Lạng Sơn
C. Nhật đảo chính Pháp
D. Nhật đầu hàng Đồng minh
-
Câu 8:
Tại đại hội lần I của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đoàn đại biểu Bắc Kì đã đề nghị
A. thành lập chính đảng tư sản
B. thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên
C. thành lập Đảng cộng sản
D. hợp nhất 3 tổ chức cộng sản
-
Câu 9:
Việc Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương không phản ánh điều gì?
A. Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có bước điều chỉnh.
B. Sự thất bại bước đầu của kế hoạch Nava.
C. Pháp đánh giá cao vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ.
D. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.
-
Câu 10:
Chính sách nào không phải của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh?
A. Mở lớp dạy chữ quốc ngữ, bài trừ các hủ tục.
B. Xóa bỏ các thứ thuế vô lí.
C. Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
D. Tịch thu toàn bộ ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
-
Câu 11:
Phan Châu Trinh xác định điều kiện tiên quyết để giành độc lập là
A. liên minh với Trung Quốc, Nhật Bản.
B. đánh đuổi Pháp.
C. dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến hủ bại.
D. đánh đổ Pháp và phong kiến.
-
Câu 12:
Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, Hội nghị Ianta đã quyết định cho
A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật.
B. Liên Xô tham gia chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu.
C. Liên Xô tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
D. Liên Xô tham gia chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
-
Câu 13:
Tuyên ngôn Độc lập khẳng định trên thực tế nhân dân ta giành chính quyền từ
A. đế quốc, phong kiến
B. Pháp, Nhật và tay sai
C. phát xít Nhật
D. thực dân Pháp
-
Câu 14:
“Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng tạo là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo”. Sự sáng tạo đó thể hiện ở việc Cương lĩnh xác định
A. lực lượng lãnh đạo cách mạng
B. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
C. đoàn kết quốc tế
D. lực lượng cách mạng
-
Câu 15:
Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân Đảng là
A. đánh đuổi Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
C. đánh đuổi Pháp và phong kiến tay sai làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập
D. độc lập dân tộc với người cày có ruộng
-
Câu 16:
“Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh …” đó là nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh về thắng lợi của
A. kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
B. cách mạng tháng Tám (1945)
C. kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
D. chiến dịch Hồ Chí Minh. (1975)
-
Câu 17:
Biến đổi quan trọng của Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự thất bại của Quốc dân Đảng
B. cuộc nội chiến giữa hai miền Triều Tiên
C. sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
D. nội chiến giữa hai Đảng ở Trung Quốc
-
Câu 18:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang
A. thế phòng thủ, ra sức lôi kéo các nước đồng minh về phía mình.
B. thế liên minh, hợp tác phân chia thế giới.
C. thế đối đầu, đẩy mạnh chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
D. thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
-
Câu 19:
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của
A. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
B. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
C. cục diện Chiến tranh lạnh.
D. cách mạng khoa học – công nghệ.
-
Câu 20:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son chứng tỏ
A. khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ.
B. bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam.
C. công nhân Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. công nhân Việt Nam đấu tranh lẻ tẻ, tự phát.
-
Câu 21:
Trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), điều khoản nào chúng tỏ Đảng và Chính phủ ta bước đầu giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản?
A. Pháp công nhận Việt Nam có nghị viện riêng, quân đội riêng.
B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
C. Pháp cộng nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
D. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, quân đội, nghị viên riêng.
-
Câu 22:
Để tạo cơ sở pháp lí cho chính quyền cách mạng, Chính phủ lâm thời tiến hành
A. Tổng tuyển cử.
B. ban hành Hiến pháp mới.
C. đấu tranh ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt.
D. ra sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng.
-
Câu 23:
Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật với Mĩ là
A. đều liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng Nhật cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
B. Nhật liên minh với cả Mĩ và Liên Xô còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.
C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Nhật tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
D. Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ còn nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ.
-
Câu 24:
Biểu hiện chứng tỏ “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới…” là
A. ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta.
B. tháng 10/1947 quân Pháp tấn công lên Việt Bắc.
C. Pháp – Trung Hoa Dân quốc ký hiệp ước Hoa - Pháp.
D. quân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ (23/9/1945).
-
Câu 25:
Kế hoạch nào của Pháp đã đưa cuộc chiến tranh Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của ta trở nên phức tạp, khó khăn?
A. Nava.
B. Đơ Lat Đơ Tatxinhi.
C. Rơve.
D. Bô lae.
-
Câu 26:
Yếu tố nào làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
B. cục diện Chiến tranh lạnh.
C. trật tự hai cực Ianta được xác lập.
D. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
-
Câu 27:
Chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 đã mở ra
A. bước tiến mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-
Câu 28:
Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. cách mạng tư sản.
-
Câu 29:
Đầu thế kỉ XX nước ta đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là do
A. sự bùng nổ phòng trào Cần Vương.
B. tác động của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp.
C. ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng mới.
D. hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
-
Câu 30:
Phong trào quần chúng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới mẻ ở nước ta và rất hiếm có ở một nước thuộc địa là phong trào
A. 1936 – 1939
B. 1939 - 1945
C. Đông Dương đại hội
D. 1930 - 1931
-
Câu 31:
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
A. Cách mạng tháng Tám.
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. Kháng chiến chống Mĩ.
D. Kháng chiến chống Pháp.
-
Câu 32:
Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì
A. quân phiệt Nhật Bản xâm lược trở lại.
B. thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
C. thực dân Âu-Mĩ quay lại xâm lược.
D. thực dân Pháp xâm lược trở lại.
-
Câu 33:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 nêu khẩu hiệu
A. tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc.
B. “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”.
C. đánh đổ phong kiến chia ruộng đất cho dân cày.
D. giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
-
Câu 34:
Sự kiện nào làm thay đổi tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô tham chiến (6/1941)
B. Mĩ tuyên chiến với Nhật
C. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập (1/1942)
D. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh
-
Câu 35:
Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới vào đầu thập niên 70 (thế kỉ XX) là
A. cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
B. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
C. xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
D. xu thế toàn cầu hóa.
-
Câu 36:
Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới từ khi
A. cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính quyền Xô viết được thành lập.
B. Nga đánh bại cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc.
C. chủ nghĩa pát xít lên nắm quyền và phát động chiến tranh thế giới.
D. Mỹ, Anh, Liên Xô thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
-
Câu 37:
Nét độc đáo của tình hình chính trị ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại.
C. chính quyền phong kiến Nga hoàng bị lật đổ.
D. liên quân 14 nước đế quốc can thiệp vũ trang vào nước Nga.
-
Câu 38:
Đặc điểm nào không thuộc khởi nghĩa Hương Khê
A. Lãnh đạo là các thủ lĩnh nông dân.
B. Lôi cuốn được nhân dân tham gia đông đảo.
C. Thời gian khỏi nghĩa kéo dài nhất.
D. Địa bàn rộng lớn, tổ chức quy củ.
-
Câu 39:
Văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận đầy đủ quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là
A. Tạm ước Việt - Pháp.
B. Hiệp định Giơnevơ.
C. Tuyên ngôn Độc lập.
D. Hiệp định Sơ bộ.
-
Câu 40:
Điều kiện quyết định để ba nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia giành được độc lập năm 1945 là
A. được các nước Đồng minh giúp đỡ.
B. lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị lâu dài, kĩ lưỡng.
C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. quân Đồng minh chưa kịp vào giải giáp phát xít Nhật.