Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 2
-
Câu 1:
Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu dân số Hoa Kì phân theo nhóm tuổi năm 1950 và 2004.
B. Tình hình phát triển dân số của Hoa Kì từ năm 1950 đến 2004.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số Hoa Kì theo nhóm tuổi từ năm 1950 đến 2004.
D. Tốc độ tăng trưởng dân số Hoa kì từ năm 1950 đến 2004.
-
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. Đóng tàu.
B. Chế biến nông sản.
C. Sản xuất vật liệu xây dựng.
D. Luyện kim màu.
-
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tần suất bão lớn nhất ở nước ta vào tháng nào sau đây?
A. Tháng IX.
B. Tháng XI.
C. Tháng VIII.
D. Tháng X.
-
Câu 4:
Kiểu hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm nước ta là:
A. Rừng gió mùa nửa rụng lá
B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
C. Rừng thưa khô rụng lá
D. Rừng gió mùa thường xanh
-
Câu 5:
Cho bảng số liệu sau:
Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á năm 2003
STT
Khu vực
Số khách du lịch đến (nghìn lượt người)
Chi tiêu của khách du lịch (triệu USD)
1
Đông Á
67 230
70594
2
Đông Nam Á
38 468
18356
3
Tây Nam Á
41394
18419
Chỉ tiêu trung bình của mỗi luợt khách du lịch ở Đông Nam Á là
A. 450 000 USD.
B. 477 176 USD.
C. 350 000 USD.
D. 500 000 USD.
-
Câu 6:
Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn lãnh thổ chiếm
A. 1%
B. 3%
C. 5%
D. 8%
-
Câu 7:
Nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay là
A. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.
B. dân số tăng nhanh và phân bố.
C. do con người chặt phá rừng bừa bãi.
D. chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý đổ ra sông, hồ.
-
Câu 8:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?
A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế vói các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo.
B. Các sông trong vùng cũng có hướng vòng cung.
C. Hướng nghiêng chung của khu vực là hướng tây bắc - đông nam.
D. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.
-
Câu 9:
Tác động của khí hậu nhiệt đói ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện:
A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
B. bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
C. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
D. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
-
Câu 10:
Hiện nay vấn đề mang tính toàn cầu đang trở thành mỗi đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới là
A. ô nhiễm môi trường.
B. bùng nổ dân số.
C. nạn khủng bố.
D. suy giảm đa dạng sinh học.
-
Câu 11:
Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đói của nền nông nghiệp nước ta là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm.
B. địa hình đa dạng.
C. đất Feralit.
D. nguồn nước phong phú.
-
Câu 12:
Nhận định nào dưới đây không chính xác vê tài nguyên thiên nhiên Mĩ La tinh.
A. Đại bộ phận dân Mĩ La tinh được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước.
B. Đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.
C. Sông Amadôn có lưu vực lớn nhất thế giới, rừng Amadôn được xem là lá phổi của thế giới.
D. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là kim loại màu, dầu mỏ và khí đốt.
-
Câu 13:
Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là:
A. Từ tháng 5 - tháng 10.
B. Từ tháng 11-4 năm sau.
C. Từ tháng 4 - tháng 10.
D. Từ tháng 4 - tháng 11 năm sau.
-
Câu 14:
Phạm vi giới hạn của vùng núi Tây Bắc là
A. Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
D. Nằm ở tả ngạn sông Cả.
-
Câu 15:
Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển?
A. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
D. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
-
Câu 16:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?
A. Sông Mê Công (Việt Nam).
B. Sông Hồng.
C. Sông Đà Rằng.
D. Sông Đồng Nai.
-
Câu 17:
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?
A. thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
C. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
D. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
-
Câu 18:
Nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn vì:
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến, có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.
B. Nằm trong khu vực gió mùa châu Á, có các khối khí hoạt động theo mùa.
C. Nằm gần biển Đông, có lượng mưa và độ ẩm lớn.
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
-
Câu 19:
Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn nhất cho những địa phương nào ở nước ta
A. Quảng Bình, Quảng Trị
B. Lạng Sơn, Cao Bằng
C. Hòa Bình, Yên Bái
D. Hà Giang, Tuyên Quang
-
Câu 20:
Lợi ích lớn nhất mà nguồn dân nhập cư đã đem lại cho Hoa Kỳ là
A. bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng.
B. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. nguồn lao động dồi dào, nguồn vốn và tri thức lớn.
D. nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
-
Câu 21:
Đất feralit nước ta thường bị chua vì
A. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh.
B. Có chứa nhiều Fe2O3 và Al2O3
C. Đất quá chặt, thiếu nguyên tố vi lượng.
D. Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazơ dễ tan.
-
Câu 22:
Vai trò chính của biển Đông đối với khí hậu miền Bắc nước ta trong mùa đông là
A. Tăng độ ẩm cho các khối khí đi qua biển.
B. Làm giảm nền nhiệt độ.
C. Mang mưa đến cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.
-
Câu 23:
Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004
Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004?
A. Cán cân xuất nhập khẩu các năm luôn dương, Nhật Bản là nước xuất siêu.
B. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng.
C. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu.
D. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
-
Câu 24:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác ?
A. An Giang.
B. Đồng Tháp.
C. Kiên Giang.
D. Bà Rịa -Vũng Tàu.
-
Câu 25:
Sự suy giảm tầng ô zôn gây hậu quả cơ bản là
A. nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.
B. tăng cường nạn ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu.
C. mất lớp áo bảo vệ Trái Đất khỏi các tia tử ngoại.
D. mưa axit diễn ra ngày càng nhiều vói mức độ tàn phá ngày càng lớn.
-
Câu 26:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Châu Phi?
A. Số trẻ sơ sinh bị tử vong ngày càng giảm.
B. Dân số đang già hoá.
C. Có số dân đông.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.
-
Câu 27:
Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tống lưu lượng nước là
A. 839 tỉ m3/năm.
B. 890 tỉ m3/năm.
C. 895 tỉ m3/năm.
D. 830 tỉ m3/năm.
-
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị : 0C)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Hà Nội
16,4
17,0
20,2
23,7
27,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2
TP.Hồ Chí Minh
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh
B. Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh
C. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh
D. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không giống nhau
-
Câu 29:
Theo giờ GMT, lãnh thổ phần đất liền của nước ta chủ yếu nằm trong
A. Múi giờ số 9.
B. Múi giờ số 7.
C. Múi giờ số 8.
D. Múi giờ số 6.
-
Câu 30:
Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra
A. gió phơn Tây Nam.
B. gió Mậu dịch Nam bán cầu.
C. gió mùa Tây Nam.
D. gió Mậu dịch Bắc bán cầu.
-
Câu 31:
Nhận xét nào sau đây không đúng về Hoa Kỳ?
A. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.
B. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Quốc gia rộng lớn nhất thế giới.
D. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư.
-
Câu 32:
Thuận lợi nào sau đây không đúng với thiên nhiên của khu vực đồng bằng?
A. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, các đô thị lớn.
B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.
D. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
-
Câu 33:
Người dân của các nước thành viên EU có thể mở tài khoản tại các ngân hàng của các nước khác là hình thức biểu hiện của
A. Tự di lưu thông hàng hóa.
B. Tự do lưu thông tiền vốn.
C. Tự do di chuyển.
D. Tự do lưu thông dịch vụ.
-
Câu 34:
Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là
A. công nghiệp điện lực.
B. công nghiệp khai thác dầu khí.
C. công nghiệp luyện kim.
D. công nghiệp khai thác than.
-
Câu 35:
Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng
A. Tây Bắc và Đông Bắc.
B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
-
Câu 36:
Trụ sở hiện nay của liên minh châu Âu được đặt ở
A. Pari (Pháp).
B. Matxcova (Nga).
C. Béc- lin (Đức).
D. Brucxen (Bỉ).
-
Câu 37:
Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí
A. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
B. tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, vùng biển rộng, giàu tài nguyên.
C. nằm liền kề vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
D. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới, có các khối khí hoạt động theo mùa.
-
Câu 38:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh (thành phố) nào?
A. Khánh Hòa.
B. Hải Phòng.
C. Vũng Tàu.
D. Cần Thơ.
-
Câu 39:
Cho bảng số liệu
GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2010
Năm
1985
1995
2004
2010
GDP (tỉ USD)
239,0
697,6
1649,3
5880,0
Số dân (triệu người)
1070
1211
1299
1347
(Nguồn tuyển tập đề thi Olympic 30/4/2012, NXB ĐH Sư Phạm)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người, số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985- 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ cột chồng.
C. Biểu đồ cột ghép.
D. Biểu đồ đường.
-
Câu 40:
Mỗi năm có khoảng mấy cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền của nước ta?
A. 5-6 cơn.
B. 2-3 cơn.
C. 3-4 cơn.
D. 9-10 cơn.