Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018
Trường THPT Chuyên Thái Bình lần 2
-
Câu 1:
Căn cứ vào trang 9 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết gió mùa mùa hạ khi thổi đến Bắc Bộ có hướng nào sau đây?
A. Đông Nam
B. Đông Bắc
C. Tây Nam
D. Tây Bắc
-
Câu 2:
Sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ vừa chống rét vừa phải chống hạn vào thời kì
A. tháng XI đến tháng I năm sau
B. tháng XI đến tháng X năm sau
C. tháng II đến tháng IV
D. tháng V đến tháng VII
-
Câu 3:
Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa trong đai nhiệt đới gió mùa gồm
A. rừng thường xanh, rừng cận nhiệt đới lá rộng, rừng nửa rụng lá
B. rừng nửa rụng lá, rừng cận nhiệt đới lá kim, rừng thưa nhiệt đới khô
C. rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô
D. rừng thưa nhiệt đới khô, rựng cận nhiệt đới là rộng, rừng nửa rụng lá
-
Câu 4:
Căn cứ vào trang 10 và trang 13,14 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây có hướng vòng cung
A. Sông Thái Bình
B. Sông Mã
C. Sông Thu Bồn
D. Sông Đồng Nai
-
Câu 5:
Vào mùa Đông, từ Đà Nẵng trở vào Nam chiếm ưu thế là
A. gió mùa Tây Nam
B. Tín phong bán cầu Nam
C. gió mùa Đông Bắc
D. Tín phong bán cầu Bắc
-
Câu 6:
Căn cứ vào trang 6 và 7 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam?
A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn
C. Đông Triều
D. Pu Đen Đinh
-
Câu 7:
Cho biểu đồ thể hiện lượng mưa và lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh
Nhận định nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?
A. Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.
B. TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất, Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất.
C. Cả ba địa điểm đều có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
D. Lượng mưa và lượng bốc hơi cao nhất ở Huế, thấp nhất ở Hà Nội
-
Câu 8:
Cho biểu đồ về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Hoa Kì từ năm 1950 - 2004
Qua biểu đồ, nhận xét nào sâu đây đúng với cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Hoa Kì?
A. Tỉ trọng dân số nhóm 0-15 tuổi tăng
B. Tỉ trọng dân số nhóm 15-64 tuổi giảm dần
C. Tỉ trọng dân số nhóm trên 65 tuổi giảm
D. Cơ cấu dân số Hoa Kì ngày càng già hóa
-
Câu 9:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt, đó là
A. các vùng chuyên canh nông nghiệp được phát triển
B. tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm
C. hội nhập kinh tế được đẩy mạnh
D. một số mặt hàng được xuất khẩu lớn
-
Câu 10:
Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là
A. diện tích rộng hơn và bằng phẳng hơn
B. nước triều xâm nhập sâu về mùa cạn
C. hệ thống đê điều chia bề mặt thành nhiều ô
D. sông ngoài, kênh rạch chằng chịt
-
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do
A. lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều bắc nam
B. vị trí địa lí nước ta nằm kề Biển Đông
C. hoạt động của gió mùa khác nhau ở các miền
D. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
-
Câu 12:
Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng
A. mất căn bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên
B. cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
C. ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái
D. mất cân bằng sinh thái và sự biến đổi khí hậu
-
Câu 13:
Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do
A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh
B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng dài
C. góp nhập xạ lớn và liền kề biển Đông rộng lớn
D. góp nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa
-
Câu 14:
Cho bảng số liệu:
GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 – 2000
Năm
1985
1995
2004
2010
GDP (tỉ USD)
239,0
697,6
1649,3
5880,0
Số dân (triệu người
1070
1211
1299
1347
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2000, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột chồng
B. Biểu đồ cột ghép
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ kết hợp
-
Câu 15:
Dựa vào biểu đồ
Nhận xét nào dưới đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, TP. Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ
B. Nhiệt độ trung bình năm TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội
C. Chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa
D. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn TP. Hồ Chí Minh
-
Câu 16:
Trở ngại lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định
B. nhịp độ dòng chảy sông ngòi thất thường, nhiều thiên tai
C. nhiều thiên tai, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan
D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín
-
Câu 17:
Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào
A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa
B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu
C. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp
D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín
-
Câu 18:
Cho bảng lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội (mm)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Lượng mưa
18,6
26,2
43,8
90,1
188,5
230,9
288,2
318,0
265,4
130,7
43,7
24,4
Thời gian mùa mưa của Hà Nội là từ
A. tháng IX – IV năm sau
B. tháng V – X
C. tháng IV – X
D. tháng V – XI
-
Câu 19:
Khí hậu ở miền Đông Trung Quốc có sự chuyển đổi như thế nào từ Nam lên Bắc?
A. Chuyển từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa ôn đới
B. Chuyển từ gió mùa cận nhiệt sang gió mùa Đông Bắc
C. Chuyển từ gió mùa ôn đới sang gió mùa cận nhiệt
D. Chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa
-
Câu 20:
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ
A. nằm ở phía Đông Nam lục địa Á – Âu
B. nằm kề biển Đông rộng lớn
C. chịu tác động của các khối khí qua biển Đông
D. ở trong khu vực gió mùa châu Á
-
Câu 21:
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là
A. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới
B. gió mùa Tây Nam và gió tây nam
C. gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc
D. gió Tây Nam và Tín phong bán cầu Bắc
-
Câu 22:
Câu hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Bên nắng đốt, bên mưa quây”. Hiện tượng khí hậu trên do tác động của
A. gió mùa Đông Nam bắt nguồn từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương
B. gió tây nam bắt nguồn từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương
C. gió mùa Tây Nam bắt nguồn từ áp cao Chí tuyến Nam
D. gió mùa Đông Nam bắt nguồn từ áp cao Chí tuyến Nam
-
Câu 23:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng?
A. Có núi, đồi, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng
B. Có vịnh, vùng biển, đầm phá, mũi đất
C. Có nhiều vùng núi, đồi và các đồng bằng
D. Có đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải
-
Câu 24:
Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của
A. đất đai
B. sinh vật
C. khí hậu
D. sông ngòi
-
Câu 25:
Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là
A. cao ở phía bắc, thấp về phía nam
B. cao ở phía nam, thấp về phía bắc
C. cao ở phía đông, thấp ở phía tây
D. cao ở phía tây, thấp về phía đông
-
Câu 26:
Nguyên nhân nào dưới dây trực tiếp làm cho diện tích đất trống đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây?
A. Chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng
B. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
C. Quy định việc khai thác rừng một cách hợp lý
D. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng
-
Câu 27:
Việc thông thương qua lại giữa các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì
A. thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc gia
B. phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền xuôi
C. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, sông núi
D. là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại
-
Câu 28:
Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động
B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước
C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động
D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao
-
Câu 29:
Cho bảng số liệu:
Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Hà Nội
16,4
17,0
20,2
23,7
27,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2
TP.Hồ Chí Minh
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
A. 12,5℃ và 3,2℃
B. 3,2℃ và 12,5℃
C. 13,7℃ và 9,4℃
D. 9,4℃ và 13,3℃
-
Câu 30:
Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma là miền Bắc Việt nam so với các nước Đông Nam Á còn lại
A. nóng quanh năm
B. có lượng mưa lớn
C. có mùa đông lạnh
D. thường xuyên có bão
-
Câu 31:
Vùng phía Tây Hoa Kì có địa hình chủ yếu là
A. vùng đồng bằng ven biển, rồi đến dãy núi thấp
B. đồng bằng ven biển, rồi đến cao nguyên và núi
C. hệ thống núi cao đồ sộ xen các bồn địa và cao nguyên
D. đồng bằng ven biển, rồi đến hệ thống núi cao trung bình
-
Câu 32:
Cho bảng số liệu
Năm
Tổng diện tích có rừng (Triệu ha)
Trong đó
Độ che phủ (%)
Diện tích rừng tự nhiên
(triệu ha)
Diện tích rừng trồng (Triệu ha)
1943
14,3
14,3
0
43,0
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2005
12,7
10,2
2,5
38,0
2014
13,8
10,1
3,7
41,6
Để thể hiện diện tích và đồ che phủ rừng của nước ta đang trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp cột đơn – đường
B. Biểu đồ cột ghép
C. Biểu đồ kết hợp cột chồng – đường
D. Biểu đồ kết hợp cột ghép – đường
-
Câu 33:
Biện pháp nào sau đây là quan trọng hàng đầu để Trung Quốc pháp triển nông nghiệp, tăng sản lượng lương thực?
A. Mở rộng thị trường xuất khẩu
B. Mở rộng sản xuất vùng miền Tây
C. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân
D. Thay đổi cơ cấu cây trồng
-
Câu 34:
Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
C. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước.
D. xây dựng ĐNA thành một khu vực hòa bình ổn định có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
-
Câu 35:
Trong các ngành dịch vị của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. thương mại và du lịch
B. thương mại và tài chính
C. tài chính và du lịch
D. tài chính và giao thông vận tải
-
Câu 36:
Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào đúng với xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á?
A. Giảm tỉ trọng nông nghiệp tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ
B. Giảm tỉ trọng công nghiệp tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng dịch vụ tăng tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp
D. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ tăng tỉ trọng công nghiệp
-
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ven biển và đảo, quần đảo nước ta có những khu dự trữ sinh quyển thế giới nào sau đây?
A. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo
B. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Rạch Giá
C. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Núi Chúa
D. Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc
-
Câu 38:
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm
Năm
1965
1975
1985
1988
2000
Diện tích (nghìn ha)
3123
2719
2318
2067
1600
Sản lượng (nghìn tấn)
12585
12235
11428
10128
9600
Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm?
A. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản năm 2000 là 60 ta/ha
B. Lúa gạo là câu lương thực chính của Nhật Bản
C. Sản lượng lúa gạo giảm chậm hơn so với diện tích
D. Năng suất lúa gạo của Nhật Bản có xu hướng giảm
-
Câu 39:
Căn cứ vào trang 9 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với thời gian hoạt động của bão ở Việt Nam?
A. Thời gian mùa bão nhanh dần từ Bắc vào Nam
B. Thời gian mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
C. Thời gian mùa bão sớm nhất ở Bắc Trung Bộ
D. Thời gian bão chậm nhất ở Nam Trung Bộ
-
Câu 40:
Căn cứ vào trang 10 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết đỉnh lũ trên sông Hồng vào tháng nào sau đây?
A. VI
B. VII
C. VIII
D. IX