Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2019
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
-
Câu 1:
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, trên thực tế nhân dân ta giành chính quyền từ tay
A. Pháp và Nhật.
B. bọn phong kiến
C. Pháp và tay sai.
D. Nhật và tay sai.
-
Câu 2:
Vì sao nói phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm?
A. Nhân dân miền Nam đã phá vỡ mảng lớn “Ấp chiến lược”.
B. Quân giải phóng tiêu diệt bộ phận lớn lực lượng quân đội Sài Gòn.
C. Cách mạng đã kiểm soát được mảng lớn chính quyền cấp thôn xã.
D. Chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” bị phá sản.
-
Câu 3:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Khủng hoảng, suy thoái.
B. Phát triển nhanh chóng.
C. Khủng hoảng công nghiệp.
D. Phát triển một số lĩnh vực.
-
Câu 4:
Chiến dịch nào dưới đây thể hiện nghệ thuật quân sự “đánh điểm diệt viện” của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)?
A. Chiến dịch Việt Bắc.
B. Chiến dịch Biên giới.
C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
-
Câu 5:
Ý nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
B. Sau khi giành độc lập, các quốc gia tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia giành độc lập.
D. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời các quốc gia độc lập.
-
Câu 6:
Chiến dịch quân sự lớn nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
A. Tây Bắc.
B. Biên Giới.
C. Điện Biên Phủ.
D. Việt Bắc
-
Câu 7:
Theo Hiến pháp mới (năm 1947) Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục, nội dung cải cách nào phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc?
A. Truyền bá tư tưởng hòa bình.
B. Chính sách giáo dục bắt buộc .
C. Phủ nhận vai trò của Thiên hoàng.
D. Khuyến khích phát triển văn hóa.
-
Câu 8:
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo xu hướng
A. hợp tác vì lợi ích chung của toàn nhân loại.
B. xung đột nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia.
C. xung đột trước các vấn đề mang tính toàn cầu.
D. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
-
Câu 9:
Tổ chức nào sau đây ra đời ở Việt Nam trong những năm 1936 – 1939?
A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.
C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Hội đồng minh phản đế Đông Dương.
-
Câu 10:
Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu có điểm gì giống với tư tưởng cứu nước thời phong kiến?
A. Mục tiêu thành lập thể chế quân chủ lập hiến.
B. Phương pháp đấu tranh là bạo động vũ trang.
C. Lãnh đạo thông qua các tổ chức chính trị.
D. Lực lượng đấu tranh chủ yếu là nhân dân.
-
Câu 11:
Hiện nay, tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là
A. Liên minh châu Âu
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Hội quốc liên.
D. Liên Hợp quốc.
-
Câu 12:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Giải quyết mâu thuẫn Xô, Mĩ từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Xô, Mĩ.
C. Mĩ theo đuổi mục tiêu chống chủ nghĩa xã hội đến cùng.
D. Liên Xô theo đuổi mục tiêu chống chủ nghĩa tư bản đến cùng.
-
Câu 13:
Nội dung nào sau đây được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946?
A. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia thuộc Pháp.
B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
C. Việt Nam đồng ý sự chiếm đóng lâu dài của Pháp.
D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập.
-
Câu 14:
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3/1945) đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt của dân tộc ta là
A. Đế quốc Mĩ và bọn tay sai.
B. Thực dân Anh và bọn tay sai.
C. Thực dân Pháp và bọn tay sai.
D. Phát xít Nhật và bọn tay sai.
-
Câu 15:
Hội nghị quốc tế có thời gian họp kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại là hội nghị
A. Pari.
B. Vecsai-Oasinhton.
C. Ianta.
D. Giơnevơ.
-
Câu 16:
Những sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra từ sau ngày 2/9/1946 đến trước ngày 19/12/2019 đối với Pháp đã thể hiện
A. quyết tâm chống Pháp.
B. thái độ mềm dẻo.
C. thiện chí hòa bình.
D. quyết tâm giảng hòa.
-
Câu 17:
Nguyên nhân quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, tạo thời cơ cho cách mạng thành công.
B. dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phong dân tộc.
C. quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo rút kinh nghiệm qua thực tiễn đấu tranh.
D. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu
-
Câu 18:
Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng
A. dân tộc.
B. dân chủ.
C. Tư sản.
D. vô sản.
-
Câu 19:
Sự kiện nào đã buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, còn đế quốc Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương?
A. Hội nghị Giơnevơ được triệu tập
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.
C. Hiệp đinh Pari được kí kết.
D. Hiệp đinh Giơnevơ được kí kết.
-
Câu 20:
Chiến thắng nào của quân dân ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.
-
Câu 21:
Phong trào Cần vương thất bại đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất.
B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập.
C. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.
D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp.
-
Câu 22:
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đã đánh dấu
A. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
B. thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội.
C. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.
D. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
-
Câu 23:
Vì sao vào năm 1959, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác?
A. Đây là hình thức phù hợp nhất với nhân dân ta.
B. Lực lượng cách mạng miền Nam phát triển mạnh.
C. Lực lượng cách mạng miền Nam chưa lớn mạnh.
D. Chính quyền Mĩ - Diệm đàn áp nhân dân tàn bạo.
-
Câu 24:
Năm 1947, Mĩ đề ra "Kế hoạch Mácsan" đã đưa tới tình trạng chiến tranh lạnh vì đã tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống
A. Liên Xô và Trung Quốc.
B. Mĩ latinh.
C. Đông Âu.
D. Liên Xô và Đông Âu.
-
Câu 25:
Hoạt động quân sự nào của quân dân ta đã làm cho kế hoạch quân sự Nava của Pháp có Mỹ giúp đỡ bước đầu bị phá sản?
A. Các chiến dịch ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ đầu năm 1954.
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
C. Các chiến dịch ở trung du, miền núi Bắc Bộ đầu năm 1953.
D. Cuộc chiến tiến công chiến lược trong xuân năm 1954.
-
Câu 26:
Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
B. có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
D. có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
-
Câu 27:
Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, tháng 12-1944, lực lượng vũ trang được thành lập có tên gọi là
A. Trung đội cứu quốc quân III
B. du kích Bắc Sơn - Võ Nhai.
C. Việt Nam Giải phóng quân.
D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
-
Câu 28:
Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, bộ đội ta đã sử dụng chiến thuật
A. đại đoàn độc lập, tiểu đoàn tập trung.
B. tiểu đội độc lập, đại đoàn tập trung.
C. đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung.
D. tiểu đoàn độc lập, đại đội tập trung.
-
Câu 29:
Chiến thuật quân sự được Mĩ - Diệm sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.
B. “Bình định” toàn bộ miền Nam.
C. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
D. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định sơ bộ 6-3-1946?
A. Việt Nam nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá.
B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
C. Hai bên ngừng bắn, tạo điều kiện cho cuộc đàm phán chính thức.
D. Quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc.
-
Câu 31:
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 -1965) ở miền Nam Việt Nam là
A. đưa quân chư hầu vào miền Nam.
B. dùng người Việt đánh người Việt.
C. đưa quân Mĩ vào miền Nam.
D. đưa cố vấn Mĩ vào miền Nam.
-
Câu 32:
Trong giai đoạn 1950 - 1973, điểm mới trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu so với giai đoạn 1945 - 1950 là gì?
A. Đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Chú trọng quan hệ với Đông Âu.
D. Đẩy mạnh hợp tác với châu Á.
-
Câu 33:
Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta (1945-1954) biểu hiện ở điểm nào?
A. Nội dung của đường lối kháng chiến.
B. Mục đích của cuộc kháng chiến.
C. Chủ trương sách lược của Đảng.
D. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc.
-
Câu 34:
Điểm mới của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến Tranh thế giới thứ nhất là
A. lôi kéo giai cấp công nhân trong tham gia.
B. kiên quyết từ bỏ con đường cải lương.
C. có mục tiêu giành độc lập dân tộc rõ ràng.
D. tập trung đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.
-
Câu 35:
Chính sách kinh tế nào không phải do chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh thực hiện trong những năm 1930-1931?
A. Bãi bỏ thuế thân.
B. Cải cách ruộng đất.
C. Xóa nợ cho người nghèo.
D. Chia ruộng đất công cho dân cày
-
Câu 36:
Trong kế hoạch Rơve (1949), Pháp chủ trương thiết lập hành lang Đông -Tây nối liền
A. Hòa Bình- Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng.
B. Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La.
C. Hòa Bình- Sơn La- Hà Nội- Hải Phòng.
D. Lạng Sơn- Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình
-
Câu 37:
Tại sao đến năm 1965, Mĩ phải thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam
A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản.
B. Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam.
C. Nhân dân Mĩ phản đối chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
D. Mĩ muốn kết thúc nhanh chóng chiến tranh ở Việt Nam.
-
Câu 38:
Hình thức không được sử dụng trong phong trào dân chủ (1936 -1939) là đấu tranh
A. nghị trường.
B. chính trị.
C. báo chí.
D. vũ trang.
-
Câu 39:
Đâu là hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX?
A. Năng suất lao động tăng nhanh.
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. Xu thế toàn cầu hóa.
D. Xu thế khu vực hóa.
-
Câu 40:
Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX là
A. phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
B. tiến bộ khoa học bắt nguồn từ tiến bộ kĩ thuật.
C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.