Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2019
Trường THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh
-
Câu 1:
Đất feralit ở nước ta có đặc điểm cơ bản là
A. đất chua, có màu đỏ vàng
B. đất chua, có màu đỏ
C. đất chua, có màu xám đỏ
D. đất chua, có màu vàng.
-
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng rõ nét nhất ở Việt Nam là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc.
-
Câu 3:
Nguyên nhân chính khiến đất Fera lit có màu đỏ vàng là do
A. có sự tích tụ đồng thời ôxit sắt và ôxit nhôm.
B. có sự tích tụ đồng thời ôxit sắt và đất bị xói mòn.
C. có sự tích tụ đồng thời ôxit nhôm và đất bị rửa trôi.
D. các chất ba zơ dễ tan bị rửa trôi như Ca2+ K+...bị rửa trôi.
-
Câu 4:
Vùng cực Nam Trung Bộ của nước ta có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nghề làm muối là do
A. có những hệ núi cao đâm ngang ra biển nên bờ biển khúc khuỷu.
B. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, không có sông lớn đổ ra biển.
C. có thềm lục địa thoai thoải kéo dài.
D. ít có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
-
Câu 5:
Thiên hà là
A. khoảng không gian vô tận, còn gọi là Vũ Trụ.
B. một tập hợp của nhiều Hệ Mặt Trời.
C. một tập hợp nhiều Dải Ngân Hà trong Vũ Trụ.
D. một tập hợp của rất nhiều thiên thể, cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.
-
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Hồng (trạm Hà Nội) lớn nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng VI.
B. Tháng VII.
C. Tháng VIII.
D. Tháng IX.
-
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, các cao nguyên của vùng núi Trường Sơn Nam là
A. Kon Tum, Mơ Nông, Lâm Viên, Sín Chải.
B. Đắc Lắc, Kon Tum, Mộc Châu, Sơn La.
C. Đắc Lắc, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku, Lâm Viên.
D. Mơ Nông, Pleiku, Lâm Viên, Ta Phình.
-
Câu 8:
Ranh giới giữa hai vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam của nước ta là
A. sông Hồng.
B. dãy núi Bạch Mã.
C. sông Cả.
D. dãy núi Hoành Sơn
-
Câu 9:
Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do vị trí nước ta
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
C. Vị trí nằm gần trung tâm Đông Nam Á.
D. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
-
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Campuchia?
A. Hòa Bình.
B. Long An.
C. Điện Biên.
D. Nghệ An.
-
Câu 11:
Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
Năm
1804
1927
1959
1974
1987
1999
2011
Số dân(tỉ người)
1
2
3
4
5
6
7
Để vẽ biểu đồ thể hiện dân số thế giới giai đoạn 1804 – 2011 ta chọn biểu đồ
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cột.
-
Câu 12:
Đới cảnh quan chủ yếu ở khu vực phía tây châu Mĩ La tinh là:
A. Hoang mạc và bán hoang mạc.
B. Thảo nguyên và thảo nguyên rừng.
C. Xa van và xa van rừng.
D. Vùng núi cao.
-
Câu 13:
Ở Nhật Bản, phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất, nguyên nhân chính là do
A. Có nhiều hải cảng lớn
B. Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu
C. Có địa hình núi và cao nguyên chiếm đa số
D. Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
-
Câu 14:
Dựa vào átlát địa lí Việt Nam bản đồ khí hậu hãy xác định địa điểm có lượng mưa thấp nhất cả nước là
A. Nghệ An, Hà Tĩnh.
B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Ninh Thuận, Bình Thuận.
D. Kon Tum, Gia Lai.
-
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết khoáng sản phân bố nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên là
A. Vàng.
B. Đá axit
C. Bôxit.
D. Than.
-
Câu 16:
Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng?
A. Nhiều nước quanh năm, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào thu – đông, sông Đà Rằng lũ vào mùa hạ.
B. Nhiều nước quanh năm, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng lũ vào thu – đông.
C. Có một mùa lũ và một mùa cạn, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào thu – đông, sông Đà Rằng lũ vào mùa hạ.
D. Có một mùa lũ và một mùa cạn, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng lũ vào thu - đông.
-
Câu 17:
Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng nước ta?
A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
B. Địa bàn thuận lợi nhất để phát triển cây công nghiệp dài ngày.
C. Là nơi tập trung các khu công nghiệp, thành phố, trung tâm thương mại.
D. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
-
Câu 18:
Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay phát triển nhanh là
A. nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực.
B. quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang được đẩy mạnh.
C. nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường.
D. nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 19:
Loại gió nào sau đây có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta?
A. Tín phong bán cầu Bắc.
B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Gió mùa Tây Nam.
D. Gió mùa Đông Nam.
-
Câu 20:
Cho bảng số liệu:
BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ Ở KHU VỰC ĐÔNG BẮC VÀ TÂY BẮC NƯỚC TA.
Vĩ độ
Địa điểm
Biên độ nhiệt độ trung bình năm (0C)
Biên độ nhiệt độ tuyệt đối (nhiệt độ tối cao và tối thấp) (0C)
21050’B
Lạng Sơn
13,7
41,9
21002’B
Lai Châu
9,4
37,6
Nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối ở bảng số liệu trên?
A. Biên độ nhiệt độ tuyệt đối ở Đông Bắc thấp hơn Tây Bắc và biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Đông Bắc thấp hơn Tây Bắc.
B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc 4,3 0C.
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc 4,3 0C.
D. Biên độ nhiệt độ tuyệt đối ở Tây Bắc thấp hơn Đông Bắc và biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Đông Bắc thấp hơn Tây Bắc.
-
Câu 21:
Hướng vòng cung thể hiện rõ ở các vùng núi nào của nước ta?
A. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
-
Câu 22:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, vùng nào giàu tài nguyên khoáng sản nhất?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du miền núi Bắc bộ.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 23:
Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
A. Tất cả các thiên thể trong Hệ Mặt Trời đều có khả năng tự phát sáng.
B. Trong Hệ Mặt Trời, các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng, trừ Trái Đất
C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Trong Hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời có khả năng tự phát sáng.
-
Câu 24:
Địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa, hướng tây bắc - đông nam.
B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung.
C. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.
D. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam.
-
Câu 25:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, vùng thềm lục đia khu vực Nam Trung Bộ có đặc điểm gì?
A. vùng thềm lục địa nông, hẹp.
B. vùng thềm lục địa mở rộng, đáy nông.
C. vùng thềm lục địa hẹp, sâu.
D. vùng biển nông, rộng.
-
Câu 26:
Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình từ 1500 – 2000mm, nguyên nhân chính là do
A. vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu.
B. các khối khí đi qua biển mang theo mưa, ẩm vào đất liền.
C. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
D. địa hình nhiều nơi đón gió từ biển thổi vào.
-
Câu 27:
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
A. chế độ mưa.
B. chế độ nhiệt.
C. hướng các dãy núi.
D. hướng các dòng sông.
-
Câu 28:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa đông bắc tác động mạnh nhất ở khu vực nào nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Vùng núi Đông Bắc.
D. Vùng núi Tây Bắc.
-
Câu 29:
Ở vùng ven biển nước ta dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản?
A. Các bãi triều rộng.
B. Vịnh cửa sông.
C. Các đảo ven bờ.
D. Các rạn san hô.
-
Câu 30:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
-
Câu 31:
Cho biểu đồ:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM.
Lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là
A. (+)1676; (+)2868; (+)1931.
B. 2665; (-)3868; (-)3671.
C. (+)989; (+)1000; (+)1686.
D. (-)678; (-)1868; (-)245.
-
Câu 32:
Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trên thế giới là:
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ
C. Châu Đại Dương.
D. Châu Phi.
-
Câu 33:
Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên qua thành phần
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Cảnh quan ven biển
D. Sinh vật.
-
Câu 34:
Hướng địa hình và vị trí của vùng núi Đông Bắc đã làm cho khí hậu của vùng có đặc điểm
A. gió mùa đông bắc suy yếu, mùa đông chỉ còn dưới 2 tháng lạnh.
B. mùa đông đến sớm, kết thúc muộn và có mùa đông lạnh nhất nước.
C. hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nóng quanh năm.
D. chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn khô nóng vào đầu mùa hạ
-
Câu 35:
Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, đó là vùng
A. tiếp giáp lãnh hải.
B. đặc quyền kinh tế
C. thềm lục địa.
D. lãnh hải.
-
Câu 36:
Căn cứ vào At lat Địa lý Việt Nam trang 8, hãy cho biết than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 37:
Đất ở đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm
A. diện tích đất mặn, đất phèn chiếm tỉ lệ lớn.
B. đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
C. chủ yếu là đất phù sa cổ và đất ba dan.
D. vùng trong đê đất bị bạc màu.
-
Câu 38:
Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:
A. Có cả đất phù sa cổ lẫn đấtbadan.
B. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng
C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo
D. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
-
Câu 39:
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng:
A. Ổn định không thay đổi
B. Ngày càng cạn kiệt
C. Thu hẹp.
D. Mở rộng.
-
Câu 40:
Độ ẩm không khí của nước ta cao đã gây khó khăn cho việc
A. bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
B. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
C. phát triển lâm nghiệp.
D. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.