Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2018
Trường THPT Chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa
-
Câu 1:
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có các phương trình dao động là : x1 = 3cos(ωt ‒ 0,25π) cm và x2 = 4cos(ωt + 0,25π) cm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên là
A. 5 cm
B. 12 cm
C. 7 cm
D. 1 cm
-
Câu 2:
Công thức liên hệ giữa tần số, tốc độ truyền sóng và bước sóng là
A. \(\lambda = \frac{v}{f}\)
B. \(\lambda = \frac{f}{v}\)
C. \(\lambda = \frac{\lambda }{v}\)
D. \(\lambda = vf\)
-
Câu 3:
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng
A. hai lần bước sóng
B. một bước sóng
C. một nửa bước sóng
D. một phần tư bước sóng
-
Câu 4:
Một dây đàn hồi dài 60 cm phát ra một âm có tần số f = 100 Hz, ta thấy có 4 nút kể cả 2 nút ở hai đầu dây. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng
A. 40 m/s
B. 30 m/s
C. 20 m/s
D. 10 m/s
-
Câu 5:
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý tương ứng với đặc trưng vật lý nào dưới đây của âm?
A. Tần số
B. Cường độ
C. Mức cường độ
D. Đồ thị dao động
-
Câu 6:
Một dòng điện có phương trình i = 2cos100πt A. Giá trị hiệu dụng của dòng điện là
A. 2 A
B. 4 A
C. \(\sqrt 2 \,A\).
D. 6 A
-
Câu 7:
Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung C một điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)\,V\) . Biểu thức cường độ dòng điện i chạy trong mạch là
A. \(i = \omega CU\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)A\)
B. \(i = \frac{{U\sqrt 2 }}{{\omega C}}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)A\)
C. \(i = \omega CU\sqrt 2 \cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{3}} \right)A\)
D. \(i = \frac{{U\sqrt 2 }}{{\omega C}}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)A\)
-
Câu 8:
Cho mạch điện RLC nối tiếp, trong đó R = 40 Ω, \(L = \frac{1}{\pi }H,C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{7\pi }}F\) .Điện áp hai đầu đoạn mạch là \(u = 100\cos 100\pi t\) V. Tổng trở của mạch là
A. 40 Ω
B. 70 Ω
C. 50 Ω
D. 110 Ω
-
Câu 9:
Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V. Khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484 V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến áp. Số vòng dây giữa cuộn thứ cấp là
A. 1100
B. 2200
C. 2500
D. 2000
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10‒19 C
B. Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10‒31 kg
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion
D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác
-
Câu 11:
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích ‒2 µC từ A đến B là 4 mJ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là
A. 2 V.
B. 2000 V.
C. ‒8 V.
D. ‒2000 V.
-
Câu 12:
Lực lạ thực hiện một công là 840 mJ khi dịch chuyển một điện tích 7.10‒2 C giữa hai cực bên trong một nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện này là
A. 9 V
B. 10 V
C. 12 V
D. 15 V
-
Câu 13:
Công của dòng điện có đơn vị là
A. J/s
B. kWh
C. W
D. kVA
-
Câu 14:
Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có anot làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 Ω, được mắc vào hai cực của bộ nguồn ξ = 9 V, điện trở trong r = 1 Ω. Khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 5 giờ có giá trị là
A. 5 g
B. 10,5 g
C. 5,97 g
D. 11,94 g
-
Câu 15:
Diode bán dẫn có tác dụng
A. chỉnh lưu dòng điện
B. khuếch đại dòng điện
C. cho dòng điện đi theo hai chiều
D. cho dòng điện đi theo hai chiều
-
Câu 16:
Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích chuyển động
B. nam châm đứng yên
C. các điện tích đứng yên
D. nam châm chuyển động
-
Câu 17:
Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 T theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Biết diện tích của hạt proton là +1,6.10‒19 C. Lực Lozent tác dụng lên hạt có độ lớn là
A. 3,2.10‒14 N
B. 6,4.10‒14 N
C. 3,2.10‒15 N
D. 6,4.10‒15 N
-
Câu 18:
Hai khung dây trong có mặt phẳng song song với nhau đặt trong từ trường đều. Khung dây một có đường kính 20 cm và từ thông qua nó là 30 Wb. Khung dây hai có đường kính 40 cm từ thông qua nó là
A. 60 Wb
B. 120 Wb
C. 15 mWb
D. 7,5 mWb
-
Câu 19:
Khi núm xoay của đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT‒830B đặt ở vị trí DCV 20 V thì nó được dùng làm chức năng
A. vôn kế đo dòng một chiều và giới hạn của thang đo là 20 V
B. vôn kế đo dòng xoay chiều và giới hạn của thang đo là 20 V
C. ampe kế đo dòng một chiều và giới hạn của thang đo là 20 A
D. ampe kế đo dòng xoay chiều và giới hạn của thang đo là 20 A
-
Câu 20:
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
-
Câu 21:
Một người có điểm cực cận cách mắt 100 cm để nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo sát mắt một kính
A. hội tụ có tiêu cự 20 cm
B. phân kì có tiêu cực 20 cm
C. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm
D. phân kì có tiêu cự 100/3 cm
-
Câu 22:
Một vật dao động điều hòa trên trục x’Ox với gốc tọa độ O là vị trí cân bằng của vật. Khi vật ở li độ x1 = 2 cm và x2 = 3 cm thì nó có vận tốc tương ứng là \({v_1} = 4\pi \sqrt 3 \,cm/s\) và \({v_2} = 2\pi \sqrt 7 \,cm/s\). Biên độ và chu kì dao động là
A. A = 2 cm và T = 1 s
B. A = 4 cm và T = 2 s
C. A = 2 cm và T = 2 s
D. A = 4 cm và T = 1 s
-
Câu 23:
Một quả cầu khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k làm lò xo giãn một đoạn 4 cm. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn và thả nhẹ. Lấy g = π2 m/s2. Chu kì dao động của vật là
A. 2,5 s
B. 0,25 s
C. 1,25 s
D. 0,4 s
-
Câu 24:
Một con lắc đơn có khối lượng m = 10 kg và độ dài l = 2 m. Góc lệch cực đại của nó so với đường thẳng đứng là α0 = 100 = 0,175 rad. Cho g = 9,8 m/s2. Độ lớn vận tốc của vật nặng tại vị trí động năng bằng thế năng là
A. 0,62 m/s
B. 0,55 m/s
C. 0,48 m/s
D. 0,36 m/s
-
Câu 25:
Một electron bay với vận tốc v = 1,2.107 m.s từ một điểm có điện thế V1 = 600 V, theo hướng của đường sức. Biết điện tích của electron là ‒1,6.10‒19 C và khối lượng của nó là 9,1.10‒31 kg. Điện thế V2 của điểm mà ở đó electron dừng lại là
A. 150,4 V
B. 170,5 V
C. 190,5 V
D. 200 V
-
Câu 26:
Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động ξ = 12 V, điện trở trong r = 2,5 Ω mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 Ω mắc nối tiếp với điện trở R. Công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất là
A. 20 W
B. 25 W
C. 14,4 W
D. 12 W
-
Câu 27:
Nguồn điện với suất điện động ξ, điện trở trong r mắc nối tiếp với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là 2 A. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. 4 A
B. 1,5 A
C. 2 A
D. 3 A
-
Câu 28:
Đồ thị hình bên biểu diễn sự biến thiên theo thời gian t của li độ u một vật dao động điều hòa. Điểm nào trong các điểm A, B, C, D lực hồi phục làm tăng tốc vật ?
A. Điểm A
B. Điểm B
C. Điểm C
D. Điểm D
-
Câu 29:
Dùng một sợi dây động có đường kính tiết diện d = 1,2 mm để quấn thành một ống dây dài. Dây có phủ một lớn sơn cách điện mỏng. Các vòng dây được cuốn sát nhau. Khi cho dòng điện qua ống dây người ta đo được cảm ứng từ trong ống dây là B = 0,004 T. Cho biết dây l = 60 m, điện trở suất của đồng bằng 1,76.10‒8 Ωm. Hiệu điện thế U đặt vào hai đầu ống dây là
A. 3,5 V
B. 4,5 V
C. 6,3 V
D. 12 V
-
Câu 30:
Một người viễn thị phải đeo sát mắt một kính có độ tụ 2 dp để đọc được dòng chữ nằm cách mắt gần nhất là 25 cm. Nếu người ấy thay kính nói trên bằng kính có độ tụ 1 dp thì sẽ đọc được các dòng chữ gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
A. 100/3 cm.
B. 30 cm
C. 34,3 cm
D. 200/3 cm.
-
Câu 31:
Một người có điểm cực cận cách mắt 25 cm và điểm cực viễn ở vô cực quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là 5. Kính đặt cách mắt 10 cm. Phải đặt vật cách kính bao nhiêu để có số bội giác là 4 ?
A. 3 cm
B. 3,25 cm
C. 3,75 cm
D. 4 cm
-
Câu 32:
Cho dòng điện có biểu thức i = I1 + I0cosωt chạy qua một điện trở. Cường độ dòng hiệu dụng của dòng điện này là
A. \({I_1} + {I_0}\)
B. \({I_1} + \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
C. \(\sqrt {I_1^2 + I_0^2} \)
D. \(\sqrt {I_1^2 + \frac{{I_1^2}}{2}} \)
-
Câu 33:
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch một cuộn cảm thuần L, tụ điện C và điện trở thuần R mắc nối tiếp. Tăng dần điện dung của tụ điện, gọi t1, t2 và t3 là thời điểm mà giá trị hiệu dụng của UL, UC và UR đạt cực đại. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. t1 = t2> t3
B. t1 = t3> t2
C. t1 = t2< t3
D. t1 = t3< t2
-
Câu 34:
Đặt điện áp u = \(150\sqrt 2 \)cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 60 Ω, cuộn dây (có điện trở thuần) và tụ điện. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch bằng 250 W. Nối hai bản tụ điện bằng một dây dẫn có điện trở không đáng kể. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và bằng \(50\sqrt 3 \) V. Dung kháng của tụ điện có giá trị bằng
A. \(60\sqrt 3 \,\Omega \)
B. \(30\sqrt 3 \,\Omega \)
C. \(15\sqrt 3 \,\Omega \)
D. \(45\sqrt 3 \,\Omega \)
-
Câu 35:
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos20πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM là
A. 5 cm
B. 7,5 cm
C. 2,5 cm
D. 4 cm
-
Câu 36:
Một nguồn sóng cơ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(10πt + 0,5π) cm. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà tại đó dao động của phần tử môi trường lệch pha nhau 1200 là 3 m. Tốc độ truyền sóng là
A. 25 m/s
B. 75 m/s
C. 45 m/s
D. 50 m/s
-
Câu 37:
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 8cosπt cm. Thời gian ngắn nhất để vật có vận tốc 4π cm/s là
A. \(\frac{5}{6}s\)
B. \(\frac{7}{6}s\)
C. \(\frac{11}{6}s\)
D. \(\frac{21}{6}s\)
-
Câu 38:
Một con lắc lò xo có khối lượng của vật m = 1 kg dao động điều hòa theo phương trình x = Acosωt và có cơ năng W = 0,125 J. Cứ sau những khoảng thời gian như nhau t1 = 0,125 s thì động năng và thế năng của con lắc lại bằng nhau. Giá trị của ω và A là
A. ω = 2π rad/s và A = 2 cm
B. ω = 2π rad/s và A = 4 cm
C. ω = 4π rad/s và A = 4 cm
D. ω = 4π rad/s và A = 2 cm
-
Câu 39:
Một vật tham gia đồng thời 2 dao động thành phần cùng chu kì, cùng phương. Biên độ của các dao động thành phần và dao động tổng hợp bằng nhau. Cho biết phương trình dao động tổng hợp là \(x = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\). Phương trình của hai dao động thành phần là
A. \({x_1} = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\).
B. \({x_1} = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\).
C. \({x_1} = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\).
D. \({x_1} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\).
-
Câu 40:
Cho hai điện tích điểm q1 = q2 C đặt tại hai điểm cố định A, B cách nhau một khoảng 2a m trong không khí. Trên đường trung trực của AB tại vị trí mà cường độ điện trường có cường độ cực đại. Giá trị cực đại đó là
A. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{3{a^2}}}\)
B. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{\sqrt 3 {a^2}}}\)
C. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{kq}}{{3\sqrt 3 {a^2}}}\)
D. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{3\sqrt 3 {a^2}}}\)