Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Long Thạnh
-
Câu 1:
Thành công lớn nhất của Mỹ trong chính sách đối ngoại thời kì Chiến tranh lạnh là gì?
A. Thiết lập được chế độ thực dân mới ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới.
B. Thiết lập được nhiều khối quân sự trên toàn thế giới.
C. Thực hiện được nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.
D. Góp phần đưa đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
-
Câu 2:
Đặc điểm nổi bật nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là
A. Phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
B. Sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới – khuynh hướng vô sản.
C. Khuynh hướng tư sản và vô sản song song tồn tại, đấu tranh để giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 3:
Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
A. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
B. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
-
Câu 4:
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới của Liên hợp quốc là đáp án
A. Tòa án quốc tế.
B. Đại hội đồng.
C. Ban Thư kí.
D. Hội đồng Bảo an.
-
Câu 5:
Với việc ký Hiệp ước nào triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Hácmăng (1883).
B. Hiệp ước Patơnốt (1884).
C. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
D. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
-
Câu 6:
Các tổ chức cộng sản nào tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
A. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
D. An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.
-
Câu 7:
Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá là
A. Sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.
B. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.
C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
D. Quản lý, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.
-
Câu 8:
Yếu tố có ý nghĩa quyết định làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười ngay sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Đường lối tiếp tục làm cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích.
B. Chế độ Nga hoàng đã bị lật đổ nhưng tàn dư phong kiến vẫn còn.
C. Chính phủ tư sản lâm thời tiếp tục đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
D. Cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài.
-
Câu 9:
Yếu tố làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Trật tự hai cực Ianta được thiết lập.
B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C. Cục diện Chiến tranh lạnh.
D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
-
Câu 10:
Đâu là nhận xét đúng về giai cấp công nhân Việt Nam
A. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
B. Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
C. Ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
D. Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.
-
Câu 11:
Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại
A. Trung Kì.
B. Bắc Kì.
C. Nam Kì.
D. Trung Quốc.
-
Câu 12:
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành phong trào tự giác?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
B. Bãi công của công nhân ở Ba Son (8 - 1925).
C. Tổ chức Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn (1920).
D. Phong trào “vô sản hóa” được thực hiện.
-
Câu 13:
Cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được mở đầu bằng
A. Phong trào Ngũ tứ.
B. Cách mạng Tân Hợi.
C. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
D. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
-
Câu 14:
Câu thơ : “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Chế Lan Viên) nói về sự kiện nào trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành Đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
B. Người trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ.
C. Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
D. Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 15:
Sự kiện nào đánh dấu chiến sự chấm dứt ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)?
A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
B. Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức.
C. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
D. Các nước Đông Âu được giải phóng.
-
Câu 16:
Luận cương chính trị xác định động lực của cách mạng là
A. Tư sản dân tộc, địa chủ.
B. Giai cấp công nhân và nông dân.
C. Giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức.
D. Tất cả nhân dân Việt Nam không phân biệt giai cấp, tầng lớp.
-
Câu 17:
Cơ quan ngôn luận của tổ chức An Nam Cộng sản đang là tờ báo nào?
A. An Nam trẻ.
B. Búa liềm.
C. Thanh niên.
D. Đỏ.
-
Câu 18:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là
A. Quân phiệt hiếu chiến.
B. Thực dân.
C. Cho vay nặng lãi.
D. Phong kiến quân phiệt.
-
Câu 19:
Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ tự túc được lương thực là do tiến hành cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng công nghiệp.
B. Cách mạng xanh.
C. Cách mạng trắng.
D. Cách mạng chất xám.
-
Câu 20:
Đánh giá nào là đúng đắn nhất khi nhận định về vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở nước ta?
A. Là lực lượng có tinh thần cách mạng triệt để, có sức lôi cuốn nông dân, có khả năng lãnh đạo cách mạng.
B. Là lực lượng cách mạng đông đảo nhất, hăng hái, nắm vai trò lãnh đạo của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
C. Là lực lượng xã hội tiên tiến, được hình thành trên cơ sở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới, đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng.
D. Là lực lượng có trình độ cao nhất, có kỉ luật cao, phân hóa tốt, có khả năng lãnh đạo cách mạng.
-
Câu 21:
Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng
A. Khuynh hướng cách mạng.
B. Phương pháp, hình thức đấu tranh.
C. Thành phần tham gia.
D. Địa bàn hoạt động.
-
Câu 22:
Sau Chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Mỹ và Nga có điểm giống nhau là
A. Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
B. Là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.
C. Ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng.
D. Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực”.
-
Câu 23:
Bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu tư tưởng mới để tạo nên cuộc vận động yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Sĩ phu tư sản hóa.
D. Tiểu tư sản thành thị.
-
Câu 24:
Vì sao việc thực hiện Chính sách Kinh tế mới ở nước Nga Xô viết năm 1921 lại bắt đầu từ nông nghiệp?
A. Vì nông dân chiếm số lượng tuyệt đối trong xã hội.
B. Vì Nga là nước nông nghiệp nên muốn nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
C. Vì chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình.
D. Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của đất nước.
-
Câu 25:
Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:
A. Khơi sâu sự cách biệt về tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội.
B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến.
C. Thực hiện chế độ cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền phong kiến tay sai.
D. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ cuộc khai thác.
-
Câu 26:
Yếu tố quyết định thành công trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là gì?
A. Nước Mĩ thực hiện chính sách trung lập.
B. Mâu thuẫn giai cấp được xoa dịu.
C. Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
D. Nước Mĩ có tiềm lực kinh tế mạnh.
-
Câu 27:
Cơ sở để Mĩ triển khai "Chiến lược toàn cầu" với tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Sự suy yếu của phong trào cách mạng thế giới.
B. Sự ủng hộ của các nước đồng minh của Mĩ.
C. Sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.
D. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
-
Câu 28:
Phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh lãnh đạo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh giá là
A. Một cuộc cách mạng văn hóa thực sự.
B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Một cuộc vận động dân chủ.
D. Một cuộc vận động yêu nước.
-
Câu 29:
Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới là
A. Mĩ, Trung Quốc, Tây Âu.
B. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.
C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
D. Mĩ, Trung Quốc, Đức.
-
Câu 30:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 nêu cao khẩu hiệu
A. “Tự do dân chủ”, “cơm áo hòa bình”.
B. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian”.
D. “Chống đế quốc” và “chống phát xít”.
-
Câu 31:
Sự thất bại của phong trào Cần Vương ở nước ta chứng tỏ
A. Văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh.
B. Độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa phong kiến.
C. Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
D. Văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
-
Câu 32:
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, hầu hết các nước đều tập trung vào phát triển lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Quân sự.
C. Kinh tế.
D. Công nghệ và quốc phòng.
-
Câu 33:
Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là
A. Trật tự một cực.
B. Trật tự đa cực.
C. Trật tự hai cực Ianta.
D. Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn
-
Câu 34:
Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 - 1936) xác định là
A. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
B. Đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. Đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
D. Chống phát xít, chống chiến tranh giành độc lập dân tộc.
-
Câu 35:
Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Đường Kách mệnh.
C. Luận cương chính trị.
D. Cương lĩnh chính trị.
-
Câu 36:
Điểm tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là quan niệm về
A. Cứu nước phải có đường lối ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo.
B. Cuộc vận động cứu nước đã thay đổi; cầu viện bên ngoài giúp đỡ.
C. Cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ.
D. Muốn giành độc lập dân tộc thì chỉ có khởi nghĩa vũ trang là triệt để nhất.
-
Câu 37:
Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc gặp không chính thức giữa G. BI-sơ và M. Goóc-ba-chốp tại đảo Manta (12/1989).
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1)
D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972.
-
Câu 38:
Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam.
B. Chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
C. Lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
D. Chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 39:
Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở nước nào của Đông Nam Á?
A. Việt Nam.
B. Mã Lai.
C. Phi-líp-pin.
D. In-đô-nê-xi-a.
-
Câu 40:
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau:
1-Sự sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ về bản chất của Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với nhân loại.
2-Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.
3-Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) giống nhau về tính chất.
4-Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4