Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Nguyễn Trung Trực
-
Câu 1:
Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) của nước Pháp là gì?
A. ĐỀ cao quyền công dân và quyền con người.
B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
-
Câu 2:
Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
B. Thúc đẩy những chuyển biến trong nông nghiệp và giao thông.
C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.
-
Câu 3:
Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào?
A. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.
B. Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây.
C. Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây.
D. Chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ.
-
Câu 4:
Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng là
A. chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh.
B. chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
C. chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
D. chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên.
-
Câu 5:
Mâu thuẫn dân tộc cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
B. quần chúng nhân dân với chính quyền Mãn Thanh.
C. giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
-
Câu 6:
Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì
A. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
B. thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn.
C. tiến hành cải cách phát triển đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
D. chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp.
-
Câu 7:
Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh.
B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. Sự phục hồi của CNTB sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Câu 8:
Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp chiếm Gia Định?
A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.
B. Chiếm Gia Định có thể cắt đứt đường tiếp tế của nhà Nguyễn.
C. Gia Định không có quân triều đình đóng.
D. Có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút sang Campuchia.
-
Câu 9:
Cuộc khởi nghĩa vǜ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Hương Khê.
B. khởi nghĩa Yên Thế.
C. khởi nghĩa Ba Đình.
D. khởi nghĩa Bãi Sậy.
-
Câu 10:
Sau khi hoàn thành cơ bản xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã làm điều gì?
A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C. Bắt đầu xúc tiến vào việc thiết lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.
D. Bắt đầu xúc tiến thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ ở phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
-
Câu 11:
Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng có ý nghĩa gì?
A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
B. Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
-
Câu 12:
Theo nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 thành Vƿnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi
A. Pháp hoàn thành quá trình xâm lược toàn bộ Việt Nam.
B. Pháp hoàn thành quá trình mở rộng xâm chiếm Bắc Kì.
C. triều đình Huế chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở Đông Nam Kì
D. Pháp đàn áp xong phong trào đấu tranh của nhân dân.
-
Câu 13:
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày nay, Việt Nam cân và qu"8" để nguyên tắc nào của Liên hợp quốc?
A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn.
-
Câu 14:
Nhận xét nào dưới đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. ĐỀ cao sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
B. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
C. ĐỀ cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
D. Coi trọng việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
-
Câu 15:
Ý nào không đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới?
A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
B. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,
D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vǜ khí hạt nhân.
-
Câu 16:
Xác định mốc thời gian tan rã của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Từ cuối những NĂM 60 của thế kỷ XX.
B. Từ cuối những NĂM 70 của thế kỷ XX.
C. Từ đầu những NĂM 80 của thế kỷ XX.
D. Từ cuối những NĂM 80 và đầu những NĂM 90 của thế kỷ XX.
-
Câu 17:
Việc thực dân Anh đưa ra phương án Macbátơn đã chứng tỏ
A. thực dân Anh đã chấm dứt việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.
B. thực dân Anh đã nhượng bộ trong quá trình cai trị ở Ấn Độ.
C. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
D. thực dân Anh muốn thay đổi phương án cai trị để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc.
-
Câu 18:
Nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh lạnh đó là sự đối lập về
A. mục tiêu và cách thức.
B. hình thức và biện pháp.
C. mục tiêu và chiến lược.
D. hình thức và chiến lược.
-
Câu 19:
Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?
A. Kết quả của việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài của các nước đang phát triển.
B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.
C. Kết quả của việc tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
D. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
-
Câu 20:
Tại sao trong giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ?
A. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
B. Các quốc gia đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ.
C. Việc đầu tư cho nghiên cứu trên lƿnh vực công nghệ tiếp tục được triển khai.
D. Là giai đoạn công nghệ bắt đầu ứng dụng trong sản xuất.
-
Câu 21:
Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A. sự ra đời của khối quân sự đối lập.
B. cục diện “Chiến tranh lạnh”.
C. xu thế toàn cầu hóa.
D. sự hình thành các liên minh kinh tế.
-
Câu 22:
Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tự sản ở Việt Nam trong những NĂM 20-30 của thế kỉ XX?
A. Cuộc vận động Duy tân tan rã và Phan Châu Trinh bị bắt.
B. Phong trào Cần Vương Thất bại và vua Hàm Nghi bị bắt.
C. Việt Nam Quang phục hội bị tan rã và Phan Bội Châu bị bắt.
D. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.
-
Câu 23:
Các nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư là của
A. địa chủ và tư sản Việt Nam.
B. tự sản và địa chủ lớn ở Nam Kì.
C. tầng lớp tiểu tư sản, trí thức.
D. tự sản Việt Nam.
-
Câu 24:
Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
-
Câu 25:
Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương (1940), thực dân Pháp đã hành động gì?
A. Phát lệnh tổng động viên chống phát xít Nhật.
B. Bắt tay cấu kết với Nhật Bản để cùng thống trị nhân dân ta.
C. Phối hợp với quân Đồng minh chiến đấu chống Nhật.
D. Hợp tác với Đảng Cộng sản Đông Dương chống Nhật Bản xâm lược.
-
Câu 26:
Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Việt Nam gắn liền với những phong trào cách mạng nào?
A. Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939.
B. Phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
C. Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
D. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
-
Câu 27:
Thực chất của phong trào Đông Dương Đại hội trong thời kì 1936-1939 là
A. Vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Thu thập “dân nguyên” đưa vệu sách đòi Chính phủ Pháp phải thực hiện quyền tự do đó chủ cho nhân dân Đông Dương.
C. Triệu tập Hội nghị Đông Dương để bàn về vấn đề chống chủ nghĩa phat XII
D. Phong trào đấu tranh công khai của nhân dân ta.
-
Câu 28:
Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận
A. quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.
B. các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
C. quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.
D. quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
-
Câu 29:
Âm mưu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng tháng Tám NĂM 1945 là gì?
A. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
B. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
C. Mở đường cho đế quốc Mỹ xâm lược.
D. Đưa thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
-
Câu 30:
Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chủ trương từ hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
A. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946).
B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946).
C. Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946).
D. Quốc hội khóa I (2/3/1946) nhường cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội.
-
Câu 31:
Trọng tâm của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinh là
A. tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm,
B. đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, gián điệp, thổ phỉ.
C. xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt và vành đai trắng bao quanh trung du đồng bằng Bắc Bộ.
D. gấp rút tập trung quân Âu – Phi nhằm xây dựng lực lượng chiến lược cơ động mạnh.
-
Câu 32:
Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rove (5/1949) là mở đầu cho
A. chính sách xoay trục của Mĩ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
B. thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở Đông Nam Á.
C. thời kì Mĩ trực tiếp dính líu đến cuộc chiến tranh Đông Dương.
D. sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp Mĩ.
-
Câu 33:
Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã dựa trên cơ sở nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
A. Quân Mĩ rút khỏi miền Nam, địch mất chỗ dựa.
B. So sánh lực lượng có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
C. Khả năng chi viện của hậu phương miền Bắc ngày càng lớn.
D. Mĩ cắt giảm viện chợ cho chính quyền Sài Gòn.
-
Câu 34:
Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ta ngay sau Hiệp định Giơnevơ được kí kết là
A. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
B. hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà.
C. tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc.
D. tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc.
-
Câu 35:
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 NĂM lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
A. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và đảm bảo nghĩa vụ hậu phương
B. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
C. Làm cho bộ mặt của miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
D. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH.
-
Câu 36:
Điểm khác biệt lớn nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh NĂM 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ NĂM 1954 là
A. giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
B. buộc địch phải đầu hàng không điều kiện.
C. sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
D. có ảnh hưởng quốc tế to lớn.
-
Câu 37:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?
A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn.
B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ Chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam.
C. Giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn.
D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam.
-
Câu 38:
Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc “dùng Người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm
A. tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn.
B. giảm xương máu của quân quân Mĩ trên chiến trường.
C. tận dụng xương máu của người Việt Nam.
D. rút dần quân Mĩ và quân đồng minh.
-
Câu 39:
Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới?
A. Đó là một yêu cầu cấp thiết từ trước NĂM 1986.
B. Để khắc phục những sai lầm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
C. Đổi mới để xây dựng đất nước với cơ cấu ngành kinh tế đa dạng.
D. Đổi mới sẽ tạo điều kiện bắt đầu đi vào quá trình xây dựng CNXH.
-
Câu 40:
Tính chất nền kinh tế Việt Nam trong thời kì Đổi mới là gì?
A. Kinh tế tự cấp.
B. Kinh tế bao cấp.
C. Kinh tế hàng hóa tự do.
D. Kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của Nhà nước.