Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Chi Lăng
-
Câu 1:
Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới?
A. Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm.
B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất.
C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa lí.
D. Nước Anh có thuộc địa rộng lớn.
-
Câu 2:
Nhận xét nào sau đây đúng về ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành.
C. Làm các chủ xưởng phải tăng lương theo yêu cầu của công nhân.
D. Chủ nghĩa tư bản thụt lùi một bước.
-
Câu 3:
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc là
A. khởi nghĩa Bà Triệu.
B. khởi nghĩa Lý Bí.
C. khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
D. khởi nghĩa Phùng Hưng.
-
Câu 4:
Tính chất của các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn ra trong suốt các thế kỉ XVI-XVIII là
A. là cuộc cách mạng tư sản.
B. là cuộc nội chiến.
C. là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các thế lực phong kiến đối lập.
D. là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
-
Câu 5:
Tại sao Đức, Ý, Nhật Bản lại đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vĕn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình?
A. Do có ít, hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường.
B. Do nhà nước tồn tại những phần tử phản động âm mưu nắm chính quyền.
C. Do sức ép mạnh mẽ từ các nước Anh, Pháp, Mĩ.
D. Do hai khối đế quốc thành lập ở châu Âu.
-
Câu 6:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào Ngǜ Tứ (1919) với Cách mạng Tân Hợi (1911) là gì?
A. Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào.
B. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.
D. Có sự tham gia của giai cấp công nhân.
-
Câu 7:
Yếu tố nào chi phối làm cho Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
A. Vừa tiến lên TBCN, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.
B. Vừa tiến lên TBCN, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.
C. Vừa tiến lên TBCN, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.
D. Vừa tiến lên TBCN, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.
-
Câu 8:
Chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn thực chất là
A. nghiêm cấm các hoạt động buôn bán.
B. nghiêm cấm các thương nhân buôn bán hàng hóa với nước ngoài.
C. không giao thương với thương nhân phương Tây.
D. cấm người nước ngoài đến buôn bán ở Việt Nam.
-
Câu 9:
Lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp công nhân và tư sản dân tộc.
C. tiểu tư sản thành thị và công nhân.
D. giai cấp công nhân.
-
Câu 10:
Yếu tố nào quyết định nhất để khuynh hướng dân chủ tư sản được du nhập, trở thành khuynh hướng chủ đạo của phong trào yêu nước Việt Nam trong NĂM đầu thế kỉ XX?
A. Khuynh hướng phong kiến đã bị thất bại, bế tắc
B. Xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những lực lượng mới, tiến bộ hơn.
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản có sức sống mãnh liệt đối với nhân dân ta.
D. Sự chuyển biến và hoạt động tích cực của các sƿ phu yêu nước thức thời.
-
Câu 11:
Điểm khác biệt cĕn bản giữa phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX là ở
A. tính chất và khuynh hướng.
B. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia.
C. hình thức và phương pháp đấu tranh.
D. quan niệm và khuynh hướng cứu nước.
-
Câu 12:
Trong cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho các đạo quân tấn công vào các địa điểm nào?
A. chùa Thiên Mụ và đồn Mang Cá.
B. Đại Nội và tòa Khâm sứ.
C. tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
D. Đại Nội và đồn Mang Cá.
-
Câu 13:
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian.
1. Hội nghị Pốtxđam tổ chức tại Đức;
2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc;
3. Hội nghị Ianta được triệu tập;
4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô.
A. 5, 4, 1, 2.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 2, 3, 4, 1.
D. 2, 3, 1, 4.
-
Câu 14:
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ NĂM 1991 đến NĂM 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. châu Mỹ.
-
Câu 15:
Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là
A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
C. đều tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.
D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 16:
Sau NĂM 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì
A. thực dân Pháp xâm lược trở lại.
B. quân phiệt Nhật Bản xâm lược trở lại.
C. Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
D. thực dân Âu - Mĩ trở lại xâm lược.
-
Câu 17:
Để thoát khỏi tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, châu Âu đã
A. thành lập Cộng đồng châu Âu (EC).
B. giúp đỡ Đông Âu phát triển kinh tế.
C. rút khỏi các khối quân sự do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.
D. kí Hiệp định Henxinki.
-
Câu 18:
Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Anh.
B. Mỹ.
C. Pháp.
D. Nhật.
-
Câu 19:
Điểm khác nhau cĕn bản giữa cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là mọi phát minh kỹ thuật đều.
A. dựa trên các ngành khoa học cơ bản.
B. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. xuất phát từ nhu cầu chiến tranh.
D. bắt nguồn từ thực tiễn.
-
Câu 20:
Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) của nước Pháp là gì?
A. ĐỀ cao quyền công dân và quyền con người.
B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
-
Câu 21:
Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
B. Thúc đẩy những chuyển biến trong nông nghiệp và giao thông.
C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.
-
Câu 22:
Góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ý nghĩa các
A. phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.
B. phong trào đòi tự do dân chủ của tiểu tư sản.
C. phong trào vô sản hóa.
D. phong trào công nhân.
-
Câu 23:
Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là
A. báo Nhành lúa.
B. báo Thanh niên.
C. báo Búa liềm.
D. báo Người nhà quê.
-
Câu 24:
Hai xu hướng cứu nước trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, tuy không đối lập nhau, bài xích nhau vì
A. đều chủ trương lật đổ chế độ phong kiến.
B. đều dựa vào Nhật Bản để đấu tranh
C. đều nhằm vào mục đích cứu nước cứu dân.
D. đều dựa vào tầng lớp trên của xã hội.
-
Câu 25:
Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lƿnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là
A. làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản.
B. thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
C. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
D. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
-
Câu 26:
Đâu không phải là thành công mà phong trào dân chủ 1936-1939 đạt được?
A. Khối liên minh công - nông được hình thành.
B. Đảng đã có một cuộc tập dượt chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
C. Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách.
D. Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.
-
Câu 27:
Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).
B. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).
D. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào.
-
Câu 28:
Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám NĂM 1945 ở Việt Nam là
A. dân chủ tư sản kiểu cǜ.
B. giải phóng dân tộc.
C. dân chủ tư sản kiểu mới.
D. dân tộc dân chủ nhân dân.
-
Câu 29:
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám NĂM 1945?
A. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu.
B. Tham gia xây dựng lực lượng vǜ trang và tập dượt quần chúng nhân dân.
C. Phối hợp với lực lượng đồng minh tham gia chính quyền.
D. Xây dựng cĕn cứ địa cách mạng.
-
Câu 30:
So với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) thì Hội nghị 5/1941 hoàn chỉnh hơn ở điểm nào về cách thức giành chính quyền?
A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
B. Xác định hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm sức.
D. Xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt là đánh đế quốc tay sai, giải phóng dân tộc.
-
Câu 31:
Khẩu hiệu nào dưới đây được nêu ra trong chiến dịch Biên giới thu đông NĂM 1950?
A. “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
B. “Tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lược”.
C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
D. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
-
Câu 32:
Vì sao Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2/1946)?
A. Mĩ muốn trao miền Bắc Việt Nam cho Pháp.
B. Trung Hoa Dân quốc cần tập trung lực lượng để đối phó với lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở trong nước; Pháp âm mưu thôn tính cả nước ta.
C. Quân Pháp ngày càng mạnh về mọi mặt.
D. Quân Trung Hoa Dân quốc gặp nhiều khó khĕn ở Việt Nam.
-
Câu 33:
Cho các dữ liệu sau:
1. Bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2. Thông qua Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
3. Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên.
Sắp xếp thời gian những biện pháp của Đảng Cộng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng chính quyền cách mạng sau ngày 2/9/1945.
A. 1,2,3.
B. 2, 1, 3.
C. 3,2,1.
D. 1,3, 2.
-
Câu 34:
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những NĂM 1946 – 1954 mang tính chất gì?
A. dân chủ nhân dân.
B. khoa học và đại chúng.
C. dân tộc và dân chủ.
D. chính nghĩa và nhân dân.
-
Câu 35:
Sau khi quân Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã có hành động như thế nào ở miền Nam?
A. Không còn thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”.
B. Chấp nhận đầu hàng lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam.
C. Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
D. Tiếp tục nhận viện trợ từ Mĩ.
-
Câu 36:
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn như thế nào sau chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi?
A. Tiến công chiến lược trên khắp cả nước.
B. Tiến công chiến lược trên khắp miền Nam.
C. Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
D. Mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chia cắt địch từ hai đầu Nam – Bắc.
-
Câu 37:
Điểm giống nhau về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Vạn Tường là
A. chứng tỏ sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.
B. làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
C. tiêu hao một bộ phận lớn sinh lực địch.
D. chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ
-
Câu 38:
Nhận xét đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Đảng (1/1959) là
A. chỉ ra con đường tiến lên của cách mạng miền Nam.
B. thể hiện sự độc lập, tự chủ của Đảng.
C. chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, thể hiện sự đúng đắn độc lập, tự chủ và quyết đoán của Đảng.
D. thể hiện độc lập tự do.
-
Câu 39:
Khó khăn lớn nhất của nước ta sau NĂM 1975 là gì?
A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
B. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
C. Hậu quả chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới để lại rất nặng nề.
D. Nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu.
-
Câu 40:
Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)?
A. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam ra nhập ASEAN.
B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc.
C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lƿnh vực còn lại.
D. Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.