Đề thi THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Bắc Kiến Xương
-
Câu 1:
Nội dung cơ bản về nông nghiệp của NEP là:
A. tập thể hóa nông nghiệp.
B. tiếp tục trưng thu lương thực thừa.
C. bãi bỏ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.
D. tịch thu ruộng đất của quý tộc - địa chủ.
-
Câu 2:
FAO là tên viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức nào?
A. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
B. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc.
C. Tổ chức Thương mại Thế giới.
D. Tổ chức Y tế thế giới
-
Câu 3:
Năm 1949, đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
C. Đập tan âm mưu thực hiện cuộc "Chiến tranh lạnh" của Mĩ.
D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
-
Câu 4:
Sau sự kiện nào, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ ?
A. Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ.
B. Nhân dân Campuchia nhận được sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam.
C. Sau cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội mới.
D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết.
-
Câu 5:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Công và Ma Cao vẫn là thuộc địa của nước nào?
A. Anh và Bồ Đào Nha.
B. Hà Lan và Anh.
C. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
D. Ạnh và Mĩ.
-
Câu 6:
Về sản xuất công nghiệp, vào những năm 80 Ấn Độ đứng hàng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ bẩy.
B. Thứ chín.
C. Thứ mười.
D. Thứ tám.
-
Câu 7:
Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.
B. giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa.
C. lật đổ chính quyền độc tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
D. đánh đổ chế độ thực dân mới, củng cố nền độc lập dân tộc.
-
Câu 8:
Năm 1968, nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trong thế giới tư bản?
A. Ba.
B. Tư.
C. Nhất.
D. Hai.
-
Câu 9:
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vào khoảng thời gian nào?
A. 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX.
C. 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
-
Câu 10:
Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô tan vỡ?
A. Sự ra đời của khối quân sự NATO.
B. Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực đóng quân của Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta.
C. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. Sự ra đời của Học thuyết Truman và Chiến tranh lạnh.
-
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ chung của Mĩ là
A. tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. làm bá chủ thế giới.
C. tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la-tinh.
D. tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 12:
Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thứ giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A. có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B. các nước thắng trận xác lập vai trò lãnh đạo thế giới.
C. diến ra sự đối đầu quyết liệt giữa các nước đế quốc lớn.
D. có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 13:
Chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của sản xuất, thương mại?
A. Chính sách độc quyền công thương.
B. Chính sách "Đóng cửa các thương cảng".
C. Chính sách "Cấm đạo, giết đạo".
D. Chính sách "Mở cửa".
-
Câu 14:
Những nội dung của các bản Hiệp ước được kí kết từ năm 1862 - 1884 đã phản ánh điều gì?
A. Sự nhượng bộ có điều kiện của triều Nguyễn.
B. Các kế sách của triều Nguyễn nhằm cứu vãn tình thế đất nước.
C. Quá trình đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn.
D. Sự nhân nhượng tạm thời của triều Nguyễn nhằm chuẩn bị cho một cuộc phản chiến giành lại độc lập hoàn toàn.
-
Câu 15:
Nhà văn, nhà báo thuộc bộ phận nào trong xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Tiểu tư sản.
B. Công nhân.
C. Nông dân.
D. Tư sản.
-
Câu 16:
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
A. lực lượng chính là binh lính.
B. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
C. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.
D. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
-
Câu 17:
Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?
A. Báo Tiền Phong.
B. Tạp chí Thư tín quốc tế.
C. Báo An Nam trẻ.
D. Báo Thanh Niên.
-
Câu 18:
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập vào tháng, năm nào? Ở đâu?
A. Tháng 6/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
B. Tháng 5/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
D. Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
-
Câu 19:
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá vào Việt Nam
A. lí luận đấu tranh giai cấp.
B. con đường cách mạng vô sản.
C. lí luận giải phóng dân tộc
D. chủ nghĩa Mác - Lênin.
-
Câu 20:
Phong trào yêu nước của giai cấp tư sản, tiểu tư sản giai đoạn 1919 - 1925 thất bại chứng tỏ điều gì?
A. Độc lập dân tộc của Việt Nam gắn liền với vấn đề dân chủ.
B. Độc lập dân tộc của Việt Nam không gắn liền với chủ nghĩa tư bản.
C. Độc lập dân tộc của Việt Nam không gắn liền với vấn đề giai cấp.
D. Độc lập dân tộc của Việt Nam gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 21:
Hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1936 - 1939.
A. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ và phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
B. Phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
C. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ; phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
D. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
-
Câu 22:
Đại hội quốc dân được tiến hành ở Tân Trào gồm các đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?
A. Ba miền thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
B. Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.
C. Các đảng phái, đoàn thể, tổ chức trong cả nước.
D. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.
-
Câu 23:
Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng dân chủ 1936-1939 là gì?
A. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.
B. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ngày càng sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
C. Thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội.
D. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ.
-
Câu 24:
Hội nghị nào của Đảng lần đầu tiên đưa ra vấn đề tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất?
A. Hội nghị lần thứ 8 (5-1941).
B. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản.
C. Hội nghị tháng 10-1930.
D. Hội nghị tháng 11-1939.
-
Câu 25:
"Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng Trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát tiến quân ca lần đầu tiên vang lên". Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:
A. Bắc Giang, Hải Dương (18-8-45).
B. Sài Gòn (25-8-1945).
C. Hà Nội (19-8-1945).
D. Huế (23-8-1945).
-
Câu 26:
Luận cương Chính trị tháng 10 năm 1930 còn hạn chế về vấn đề gì?
A. Coi trọng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Xác định mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
C. Nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
D. Nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến.
-
Câu 27:
Điều kiện cơ bản nhất để hình thành khối đại đoàn kết nhân dân Đông Dương trong quá trình đấu tranh giành độc lập từ năm 1930 đến năm 1939 là gì ?
A. Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.
B. Có kẻ thù chung là thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Có truyền thống gắn bó từ lâu đời.
-
Câu 28:
Kế hoạch quân sự nào của Pháp muốn giành lấy một thắng lợi quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự" ?
A. Kế hoạch Rơve
B. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh.
C. Kế hoạch Nava.
D. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
-
Câu 29:
Trước ngày 6/3/1946, Đảng, Chính phủ ta thực hiện sách lược gì?
A. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
B. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
C. Hòa với Tưởng để đánh Pháp.
D. Chống cả Tưởng và Pháp.
-
Câu 30:
Ngày 9 - 11 - 1946 đã diễn ra sự kiện nào trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?
A. Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.
C. Kì họp đầu tiên của Quốc hội.
D. Cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
-
Câu 31:
"Vây, lấn, tấn, diệt" là cách đánh được quân đội ta sử dụng trong chiến dịch nào?
A. Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Tây Bắc thu - đông 1952.
C. Thượng Lào xuân - hè 1953.
D. Hòa Bình đông - xuân 1951 -1952.v
-
Câu 32:
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?
A. 22/12/1960.
B. 23/9/1960.
C. 12/2/1960.
D. 20/12/1960.
-
Câu 33:
Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam?
A. Núi Thành (Quảng Nam).
B. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. Bình Giã (Bà Rịa)
D. Vạn Tường (Quảng Ngãi)
-
Câu 34:
Chiến thắng lớn đầu tiên của quân dân ta khi quân Mỹ vừa đến xâm lược Việt Nam là gì?
A. Ấp Bắc.
B. Vạn Tường.
C. Chiến khu D.
D. Củ Chi.
-
Câu 35:
Thắng lợi nào của nhân dân ta đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ?
A. Chiến thắng An Lão (1965).
B. Chiến thắng Bình Giã (1964).
C. Chiến thắng Ấp Bắc (1963).
D. Phong trào "Đồng khởi" (1960).
-
Câu 36:
Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh nào ?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Đông Dương hóa Chiến tranh.
D. Việt Nam hóa Chiến tranh.
-
Câu 37:
"Nhằm thẳng quân thù mà bắn" là câu nói nổi tiếng của ai?
A. Phạm Tuân.
B. Lí Tự Trọng.
C. Võ Thị Sáu.
D. Nguyễn Viết Xuân.
-
Câu 38:
Chính quyền Ngô Đình Diệm nói riêng và những chính quyền ngụy do Mĩ dựng lên ở miền Nam nói chung thực chất là biểu hiện
A. chế độ thực dân kiểu mới.
B. khu vực hóa cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.
C. chế độ thực dân kiểu cũ.
D. hình thức thống trị trực tiếp của Mĩ.
-
Câu 39:
Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)?
A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và dân vận.
C. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế.
D. Tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
-
Câu 40:
Đến ngày 20/9/1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?
A. 149.
B. 110.
C. 160.
D. 150.