Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng (P), thu được F1 có 100% cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 1,25%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiP có kiểu hình tương phản, thu được F1 có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng.
→ P thuần chủng, F1 dị hợp 3 cặp gen → Kiểu gen của F1 là \(\frac{{BV}}{{bv}}{X^D}{X^d}:\frac{{BV}}{{bv}}{X^D}Y\)
F1 giao phối với nhau: \(\frac{{BV}}{{bv}}{X^D}{X^d}x\frac{{BV}}{{bv}}{X^D}Y\)
thu được F2 có kiểu hình B-vvXDY chiếm 1,25% → B-vv chiếm tỉ lệ là 1,25% : 0,25 = 5% = 0,05 → Kiểu gen bv/bv chiếm tỉ lệ là 0,25 - 0,05 = 0,2 = 0,4 x 0,5
D sai vì nếu cho ruồi đực F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi cái thân xám, cánh giá, mắt đỏ chiếm 25%.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Sinh năm 2020
Tuyển chọn số 12