500+ câu trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ
tracnghiem.net chia sẻ hơn 500 câu trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ, nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Siêu Có ích" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Theo quy định của Luật Lưu trữ Ai tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xác định thời hạn bảo quản?
A. Chánh Văn phòng của cơ quan tham mưu cho người đứng đầu cơ quan trong việc xác định thời hạn bảo quản
B. Người chịu trách nhiệm về công tác lưu trữ của cơ quan tham mưu cho người đứng đầu cơ quan trong việc xác định thời hạn bảo quản
C. Hội đồng xác định giá trị tài liệu
D. Người chịu trách nhiệm về công tác văn thư của cơ quan tham mưu cho người đứng đầu cơ quan trong việc xác định thời hạn bảo quản
-
Câu 2:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Cuối mỗi năm kiểm tra tình hình lập hồ sơ của các cá nhân trong đơn vị, xác định các hồ sơ đã kết thúc, hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ để nộp lưu là trách nhiệm của ai trong đơn vị?
A. Chánh Văn phòng (Trưởng phòng HCTH)
B. Văn thư đơn vị
C. Trưởng phòng
D. Văn thư, lưu trữ.
-
Câu 3:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Bì văn bản mật được thực hiện theo quy định nào sau đây?
A. Khoản 4 Thông tư số 12/2002/TT-BCA
B. Khoản 3 Thông tư số 12/2002/TT-BCA
C. Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV
D. Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA (A11)
-
Câu 4:
Việc xác định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt của các cơ quan, tổ chức được thực hiện theo quy định nào sau đây?
A. Nghị định số 10/2004/NĐCP ngày 08/4/2004 của Chính phủ
B. Thông tư số 07/2012/TTBNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ
C. TThông tư số 09 /2011/TTBNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ
D. Theo quy định của Bộ, ngành dọc Trung ương
-
Câu 5:
Thông tư số 07/2012/TT-BNV có hiệu lực từ ngày tháng, năm, nào?
A. Ngày 01 tháng 12 năm 2012
B. Ngày 07 tháng 01 năm 2013
C. Có hiệu lực kể từ ngày ký
D. Kể từ ngày đăng công báo
-
Câu 6:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử, khi giải thể, tài liệu được xử lý thế nào?
A. Khi giải thể, tài liệu phải được chỉnh lý và giao nộp vào lưu trữ Nhà nước
B. Khi giải thể, tài liệu phải được chỉnh lý và giao nộp vào cơ quan lưu trữ Nhà nước
C. Khi giải thể, tài liệu phải được chỉnh lý và giao nộp vào lưu trữ lịch sử có thẩm quyền
D. Giao cho cơ quan mới tiếp thu trụ sở
-
Câu 7:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Căn cứ vào ý kiến phân phối của người có thẩm quyền, Văn thư chuyển giao văn bản đến cho ai để giải quyết?
A. Chuyển giao văn bản đến chuyên viên giải quyết
B. Chuyển giao văn bản đến cho các trưởng phòng giải quyết
C. Chuyển giao văn bản đến cho các đơn vị hoặc cá nhân giải quyết
D. Chuyển giao văn bản đến cho Chánh văn phòng giải quyết
-
Câu 8:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Sau khi đăng ký văn bản đến, Văn thư phải trình kịp thời cho ai giải quyết?
A. Trình cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét và cho ý kiến phân phối, chỉ đạo giải quyết
B. Trình cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao trách nhiệm xem xét và cho ý kiến phân phối, chỉ đạo giải quyết
C. Trình cho Chánh văn phòng (Trưởng phòng HCTH) xem xét và cho ý kiến phân phối, chỉ đạo giải quyết
D. Trình cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc phó thủ trưởng cơ quan, tổ chức giao trách nhiệm xem xét và cho ý kiến phân phối, chỉ đạo giải quyết
-
Câu 9:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Việc đóng dấu chỉ các mức độ khẩn (“Hỏa tốc”, “Hỏa tốc hẹn giờ”, trên văn bản được thực hiện theo quy định nào sau đây?
A. Khoản 3, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV
B. Điểm b, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TTBNV
C. Khoản 4, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV
D. Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 07/2012/TT-BNV
-
Câu 10:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Cách viết bì văn bản thực hiện theo hướng dẫn tại phụ lục số mấy?
A. Phụ lục VIII
B. Phụ lục IX
C. Phụ lục X
D. Phụ lục XI
-
Câu 11:
Theo hướng dẫn tại công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ nhà nước, Tập lưu (quyết định, chỉ thị, thông tư, công văn v.v...) - thời gian - tác giả áp dụng đối với hồ sơ nào?
A. Hồ sơ nguyên tắc
B. Hồ sơ được lập theo đặc trưng vấn đề
C. Hồ sơ công việc
D. Các hồ sơ là tập lưu văn bản đi của cơ quan
-
Câu 12:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan nào sau đây quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ?
A. Bộ Nội vụ
B. Chính phủ
C. Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Câu 13:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Dấu giáp lai được đóng tối đa bao nhiêu trang văn bản?
A. 05 trang văn bản
B. 10 trang văn bản
C. 15 trang văn bản
D. Đóng hết số trang văn bản
-
Câu 14:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Dấu “Tài liệu thu hồi” trên văn bản được thực hiện theo quy định nào sau đây?
A. Tại Điểm c, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TTBNV
B. Tại Khoản 4 Thông tư số 12/2002/TT-BCA
C. Tại Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11)
D. Khoản 1 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11)
-
Câu 15:
Thời hạn bảo quản Công văn trao đổi về Công tác lao động theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV?
A. 20 năm
B. 50 năm
C. 70 năm
D. 10 năm
-
Câu 16:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Ai là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ, bảo quản và nộp lưu hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào Lưu trữ cơ quan:
A. Văn thư
B. Văn thư, lưu trữ
C. Chánh Văn phòng (Trưởng phòng HCTH)
D. Người đứng đầu đơn vị của cơ quan, tổ chức
-
Câu 17:
Thời hạn bảo quản Hồ sơ về công tác bảo vệ trụ sở cơ quan theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV?
A. 20 năm
B. 50 năm
C. 70 năm
D. 10 năm
-
Câu 18:
Giá trị pháp lý của bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP?
A. Chỉ có giá trị thông tin, tham khảo
B. Không có giá trị pháp lý
C. Có giá trị pháp lý như bản chính
D. Không có giá trị pháp lý như bản chính
-
Câu 19:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Đối với bì văn bản gửi đi nhưng vì lý do nào đó mà Bưu điện trả lại thì cần phải làm gì?
A. Phải chuyển cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đó; đồng thời, ghi chú vào Sổ gửi văn bản đi bưu điện để kiểm tra, xác minh khi cần thiết
B. Phải chuyển cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đó để kiểm tra, xác minh khi cần thiết
C. Phải chuyển ghi chú vào Sổ gửi văn bản đi bưu điện để kiểm tra, xác minh khi cần thiết
D. Phải lưu văn bản đó lại văn thư để kiểm tra, xác minh khi cần thiết
-
Câu 20:
Theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV, Văn bản đi được nhân bản theo đúng số lượng được xác định ở phần nào sau đây?
A. Phần Nơi gửi của văn bản
B. Phần Kính gửi của văn bản
C. Phần Nơi nhận của văn bản
D. Phần Nơi nhận và phần kính gửi
-
Câu 21:
Theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV, Ký hiệu của Quyết định (Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành) nào sau đây được soạn thảo đúng?
A. Số: ../HĐND-QĐ
B. Số: .../QĐ-HĐND
C. Số: ../QĐ/HĐND
D. Số: ..-QĐ-HĐND
-
Câu 22:
Theo quy định củaNghị định số 01/2013/NĐ-CP, Ai có thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân được sử dụng hạn chế đã đến hạn được sử dụng rộng rãi đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử cấp trung ương?
A. Cục trưởng Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước
B. Bộ trưởng Bộ Nội vụ
C. Giám đốc lưu trữ lịch sử trung ương
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 23:
Theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, Thời hạn giao nộp tài liệu hành chính vào lưu trữ hiện hành được quy định là bao nhiêu năm?
A. Sau 3 tháng công việc kết thúc
B. Sau một năm kể từ năm công việc kết thúc
C. Sau 2 năm kể từ năm công việc kết thúc
D. Sau năm năm kể từ năm công việc kết thúc
-
Câu 24:
Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Có mấy phương án phân loại tài liệu?
A. Có 04 phương án phân loại tài liệu
B. Có 03 phương án phân loại tài liệu
C. Có 06 phương án phân loại tài liệu
D. Có 05 phương án phân loại tài liệu
-
Câu 25:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai có quyền quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng tại lưu trữ lịch sử?
A. Thủ tướng Chính phủ (lưu trữ Trung ương)
B. Chủ tịch UBND tỉnh (lưu trữ tỉnh)
C. Người đứng đầu Lưu trữ lịch sử
D. Bộ trưởng Bộ Nội vụ
-
Câu 26:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu lưu trữ quý, hiếm không phân biệt hình thức sở hữu được đăng ký với cơ quan nào?
A. Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương
B. Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương và cấp tỉnh
C. Đăng ký với cơ quan lưu trữ lịch sử
D. Đăng ký với cơ quan lưu trữ lịch sử có thẩm quyền
-
Câu 27:
Theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV, Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp được trình bày bằng loại chữ, kiểu chữ nào sau đây?
A. Loại chữ in thường; Kiểu chữ đứng
B. Loại chữ in hoa; Kiểu chữ đứng
C. Loại chữ in hoa; Kiểu chữ nghiêng
D. Loại chữ in thường; Kiểu chữ đứng.
-
Câu 28:
Theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV, Địa danh ghi trên văn bản của của Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh thuộc Bộ Tài chính (có trụ sở tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên) nào sau đây được soạn thảo đúng?
A. Mỹ Văn
B. Huyện Mỹ Văn
C. Hưng Yên
D. Tỉnh Hưng Yên
-
Câu 29:
Một trong những nguyên tắc quản lý lưu trữ Theo quy định của Luật Lưu trữ?
A. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ lịch sử Nhà nước Việt Nam
B. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam
C. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử Nhà nước Việt Nam
D. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam
-
Câu 30:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc mang tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử ra nước ngoài?
A. Chính phủ
B. Bộ Nội vụ
C. Bộ trưởng Bộ Nội vụ
D. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng