500 câu trắc nghiệm Kinh tế quốc tế
Mời các bạn cùng tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế quốc tế được đính kèm đáp án chi tiết. Nội dung của câu hỏi bao gồm: những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại. Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệnh tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lại lợi nhuận thông qua hoạt động mua và bán là:
A. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối gia ngay
B. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệnh tỷ giá
C. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn
D. Nghiệp vụ ngoại hối giao sau
-
Câu 2:
Ràng buộc thuế quan trong WTO nghĩa là:
A. Các nước thành viên không được quy định nhiều mức thuế
B. Các nước thành viên phải giảm thuế quan xuống mức 0% và giảm các biện pháp phi thuế
C. Các thành viên không được đánh thuế vượt quá mức thuế hiện hành
D. Các thành viên không được đánh thuế vượt quá mức thuế suất ràng buộc
-
Câu 3:
Là một nhà đầu tư ra nước ngoài, dưới giác độ quản lý ,bạn không chỉ quan tâm đến lợi nhuân mà còn quan tâm:
A. Nguồn nguyên liệu và giá nhân công rẻ
B. Phân tán rủi ro
C. Tiếp cận thị trường
D. Khả năng sinh lời
-
Câu 4:
ODA nằm trong tàikhoản nào trong số các tài khoản sau:
A. Tài khoản vãng lai
B. Tài khoản vốn
C. Tài khoản dự trữ chính thức quốc gia
D. Tài khoản chênh lệch số thống kê
-
Câu 5:
Phương thức cung cấp dịch vụ thứ ba theo quy định của GATS (và Hiệp định thương mại Việt-Mỹ) có thể là hình thức nào sau đây?
A. Một luật sư người Mỹ bay sang tư vấn cho cty chế biến thủy sản VN
B. Một cty VN XK hàng hóa sang Mỹ
C. Vietcombank mở văn phòng đại diện tại Mỹ và cung cấp dịch vụ cho các cty tại Mỹ
D. Vietcombank cung cấp dịch vụ thu đổi ngoại tệ cho một khách du lịch người Mỹ tại VN
-
Câu 6:
Trong cán cân thanh toán quốc tế thì ODA thuộc tài khoản nào?
A. Tài khoản vãng lai
B. Tài khoản vốn
C. Tài khoản dự trữ quốc gia
D. Tài khoản biến đổi số thống kê
-
Câu 7:
Phương thức cung cấp ODA:
A. Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách
B. Hỗ trợ chương trình
C. Hỗ trợ dự án
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 8:
Nhiệm vụ nào sau đây không phảI là nhiệm vụ cần giải quyết của nhiên cứu kinh tế quốc tế:
A. cung cấp những kién thức khái quát vè một nền kinh tế thế giới hiện đại
B. cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chính sách ảnh hưởng đến nó
C. cung cấp những kiến thức cơ bản về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
D. cung cấp nhứng kiến thức cơ bản về sự di chuyển quốc tế các nguồn lực
-
Câu 9:
Đối tượng áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế là:
A. Hàng máy móc thiết bị
B. Hàng nông sản thực phẩm
C. Hàng nguyên liệu thô sơ chế
D. Tất cả các hàng hóa mua bán trên thị trường
-
Câu 10:
Công cụ hạn chế xuất khẩu tự nguyện được sử dụng trong trường hợp:
A. Các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng
B. Các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá nhỏ ở một số mặt hàng
C. Các quốc gia có khối lượng nhập khẩu quá lớn ở một số mặt hàng
D. Các quốc gia có khối lượng nhập khẩu quá nhỏ ở một số mặt hàng
-
Câu 11:
Tiền điện bán cho các nhà đầu tư nước ngoài cao hơn Nhà đầu tư trong nước là vi phạm nguyên tắc nào trong thương mại quốc tế?
A. MFN
B. NT
C. Cạnh tranh công bằng
-
Câu 12:
Chức năng của thương mại quốc tế?
A. Làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
B. Giúp các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia
C. Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân do khai thác triệt để lợi thế của quốc gia
D. A và C
-
Câu 13:
Một hiệp định thương mại được ký ngày 13/7/2000 là một nấc thang quan trọng trong tiến trình bình thường hoá và phát triển quan hệ kinh tế thương mai của Việt Nam
A. Việt Nam – Trung Quốc
B. Việt Nam – Hoa Kỳ
C. Việt Nam - Nhật Bản
D. Việt Nam – CuBa
-
Câu 14:
Thương mại quốc tế làm cho nhóm lương thực thực phẩm:
A. giảm tỷ trọng rất mạnh và tương đối
B. không thay đổi
C. tăng lên
D. giảm tỷ trọng rất mạnh không những tương đối mà còn tuyệt đối
-
Câu 15:
Bán phá giá hàng hoá:
A. Giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
B. Giúp doanh nghiệp thực hiện bán phá giá đẩy mạnh xuất khẩu
C. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đó đẩy mạnh Xuất khẩu
D. Xuất khẩu chỉ tăng ở Doanh nghiệp và mặt hàng thực hiện bán phá giá
-
Câu 16:
Tái xuất khẩu là gì?
A. hoạt động tạm thời nhập khẩu hàng hóa dịch vụ sau đó xuất khẩu sang một nước thứ ba, với điều kiện hàng hóa không gia công chế biến
B. là hoạt động mà hàng hóa chuyển qua một nước trung gian nhưng tại đây không diễn ra hành vi mua bán, mà chỉ thực hiện dịch vụ vận tải kho bãi
C. Là hoạt động mang hàng hóa từ nước này sang nước khác
D. Không phải đáp án nào
-
Câu 17:
Xu hướng cơ bản của chính sách thương mại quốc tế
A. Sự phát triển của vòng cung châu Á – Thái bình Dương
B. Quốc tế hóa theo 2 cấp độ: khu vực hóa và toàn cầu hóa
C. Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch
D. Sự bành trướng của các cường quốc
-
Câu 18:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nằm trong hạng mục nào của cán cân thanh toán:
A. Tài khoản vãng lai
B. Tài khoản vốn
C. Tài khoản dự trữ chính thức quốc gia
D. Tài khoản chênh lệch số thống kê
-
Câu 19:
Hệ thống Bretton Woods là hệ thống có đặc điểm là gì?
A. Chế độ bản vị vàng
B. Chế độ bản vị vàng hối đoái
C. Hình thành hai tổ chức tài chính quốc tế là IMF và WB
D. Không ý nào ở trên
-
Câu 20:
Điều nào sau đây không đúng với tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước tiếp nhận đầu tư:
A. Góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn
B. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong nước
C. Ô nhiễm môi trường được khắc phục hoàn toàn do máy móc thiết bị hiện đại.
-
Câu 21:
Các mối quan hệ kinh tế quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan bởi:
A. Các nước đều muốn đa dạng hóa hàng, dịch vụ của mình
B. Do khác biệt về điều kiện tự nhiên và sự phát triển không đều của lực lượng sản xuất
C. Dân trong nước ưa hàng ngoại
D. Câu a và c
-
Câu 22:
Các chủ thể KTQT bao gồm:
A. Các nền kinh tế của các quốc gia độc lập trên thế giới
B. Các công ty, đơn vị kinh doanh
C. Các thiết chế QT, các tổ chức QT
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 23:
Tốc độ tăng trưởng của thương mại "vô hình" nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thương mại "hữu hình" thể hiện:
A. Sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
B. Phạm vi phát triển của thương mại vô hình như dịch vụ quốc tế ngày càng mở rộng
C. Tỷ trọng hàng thô giảm, tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế tạo tăng
D. Cả a, b, c
-
Câu 24:
Các bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới bao gồm?
A. Các quốc gia trên thế giới
B. Các tổ chức kinh tế quốc tế cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế
C. Các quốc gia và các liên kết kinh tế quốc tế
D. Các chủ thể kinh tế quốc tế (bao gồm các quốc gia các chủ thể ở cấp độ cao hơn và thấp hơn quốc gia cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế)
-
Câu 25:
Các thành viên của APEC là:
A. Tất cả các quốc gia có chủ quyền độc lập
B. Các quốc gia nằm ở Đông Nam châu Á
C. Các nền kinh tế nằm cạnh vùng biển châu Á Thái Binh Dương