350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế
Với hơn 350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Các loại đất chính của Việt Nam:
A. phù sa, pheralit, bazan
B. phù sa, bazan, phiến thạch
C. phù sa, bazan, cát pha
D. bazan, phù sa, ven biển
-
Câu 2:
Lương thực được chú trọng đầu tư phát triển ở Việt Nam vì:
A. Cung cấp khối lượng nông phẩm lớn
B. Ổn định đời sống và xuất khẩu lớn
C. Có thị trường thế giới
D. Điều kiện sản xuất thuận lợi
-
Câu 3:
Khí hậu Việt Nam mang tính chất:
A. nhiệt đới, gió mùa châu á
B. nhiệt đới, gió mùa, đồi núi
C. cận nhiệt đới, gần biển, gió mùa
D. nhiệt đới, gió mùa đông nam á
-
Câu 4:
Hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn nào của phát triển dân số:
A. tăng nhanh
B. tăng chậm
C. giảm chậm
D. tăng hợp lý
-
Câu 5:
Cần phân bố và phát triển công nghiệp trong cả nước vì:
A. Trình độ kỹ thuật cao
B. Có tác động lớn đến phát triển ngành nông nghiệp
C. Tạo khả năng phát triển và phân bố nhiều ngành sản xuất và cơ cấu hạ tầng
D. Giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống
-
Câu 6:
Nước ta phát triển được tất cả các ngành vận tải hiện đang sử dụng phổ biến trên thế giới vì:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho tất cả các ngành vận tải đó
B. Do ở vào bán đảo đông dương nơi có các nước láng giềng đang phát triển mạnh
C. Dân số đông nhu cầu di chuyển giữa các vùng lớn
D. Cần giao lưu kinh tế quốc tế
-
Câu 7:
Tình hình tăng dân số tự nhiên của Việt Nam hiện nay:
A. Còn tăng nhanh
B. Đã chậm ngang mức trung bình của thế giới
C. Mức sinh giảm, mức tử giảm
D. Mức sinh giảm chậm, mức tử giảm nhanh
-
Câu 8:
Vùng nào ở HK có diện tích nhỏ nhất nhưng lại đông dân nhất và tập trung nhiều công nghiệp nhất?
A. Miền tây giàu có tài nguyên
B. Miền nam nóng ẩm
C. Miền trung tây với những vùng đất phì nhiêu bao la
D. Miền đông bắc với cảng biển lớn và ngũ hổ
-
Câu 9:
Lý do chính để các nước đông nam á chuyển sang công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu là:
A. Do nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm công nghiệp của đông nam á
B. Xu thế chuyển dịch cơ cấu trong nền công nghiệp thế giới (chuyển các cơ sở công nghiệp có nhu cầu kỹ thuật thấp, kém an toàn sang các nước đang phát triển)
C. Do quy mô thị trường nội địa nhỏ và các nước ko thể tự cân bằng thanh toán khi thực hiện công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (ISI)
D. Không có đáp án nào đưa ra là đúng
-
Câu 10:
Các nước đông nam á có vị trí bán đảo và đảo tạo ra thuận lợi nào nhất:
A. Nông nghiệp phát triển
B. Công nghiệp nhiều ngành
C. Trong lĩnh vực môi trường
D. Vận tải phát triển
-
Câu 11:
Phân bố công nghiệp giữa các vùng ở nước ta hiện nay có hiện tượng:
A. Chênh lệch lớn giữa tất cả các vùng
B. Không có sự chênh lệch
C. Chỉ chênh lệch giữa miễn bắc và miền nam
D. Chỉ chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi
-
Câu 12:
Nét độc đáo trong dân cư Trung quốc so với các nước đang phát triển khác thể hiện ở:
A. Kết cấu tuổi
B. Kết cấu giới tính
C. Tỷ lệ tăng dân số
D. Kết cấu dân tộc
-
Câu 13:
Nguyên nhân nào là chủ yếu của xu thế nền kinh tế thống nhất:
A. Các quốc gia cùng tồn tại trên trái đất, nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng, các nước trở thành những mắt xích của nền kinh tế thế giới
B. Do sản xuất phát triển nhanh dẫn đến thiếu nguyên nhiên liệu, thiếu kỹ thuật
C. Do nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, ưu chuộng hàng ngoại, ưu sự đa dạng
D. Một số nước có nhu cầu sx và tiêu dùng giống nhau nên liên kết. Xây dựng thị trường chung, liên kết sản xuất
-
Câu 14:
Nước Pháp là 1 nước TBCN già nua, nhưng không bị tụt hậu trong thế giới hiện đại. Vì sao?
A. Vì Pháp nằm ở giữa thế giới văn minh cao
B. Vì Pháp luôn tìm ra những mũi nhọn mới
C. Vì dân tộc Pháp rất năng động
D. Vì Pháp có một đội ngũ trí thức giàu tài năng
-
Câu 15:
Môi trường địa lý chỉ chịu tác động của:
A. Quy luật tự nhiên và hoạt động xã hội
B. Quy luật xã hội và tác động của con người
C. Các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội
D. Con người
-
Câu 16:
Trường hợp nào môi trường tốt nhất khi tổng chất thải:
A. Bằng tổng chất thải sản xuất + tổng chất thải sinh hoạt
B. Nhỏ hơn khả năng hấp thụ của môi trường
C. Lớn hơn khả năng hấp thụ của môi trường
D. Bằng khả năng hấp thụ của môi trường
-
Câu 17:
Nước nào có dân số đông nhất trong khối ASEAN:
A. Việt Nam
B. Thái lan
C. Philippin
D. Inđônêxia
-
Câu 18:
Rừng Việt Nam bị suy thoái nhiều vì:
A. khai thác vô ý thức
B. do không có khả năng trồng lại
C. do nông nghiệp lấn chiếm đất rừng
D. do khai thác khoáng sản, nhiên liệu
-
Câu 19:
Sự khác nhau cơ bản của vùng kinh tế tổng hợp với các loại vùng kinh tế khác là:
A. Phát triển nhiều ngành
B. Phát triển để sử dụng hợp lý mọi điều kiện kinh tế của vùng
C. Thúc đẩy chuyên môn hoá phát triển
D. Xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý của vùng
-
Câu 20:
Các loại đường giao thông sắt và ô tô phát triển ở miền múi gặp khó khăn nào là chủ yếu:
A. Khí hậu nhiệt đới
B. Nhiều sông suối
C. Địa hình cắt xẻ 3/4 diện tích là đồi núi
D. Cả 3 tình huống đưa ra đều đúng
-
Câu 21:
Đặc điểm và xu hướng nào quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới:
A. Đa dạng
B. Mâu thuẫn
C. Thống nhất
D. Không đều
-
Câu 22:
Khó khăn chủ yếu về điều kiện tự nhiên của Nhật là:
A. Phần lớn đất đai là đồi núi
B. Nghèo tài nguyên thiên nhiên
C. Nhiều thiên tai
D. Vị trí quần đảo
-
Câu 23:
Vùng nào đang có tỉ lệ tăng dân số thấp nhất:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Nông thôn
C. Miền núi cả nước
D. Ven biển cả nước
-
Câu 24:
Phương thức sản xuất nào bắt đầu có vùng kinh tế:
A. Phong kiến
B. TBCN
C. Nô lệ
D. XHCN
-
Câu 25:
Tại sao Trung Quốc không thể tiến hành khai phá miền tây để tạo ra sự phát triển như Hoa kỳ đã làm thế kỷ XIX?
A. Vì lợi ích thu được không bù nổi chi phí
B. Vì miền tây quá hiểm trở, khó khăn
C. Vì Trung quốc không đủ vốn đầu tư
D. Vì không đủ phương tiện kỹ thuật