260 câu trắc nghiệm Thủ tục hải quan
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 260 câu hỏi trắc nghiệm Thủ tục hải quan - có đáp án, bao gồm các quy trình về thủ tục hải quan, khai thủ tục hải quan, chứng từ khai hải quan,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan khi:
A. Hàng hóa được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan trên hệ thống
B. Hàng hóa không thuộc diện phải kiểm tra thực tế và hàng hóa không thuộc đối tượng phải nộp, xuất trình hồ sơ
C. Cơ quan hải quan yêu cầu đối với các trường hợp phải nộp, xuất trình hồ sơ theo quy định
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 2:
Quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan gồm có các bước sau đây:
A. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai
B. Kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với luồng 2, 3); Kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng 3)
C. Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ thuế; Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
D. Tất cả các bước trên
-
Câu 3:
Trường hợp tờ khai được Hệ thống phân luồng 1, người khai hải quan thực hiện:
A. Cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh sách hàng hóa cho cho cơ quan kinh doanh kho bãi cảng hoặc cơ quan hải quan (giám sát)
B. In danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và nộp cho cơ quan kinh doanh kho bãi cảng hoặc cơ quan hải quan (giám sát) để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
C. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống
D. Cả 3 công việc trên
-
Câu 4:
Trường hợp tờ khai được phân luồng 2, người khai hải quan thực hiện:
A. Mang tờ khai điện tử in (hoặc cung cấp số tờ khai) và hồ sơ đến Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai đểnộp, xuất trình
B. In danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và nộp cho cơ quan kinh doanh kho bãi cảng hoặc cơ quan hải quan (giám sát) để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
C. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống
D. Cả 3 công việc trên
-
Câu 5:
Trường hợp tờ khai được phân luồng 3, người khai hải quan thực hiện:
A. Mang tờ khai điện tử in (hoặc cung cấp số tờ khai) và hồ sơ đến Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai đểnộp, xuất trình và xuất trình hàng hóa để kiểm tra
B. In danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và nộp cho cơ quan kinh doanh kho bãi cảng hoặc cơ quan hải quan (giám sát) để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
C. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống
D. Cả 3 công việc trên
-
Câu 6:
Người khai hải quan dùng nghiệp vụ nào sau đây để khai báo tờ khai chính thức:
A. IDA/EDA
B. IDB/EDB
C. IDC/EDC
D. AMA/AMC
-
Câu 7:
Người khai hải quan dùng nghiệp vụ nào sau đây để khai báo trước tờ khai:
A. IDA/EDA
B. IDB/EDB
C. IDC/EDC
D. AMA/AMC
-
Câu 8:
Người khai hải quan dùng nghiệp vụ nào sau đây để gửi hồ sơ chứng từ qua hệ thống:
A. OLA
B. IDA/EDA
C. HYS (khai áo đnihs kèm file điện tử)
D. IDA01
-
Câu 9:
Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau:
A. Sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan
B. Chủ hàng đã nộp thuế hoặc có bảo lãnh
C. Thiếu một số chứng từ được cơ quan hải quan cho phép chậm nộp
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 10:
Giải phóng hàng là:
A. Việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá được XK, NK khi đáp ứng các điều kiện theo quy định
B. Việc cơ quan hải quan cho phép hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục hải quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và giao cho doanh nghiệp tự bảo quản
C. Việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá được thông quan hoặc đặt dưới một chế độ quản lý hải quan khác
D. Việc cơ quan hải quan cho phép hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa về kho riêng bảo quản
-
Câu 11:
Giải phóng hàng được áp dụng trong trường hợp:
A. Phải thực hiện việc phân tích, phân loại hoặc giám định để xác định mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, khối lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan
B. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và người khai hải quan nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính
C. Trường hợp cơ quan hải quan nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, người khai hải quan đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thực hiện giải phóng hàng trên cơ sở số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan và thực hiện tham vấn trị giá; người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được giải phóng hàng hóa nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 12:
Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được thông quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra chuyên ngành hoặc chủ hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì:
A. Địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan
B. Hàng hóa đưa về bảo quản chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi được thông quan
C. Chủ hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan hải quan quyết định thông quan
D. Cả 3 câu trên
-
Câu 13:
Các trường hợp hàng hóa được mang về bảo quản:
A. Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định
B. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không
C. Hàng hoá phải thực hiện kiểm dịch động thực vật, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn, chất lượng trước khi thông quan
D. Câu b và c đều đúng
-
Câu 14:
Trường hợp lô hàng phải kiểm dịch động vật, thực vật, doanh nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
A. Thông quan
B. Đưa hàng hóa về bảo quản
C. Giải phóng hàng
D. Tạm giải phóng hàng
-
Câu 15:
Lô hàng thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm, doanh nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
A. Thông quan
B. Giải phóng hàng
C. Đưa hàng hóa về bảo quản
D. Tạm giải phóng hàng
-
Câu 16:
Trường hợp lô hàng phải phân tích, phân loại để xác định tên gọi, thành phần, công dụng, mã số HS, doanh nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
A. Thông quan
B. Giải phóng hàng
C. Tạm giải phóng hàng
D. Đưa hàng hóa về bảo quản
-
Câu 17:
Trường hợp lô hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, doanh nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
A. Thông quan
B. Đưa hàng hóa về bảo quản
C. Giải phóng hàng
D. Tạm giải phóng hàng
-
Câu 18:
Trường hợp đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp chứng từ nào sau đây:
A. Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đặc biệt
B. Chỉ nộp văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản
C. Chỉ nộp giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
D. Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm) và văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản
-
Câu 19:
Thời hạn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được thực hiện như sau:
A. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra
B. Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra hoặc ngày lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác
C. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra
D. Theo quy định của pháp luật có liên quan
-
Câu 20:
Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn:
A. 30 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra
B. 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra
C. 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra
D. Theo quy định của pháp luật có liên quan