100 câu trắc nghiệm công chức Chuyên ngành Công thương
Tổng hợp và chia sẻ hơn 100 câu trắc nghiệm ôn thi công chức Chuyên ngành Công thương có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính Phủ về sản xuất, kinh doanh rượu thì thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là bao nhiêu năm?
A. 05 năm
B. 03 năm
C. 15 năm
D. 12 năm
-
Câu 2:
Theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính Phủ về sản xuất, kinh doanh rượu thì trong vòng bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp phải xem xét và cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho doanh nghiệp?
A. 15 ngày
B. 10 ngày
C. 07 ngày
D. 20 ngày
-
Câu 3:
Theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính Phủ về sản xuất, kinh doanh rượu thì Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có thời hạn bao nhiêu năm?
A. 03 năm
B. 02 năm
C. 05 năm
D. 08 năm
-
Câu 4:
Theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính Phủ về sản xuất, kinh doanh rượu thì nội dung nào sau đây là không đúng với quy định về quyền và nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại?
A. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường
B. Phải đăng ký sản xuất rượu thủ công với chính quyền địa phương và đề nghị chính quyền địa phương xác nhận việc sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 12 của Nghị định 94/2012/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2012
C. Bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, đăng ký nhãn hàng hóa và phải dán tem
D. Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ tổ chức, cá nhân chỉ cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra
-
Câu 5:
Những nội dung nào dưới đây được quy định về “Nhãn hàng hóa sản phẩm rượu” thuộc Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính Phủ về sản xuất, kinh doanh rượu?
A. Sản phẩm rượu tiêu thụ tại Việt Nam phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa thực phẩm
B. Đối với rượu sản xuất để xuất khẩu thì thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo yêu cầu của nước nhập khẩu với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu
C. Sản phẩm rượu chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại)
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 6:
Những nội dung nào dưới đây được quy định về “Tem sản phẩm rượu” thuộc Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính Phủ về sản xuất, kinh doanh rượu?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 sản phẩm rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước lưu hành trên thị trường phải được dán tem
C. Bộ Tài chính quy định việc in, ban hành tem và quản lý sử dụng tem sản phẩm rượu tiêu thụ trong nước và tem sản phẩm rượu nhập khẩu
D. Tem sản phẩm rượu sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ trong nước chỉ được cấp cho các tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu
-
Câu 7:
Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính Phủ về kinh doanh xăng dầu thì thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thuộc cơ quan nào?
A. Sở Công Thương nơi thương nhân thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu xăng dầu qua cảng
B. Phòng Kinh tế quận
C. Bộ Công Thương
D. Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính
-
Câu 8:
Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính Phủ về kinh doanh xăng dầu thì trong vòng bao nhiêu ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho thương nhân?
A. 15 ngày
B. 10 ngày
C. 30 ngày
D. 20 ngày
-
Câu 9:
Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính Phủ về kinh doanh xăng dầu thì Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cấp mới có thời hạn hiệu lực là bao nhiêu năm?
A. 5 năm
B. 3 năm
C. 10 năm
D. 12 năm
-
Câu 10:
Theo Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/07/2007, Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
A. Bộ Khoa học và Công nghệ
B. Bộ Công an
C. Bộ Tài nguyên và Môi trường
D. Bộ Công thương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
-
Câu 11:
Theo Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/07/2007, các tổ chức, cá nhân nào sau đây phải khai báo hóa chất với Bộ Công thương?
A. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất
B. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất
C. Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất
D. Tổ chức, cá nhân cung ứng hóa chất
-
Câu 12:
Theo Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/04/2009 của Chính phủ, cơ quan nào sau đây độc quyền sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp?
A. Ủy ban nhân dân tỉnh
B. Bộ Quốc phòng
C. Nhà nước
D. Bộ Công Thương
-
Câu 13:
Theo Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004, thẩm quyền quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện thuộc về tổ chức, cá nhân nào sau đây?
A. Bộ trưởng Bộ Công an
B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
C. Bộ trưởng Bộ Công Thương
D. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
-
Câu 14:
Theo Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2013, tổ chức, cá nhân nào sau đây quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp?
A. Bộ Trưởng Bộ Công an
B. Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng
C. Bộ trưởng Bộ Công Thương
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 15:
Thẩm quyền phê duyệt danh mục các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ thuộc về tổ chức, cá nhân nào sau đây?
A. Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ trưởng Bộ Công Thương
C. Quốc hội
D. Chính phủ
-
Câu 16:
Đơn vị, tổ chức nào dưới đây theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt?
A. Bộ Công Thương
B. Tổng cục Năng lượng
C. Viện Năng lượng
D. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-
Câu 17:
Theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, khi bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn bao nhiêu ngày, đơn vị điện lực có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép?
A. 15 ngày
B. 20 ngày
C. 50 ngày
D. 90 ngày
-
Câu 18:
Theo Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004, tổ chức, đơn vị nào dưới đây quy định cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp?
A. Chính phủ
B. Bộ Công Thương
C. Tập Đoàn Điện lực Việt Nam
D. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-
Câu 19:
Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2013, trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần, thì sau bao nhiêu ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện?
A. 15 ngày
B. 20 ngày
C. 25 ngày
D. 30 ngày
-
Câu 20:
Theo Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực?
A. 20 ngày
B. 30 ngày
C. 40 ngày
D. 50 ngày
-
Câu 21:
Theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ đối với bên mua điện khi sử dụng điện năng ít hơn 15 kWh/tháng, chu kỳ ghi chỉ số công tơ được quy định như thế nào theo các phương án dưới đây?
A. Do hai bên thoả thuận
B. Ghi chỉ số một lần trong một tháng
C. Ghi chỉ số một lần trong hai tháng
D. Ghi chỉ số một lần trong ba tháng
-
Câu 22:
Theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ khi bên mua điện và bên bán điện đáp ứng đầy đủ các điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc?
A. 5 ngày
B. 7 ngày
C. 9 ngày
D. 12 ngày
-
Câu 23:
Theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ khi bên mua điện mua dưới 50.000 kWh/tháng, để sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ điện của bên bán điện được tiến hành như thế nào theo các phương án dưới đây?
A. Ghi chỉ số một lần trong một tháng
B. Ghi chỉ số hai lần trong một tháng
C. Ghi chỉ số ba lần trong một tháng
D. Do hai bên tự thỏa thuận
-
Câu 24:
Theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ khi bên mua điện mua từ 50.000 kWh/tháng đến 100.000 kWh/tháng, sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ điện của bên bán điện được tiến hành như thế nào theo các phương án dưới đây?
A. Ghi chỉ số một lần trong một tháng
B. Ghi chỉ số hai lần trong một tháng
C. Ghi chỉ số ba lần trong một tháng
D. Do hai bên tự thỏa thuận
-
Câu 25:
Theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ khi bên mua điện mua trên 100.000 kWh/tháng, sử dụng ngoài mục đích sinh hoạt, việc ghi chỉ số công tơ điện của bên bán điện được tiến hành như thế nào theo các phương án dưới đây?
A. Ghi chỉ số một lần trong một tháng
B. Ghi chỉ số hai lần trong một tháng
C. Ghi chỉ số ba lần trong một tháng
D. Ghi chỉ số ba lần trong một tháng
- 1
- 2
- 3
- 4
- Đề ngẫu nhiên
Phần