500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người.
A. Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử.
-
Câu 2:
Dân gian có câu : “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Vị thánh trong câu ca dao trên là vị nào ?
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài
-
Câu 3:
Trong Ngũ hành, hành nào được đặt vào vị trí trung tâm, cai quản bốn phương?
A. Hành Thổ
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy
D. Hành Kim
-
Câu 4:
Chế độ mẫu hệ đã làm “nguyên lý Mẹ” ăn sâu trong tâm tí và tính cách của người Việt, thể hiện độc đáo trong đời sống tâm linh qua:
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
D. Tục thờ Tứ bất tử
-
Câu 5:
Đầu thế kỷ XX, Hải Phòng trở thành hải cảng lớn thứ mấy ở Đông Dương?
A. Thứ ba
B. Thứ tư
C. Thứ hai
D. Thứ nhất
-
Câu 6:
Điều kiện địa lý Việt Nam được coi là 3 hằng số cơ bản:
A. Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền
B. Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài
C. Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu.
D. Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa.
-
Câu 7:
Điệu múa - chiêng cồng đi vòng quanh hũ rượu ba lần theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để?
A. Mô phỏng đường đi của mặt trăng
B. Mô phỏng đường đi của trái đất
C. Mô phỏng đường đi của mặt trời từ đông sang tây
D. Ước mong trẻ lại
-
Câu 8:
Theo điều "Tam bất khả xuất" trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông không được phép bỏ vợ?
A. Người vợ không có con
B. Người vợ đã để tang cha mẹ chồng
C. Người vợ cãi cha mẹ chồng
D. Người vợ hay ghen tuông
-
Câu 9:
Thời kì Bắc thuộc là cách gọi của các nhà sử học về khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1407 đến 1427
B. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
C. Từ thế kỉ I đến thế kỉ X
D. Khoảng 500 năm trước công nguyên
-
Câu 10:
Trong Chu Dịch, quẻ Bi có từ "văn" và "hóa" và được hiểu là:
A. Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ).
B. Bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán
C. Trồng trọt và nuôi dưỡng tinh thần
D. Gồm tín ngưỡng và phong tục
-
Câu 11:
Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một nước ...
A. Nước phát triển nhất
B. Văn hiến Quốc tế
C. Nước có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại
D. Văn hiến chi bang
-
Câu 12:
Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa; có kỹ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt; có nhiều loại hình nông cụ như cuốc, xẻng, mai, thuổng, lưỡi cày bằng kim loại... là những đặc trưng trong văn hóa nông nghiệp của:
A. Cư dân văn hóa Đồng Nai
B. Cư dân văn hóa Hòa Bình
C. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
D. Cư dân văn hóa Đông Sơn
-
Câu 13:
Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu?
A. Quyền lợi của làng xã
B. Quyền lợi của gia tộc
C. Sự phù hợp của đôi trai gái
D. Sự phù hợp giữa mẹ chồng - nàng dâu
-
Câu 14:
Tục lệ nào sau đây được tiến hành trong lễ hợp cẩn để cầu chúc cho hai vợ chồng mới cưới luôn gắn bó yêu thương nhau?
A. Tục trao cho nhau nắm đất và gói muối
B. Mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm
C. Tục giã cối đón dâu
D. Tục uống rượu, ăn cơm nếp
-
Câu 15:
Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng và đôi đũa. Những lễ vật này có ý nghĩa:
A. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại
B. Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết
C. Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia
D. Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết
-
Câu 16:
Hệ thống xưng hô của người Việt có các đặc điểm chính sau:
A. Chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng
B. Có số lượng phong phú và tính lịch sự cao
C. Chú trọng đến sự tế nhị và ý tứ trong giao tiếp
D. Có tính thân mật hóa, có tính cộng đồng hóa, có tính tôn ti
-
Câu 17:
Phường Thụy Chương và Nghi Tàm thời Lê nổi tiếng với nghề gì?
A. Nghề làm giấy
B. Nghề làm gốm
C. Nghề đúc đồng
D. Nghề dệt vải, lụa
-
Câu 18:
Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
-
Câu 19:
Đặc trưng nào là đặc trưng hàng đầu của văn hóa?
A. Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử.
-
Câu 20:
Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là:
A. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương Bắc
B. Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc
C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ
D. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
-
Câu 21:
Với cơ chế Ngũ hành, bên trong cơ thể người có Ngũ phủ, Ngũ tạng, Ngũ quan, Ngũ chất…Trong khi đó, dân gian lại thường nói "lục phủ ngũ tạng". Vậy phủ thứ sáu không được nêu trong Ngũ phủ là phủ nào?
A. Tiểu tràng
B. Tam tiêu
C. Đởm
D. Vị
-
Câu 22:
Chủng người nào là cư dân Đông Nam Á cổ?
A. Indonésien
B. Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.
-
Câu 23:
Câu "Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ" nói về một nguyên tắc của hôn nhân truyền thống là phải đáp ứng được:
A. Quyền lợi của làng xã
B. Quyền lợi của gia tộc
C. Quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu
D. Sự phù hợp của đôi trai gái.
-
Câu 24:
Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ
-
Câu 25:
Ngành sản xuất chính của người Việt cổ là:
A. Trồng các loại hoa màu
B. Nghề thủ công truyền thống như: đúc đồng, nung gốm, đục đá, khắc gỗ, sơn chạm, đan lát...
C. Nông nghiệp - trồng lúa nước
D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
-
Câu 26:
Vùng văn hóa Tây Nguyên có khoảng bao nhiêu dân tộc?
A. Hơn 30 dân tộc
B. Khoảng 35 dân tộc
C. 40 dân tộc
D. Gần 20 dân tộc
-
Câu 27:
Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:
A. Austroasiatic
B. Australoid
C. Austronésien
D. Mongoloid
-
Câu 28:
Bánh trưng, bánh truyền thống của dân tộc Việt tượng trưng cho:
A. Đất
B. Cả âm và dương
C. Mặt trăng
D. Trời
-
Câu 29:
Hình ảnh "vỏ Tàu lõi Việt" là đặc thù của đơn vị xã hội cổ truyền nào của người Việt?
A. Làng
B. Đô thị
C. Gia đình
D. Quốc gia
-
Câu 30:
Các đô thị cổ của Việt Nam đa số được hình thành theo hướng:
A. Bộ phận làm kinh tế xuất hiện trước
B. Bộ phận quản lý hành chính có trước
C. Bộ phận kinh tế-hành chính xuất hiện đồng thời
D. Nông thôn phát triển thành đô thị