480 Câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư
Bộ 480 câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về thiết lập dự án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư, quản lý thời gian thực hiện dự án, ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Dự án A có thời gian thi công 2 năm, thời gian khai thác là 30 năm, thời gian thanh lý là 1 năm. Vòng đời của dự án A là:
A. 33 năm
B. 32 năm
C. 31 năm
D. 30 năm
-
Câu 2:
Quản lý tổng thể nhiều dự án, bằng:
A. Ma trận SWOT
B. Ma trận bên trong
C. Ma trận bên ngoài
D. Ma trận % hoàn thành dự án
-
Câu 3:
Vị trí của công việc cùng tên nằm trong các tiến trình khác nhau của sơ đồ PERT khi đưa vào sơ đồ PERT cải tiến, thì:
A. Giống nhau
B. Khác nhau
C. Tùy theo độ dài thời gian của mỗi tiến trình
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 4:
Chi phí để sản xuất một lọai sản phẩm trong phạm vi từ 1500 sản phẩm đến 5000 sản phẩm bao gồm:
Chi phí cố định: 250.000.000 đ
Chi phí biến đổi: 100.000 đ/ sản phẩm
Giá bán: 200.000 đ/sản phẩm. Sản lượng hòa vốn lý thuyết của hoạt động đầu tư này là:
A. 2400 cái
B. 2600 cái
C. 2500 cái
D. 2000 cái
-
Câu 5:
Công suất hòa vốn là:
A. Công suất lý thuyết
B. Công suất thiết kế
C. Công suất thực tế
D. Công suất kinh tế tối thiểu
-
Câu 6:
Phần tóm tắt được trình bày trong bố cục của một dự án khả thi, gồm:
A. 12 nội dung
B. 13 nội dung
C. 14 nội dung
D. 15 nội dung
-
Câu 7:
Công ty Castrol Việt Nam dự định đầu tư một nhà máy pha chế nhớt với số vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu USD. Lợi nhuận ròng và khấu hao từ năm 1 đến năm 4 là 36,48 triệu USD. Sau 4 năm hoạt động nhà máy thanh lý với số tiền là 20 triệu USD. Với lãi suất tính toán: i1 = 20% và i2 = 23%; Vậy tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của nhà máy là:
A. 18%
B. 25%
C. 19%
D. 22%
-
Câu 8:
Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên:
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2008
B. Mua 2 dây chuyền ở năm 2008
C. Mua 3 dây chuyền ở năm 2008
D. Mua 4 dây chuyền ở năm 2008
-
Câu 9:
Cho sơ đồ PERT của một dự án với thời gian được tính bằng tháng, thời gian mong muốn ngắn nhất của từng công việc và chi phí rút ngắn thời gian (tỷ đồng/tháng). Với thời gian rút ngắn thi công dự án là 5 tháng. Trên phương diện chi phí, hãy chọn câu sai:
A. Rút ngắn 01 tháng của công việc B
B. Rút ngắn 03 tháng của công việc J
C. Rút ngắn 01 tháng của công việc H
D. Rút ngắn 01 tháng của công việc F
-
Câu 10:
ODA và FDI khác nhau ở phương thức đầu tư:
A. ODA là đầu tư trực tiếp
B. FDI là đầu tư gián tiếp
C. FDI là cho vay
D. ODA là vốn hỗ trợ phát triển chính thức
-
Câu 11:
Số liệu của hai dự án như sau:
Dự án Hiện giá dòng vào Hiện giá dòng ra X 3 1 Y 16 10 Chọn phương án đúng dưới đây:
A. Tỷ số B/C và NPV của dự án X là 3 và 6
B. Tỷ số B/C và NPV của dự án Y là 1,6 và 2
C. Tỷ số B/C và NPV của dự án Y là 2 và 6
D. Tỷ số B/C và NPV của dự án X là 3 và 2
-
Câu 12:
Trong công thức EAC = ETC + ACWP, thì ETC là:
A. Chi phí dự báo để hoàn thành cả dự án
B. Chi phí được ước lượng để hoàn thành phần còn lại của dự án
C. Phần còn lại của công việc
D. Chi phí thực tế đã bỏ ra
-
Câu 13:
Dự án lắp ghép khu nhà công nghiệp có nội dung: “Làm móng nhà (A), thời gian 5 tuần, bắt đầu ngay. Vận chuyển cần cẩu (B), 1 tuần, bắt đầu ngay. Lắp dựng cần cẩu (C), 3 tuần, sau vận chuyển cần cẩu. Vận chuyển cấu kiện (D), 4 tuần, bắt đầu ngay. Lắp ghép khung nhà (E), 7 tuần, sau lắp dựng cần cẩu.” Vậy thời gian dự trữ của công việc A, là:
A. 0 tuần
B. 1 tuần
C. 2 tuần
D. 3 tuần
-
Câu 14:
Công ty Cao su Đồng Nai dự định đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến mủ cao su với các dữ liệu sau:
ĐVT: Triệu đồng
Năm 0 1 2 3 Ngân lưu vào 300 300 300 Ngân lưu ra 400 100 100 100 Suất chiết khấu = 10% Tỷ số B/C (Tỷ số lợi ích/ chi phí) là:
A. 1,250
B. 1,150
C. 2,345
D. 0,987
-
Câu 15:
Nếu nguyên liệu sản xuất của nhà máy là nguyên liệu ngoại nhập. Vậy thì địa điểm xây dựng nhà máy, trước hết phải:
A. Gần khu dân cư
B. Gần thị trường tiêu thụ
C. Gần sân bay, bến cảng
D. Gần trường học
-
Câu 16:
Cho vay tiền lấy lãi của các tổ chức tín dụng là phương thức đầu tư:
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Trung gian
D. Vừa có trực tiếp vừa có gián tiếp
-
Câu 17:
Cho sơ đồ PERT cải tiến của một dự án:
A. Công việc E vẽ sai
B. Công việc F vẽ sai
C. Công việc H vẽ sai
D. Công việc I vẽ sai
-
Câu 18:
Cho sơ đồ PERT của một dự án:
Biết thời gian dự tính ngắn nhất của từng công việc (tn): A=3; B=2; C=2; D=6; E=2; F=4 tuần lễ và chi phí để rút ngắn thời gian xuống 1 tuần lễ của từng công việc là: B=50; C=50; D=30; E=100 triệu đồng. Nếu rút ngắn thời gian hoàn thành dự án xuống còn 13 tuần và đơn vị rút ngắn lấy theo số nguyên của tuần. Rút ngắn tiến trình tới hạn lần đầu tiên, phương án có chi phí thấp nhất là:
A. 30 triệu đồng
B. 50 triệu đồng
C. 100 triệu đồng
D. 150 triệu đồng
-
Câu 19:
Báo cáo ngân lưu của dự án được lập theo phương pháp:
A. Trực tiếp và Gián tiếp
B. Nội suy và Ngoại suy
C. Gián tiếp và Ngoại suy
D. Trực tiếp và nội suy
-
Câu 20:
Dự án “ĐÀO AO THẢ CÁ” có nội dung như sau:
“Đào ao (ký hiệu: A), tiến hành ngay từ đầu với thời hạn 4 tuần. Tìm nguồn và hợp đồng mua cá giống (B), 1 tuần bắt đầu ngay. Kè bờ ao (C), 2 tuần sau đào ao. Làm tường rào bao quanh (D), 3 tuần bắt đầu ngay. Rửa ao, nhận cá giống và thả cá (E), 1 tuần sau kè bờ ao và tìm nguồn, hợp đồng mua cá giống”.Cho biết thời gian mong muốn ngắn nhất của công việc A là 3; B là 1; C là 1,5; D là 2 và E là 0,5 tuần. Chi phí rút ngắn thời gian của công việc A là 10; C là 8,5; D là 5 và E là 9,5 triệu đồng/tuần. Nếu phải rút ngắn thời gian thi công dự án xuống 2 tuần, phương án rút ngắn có chi phí thấp nhất là:
A. 18 triệu đồng
B. 19 triệu đồng
C. 20 triệu đồng
D. 21 triệu đồng
-
Câu 21:
Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. Công suất thực tế của dự án ở năm 2008, là:
A. 20.000 tấn/năm
B. 12.000 tấn/năm
C. 10.000 tấn/năm
D. 15.600 tấn/năm
-
Câu 22:
Đầu tư trực tiếp là phương thức đầu tư, mà trong đó chủ đầu tư:
A. Trực tiếp tham gia quản trị vốn bỏ ra
B. Không trực tiếp tham gia quản trị vốn bỏ ra
C. Cho vay
D. Tất cả các câu đều sai
-
Câu 23:
Dự án “ĐÀO AO THẢ CÁ” có nội dung như sau:
“Đào ao (ký hiệu: A), tiến hành ngay từ đầu với thời hạn 4 tuần. Tìm nguồn và hợp đồng mua cá giống (B), 1 tuần bắt đầu ngay. Kè bờ ao (C), 2 tuần sau đào ao. Làm tường rào bao quanh (D), 3 tuần bắt đầu ngay. Rửa ao, nhận cá giống và thả cá (E), 1 tuần sau kè bờ ao và tìm nguồn, hợp đồng mua cá giống”.
Cho biết thời gian mong muốn ngắn nhất của công việc A là 3; B là 1; C là 1,5; D là 2 và E là 0,5 tuần. Chi phí rút ngắn thời gian của công việc A là 10; C là 8,5; D là 5 và E là 9,5 triệu đồng/tuần. Nếu phải rút ngắn thời gian thi công dự án xuống 2 tuần, ta sẽ có:
A. 01 phương án
B. 02 phương án
C. 03 phương án
D. 04 phương án
-
Câu 24:
Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) dự định đầu tư vào 2 dự án sản xuất bánh ngọt và kẹo trái cây. Cả 2 nhà máy đều có số vốn đầu tư ban đầu là 600 triệu đồng. Ngân lưu ròng của hai dự án như sau:
Năm 0 1 2 3 4 1. Dự án bánh ngọt -600 100 300 300 100 2. Dự án kẹo trái cây -600 100 100 300 300 Với suất chiết khấu là 10% và dùng chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV) để thẩm định dự án, theo bạn công ty Bibica nên đầu tư:
A. Nhà máy bánh ngọt
B. Nhà máy kẹo trái cây
C. Cả 2 nhà máy
D. Không nên đầu tư vào nhà máy nào cả
-
Câu 25:
Có thể tính IRR bằng:
A. Phương pháp nội suy
B. Cho NPV = 0 để xác định lãi suất tính toán
C. Đồ thị
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 26:
Khoa Điện-Điện tử trường Đại học Công nghiệp TP.HCM dự định in một loại sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy, dự toán chi phí như sau:
Định phí: 250.000.000 đ
Biến phí đơn vị: 20.000 đ/ cuốn
Giá bán: 30.000 đ/ cuốn
Do yêu cầu phải biên tập, chỉnh lý lại sách nên khoa phải trả lương thêm cho các giáo viên phụ trách công việc này một số tiền là 50 triệu đồng/ năm. Sản lượng hòa vốn lý thuyết của việc in sách là:
A. 30.000 cuốn
B. 20.000 cuốn
C. 15.000 cuốn
D. 35.000 cuốn
-
Câu 27:
Mức cầu về một loại hàng hóa trong 6 năm được cho trong bảng sau:
Năm 1 2 3 4 5 6 Mức cầu (Tấn) 20 30 42 53 65 75 Nếu dự báo bằng phương pháp lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, ta có mức cầu của năm thứ 8 là:
A. 86 tấn
B. 97 tấn
C. 108 tấn
D. 115 tấn
-
Câu 28:
Khi CPI = BCWP/ACWP giảm, ACWP không đổi, ETC=Phần còn lại của công việc/CPI. Vậy thì EAC= ETC+ACWP, sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Bằng 0
-
Câu 29:
Giá trị tương lai của dòng vào so với giá trị tương lai của dòng ra với lãi suất tính toán là IRR của ngân lưu ròng một dự án, thì:
A. Bằng nhau
B. Lớn hơn
C. Nhỏ hơn
D. Không xác định được
-
Câu 30:
Một hạng mục công trình được lên kế hoạch để hoàn thành vào cuối tháng 10. Các loại chi phí được thống kê vào thời điểm này như sau:
- ACWP (Actual Cost Of Work Perfomed) = 1000 triệu đồng
- BCWP (Budgeted Cost Of Work Perfomed) = 1200 triệu đồng
- BCWS (Budgeted Cost Of Work Scheduled) = 1500 triệu đồng
- BAC (Tổng chi phí dự toán cả dự án) = 2000 triệu đồng
Vậy chỉ số thực hiện tiến độ (SPI) của hạng mục này là:
A. 125%
B. 80%
C. 67%
D. 150%