467 câu trắc nghiệm Xác suất thống kê
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 467 câu hỏi trắc nghiệm Xác suất thống kê - có đáp án, bao gồm các quy trình về thủ tục hải quan, khai thủ tục hải quan, chứng từ khai hải quan,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
X có luật phân phối:
X 1 2 3 4 PX 0,1 0,4 0,2 0,3 Phương sai D(2X+1):
A. 1,01
B. 4,36
C. 4,04
D. 7,29
-
Câu 2:
Một trung tâm Tai–Mũi–Họng có tỉ lệ bệnh nhân Tai, Mũi, Họng tương ứng là 25%, 40%, 35%; tỉ lệ bệnh nặng phải mổ tương ứng là 1%, 2%, 3%. Xác suất để chọn ngẫu nhiên được một bệnh nhân phải mổ từ trung tâm này là:
A. 0,008
B. 0,021
C. 0,312
D. 0,381.
-
Câu 3:
Tỉ lệ thanh niên đã tốt nghiệp THPT của quận A là 75%. Trong đợt tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự năm nay, quận A đã gọi ngẫu nhiên 325 thanh niên. Tính xác suất để có từ 80 đến 84 thanh niên bị loại do chưa tốt nghiệp THPT?
A. 13,79%
B. 20,04%
C. 26,32%
D. 28,69%
-
Câu 4:
Đội văn nghệ của nhà trường gồm 4 học sinh lớp 12A, 3 học sinh lớp 12B và 2 học sinh lớp 12C. Chọn ngẫu nhiên 5 học sinh từ đội văn nghệ để biểu diễn trong lễ bế giảng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho lớp nào cũng có học sinh được chọn?
A. 126
B. 102
C. 98
D. 100
-
Câu 5:
Một xạ thủ có 4 viên đạn. Anh ta bắn lần lượt từng viên cho đến khi trúng mục tiêu hoặc hết cả 4 viên thì thôi. Gọi X là số viên đạn đã bắn. Mốt Mod[X] bằng:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 6:
Có 3 sinh viên A , B và C cùng thi môn XSTK.
Gọi biến cố Ai: “có i sinh viên thi đỗ” (i = 0,1,2,3 ); A : “sinh viên A thi đỗ”. Biến cố \({A_2}\overline A \) là:
A. Sinh viên A thi hỏng;
B. Chỉ có sinh viên A thi đỗ;
C. Có 2 sinh viên thi đỗ;
D. Chỉ có sinh viên A thi hỏng.
-
Câu 7:
Ở một vùng dân cư, cứ 100 người có 30 người hút thuốc lá. Biết rằng tỷ lệ bị viêm họng trong số người hút thuốc lá là 60%, còn số người không hút thuốc lá là 30%. Khám ngẫu nhiên 1 người thì thấy anh ta bị viêm họng. Nếu người đó không bị viêm họng thì xác suất người đó hút thuốc lá là:
A. 0,4316
B. 0.1967
C. 0,4562
D. 0,4615
-
Câu 8:
Tiến hành 5 lần thử nghiệm độc lập, trong đó xác suất để thử nghiệm thành công ở mỗi lần là 0,2. Gọi X là số lần thử thành công. Khi đó E(X2) bằng:
A. 1
B. 2
C. 1,8
D. 2,2
-
Câu 9:
Trong một ban chấp hành đoàn gồm 7 người, cần chọn ra 3 người vào ban thường vụ. Nếu cần chọn ban thường vụ gồm ba chức vụ Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên thường vụ thì có bao nhiêu cách chọn?
A. 210
B. 200
C. 180
D. 150
-
Câu 10:
Xác suất để 1 con gà đẻ là 0,6. Trong chuồng có 6 con, xác suất để trong một ngày có ít nhất 1 con gà đẻ:
A. 0,9945
B. 0,9942
C. 0,9936
D. 0,9959
-
Câu 11:
Có 12 sinh viên trong đó có 3 nữ, được chia thành 3 nhóm đều nhau. Xác suất để mỗi nhóm có 1 sinh viên nữ:
A. 0,1309
B. 0,1667
C. 0,2909
D. 0,1455
-
Câu 12:
Công thức ước lượng khoảng tin cậy đối xứng (với độ tin cậy \(1 - \alpha\)) cho kỳ vọng của biến ngẫu nhiên \(X \sim N\left( {a,{\sigma ^2}} \right)\) (\(\sigma\) chưa biết) là:
A. \(\left( {\overline x - \frac{{t_{\alpha /2}^{n - 1}S'}}{{\sqrt n }};\overline x + \frac{{t_{\alpha /2}^{n - 1}S'}}{{\sqrt n }}} \right)\)
B. \(\left( { - \infty ;\overline x + \frac{{t_{\alpha /2}^{n - 1}S'}}{{\sqrt n }}} \right)\)
C. \(\left( {\frac{{t_{\alpha /2}^{n - 1}S'}}{{\sqrt n }}; + \infty } \right)\)
D. \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)
-
Câu 13:
Báo cáo của TT ngoại ngữ cho rằng 60% sinh viên năm 3 có bằng B tiếng Anh. Điều tra ngẫu nhiên 200 sinh viên năm 3, chỉ có 95 sinh viên có bằng B này. Với mức ý nghĩa 5%, báo cáo trên có đáng tin cậy không.
A. Không đáng tin cậy
B. Đáng tin cậy
C. Không thể kết luận
D. Cần bắn thêm một số quả nữa
-
Câu 14:
Từ các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số?
A. 720
B. 1000
C. 900
D. 999
-
Câu 15:
Trong hộp có 10 viên bi cùng kích cỡ, được đánh số từ 1 đến 10. Lấy ngẫu nhiên trong hộp ra 1 viên bi. Xác suất để số viết trên viên bi lấy ra không vượt quá 10:
A. 0
B. 0,1
C. 0,5
D. 1
-
Câu 16:
Khảo sát 179 sinh viên thì tổng thu trung bình hàng tháng là 2,18 triệu đồng với độ lệch tiêu chuẩn mẫu hiệu chỉnh là 0,64 triệu. Tìm tổng thu trung bình hàng tháng của sinh viên với mức ý nghĩa 7%.
A. [2,101; 2,259]
B. [2,086; 2,274]
C. [2,093; 2,267]
D. [2,057; 2,303]
-
Câu 17:
Chọn ngẫu nhiên 3 sản phẩm có hoàn lại từ lô có 6 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm xấu. Gọi A, B, C lần lượt là biến cố sản phẩm thứ 1, thứ 2, thứ 3 là tốt:
A. A, B, C là các biến cố xung khắc
B. A, B, C là các biến cố đối lập
C. A, B, C là hệ biến cố đầy đủ
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 18:
Sắp xếp năm bạn học sinh An, Bình, Chi, Dũng, Lệ vào một chiếc ghế dài có 5 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho bạn An và bạn Dũng không ngồi cạnh nhau?
A. 24
B. 48
C. 72
D. 12
-
Câu 19:
Có bao nhiêu cách cắm 3 bông hoa giống nhau vào 5 lọ khác nhau (mỗi lọ cắm không quá một bông)?
A. 10
B. 30
C. 6
D. 60
-
Câu 20:
Có bao nhiêu cách chọn 2 sinh viên trong một tổ có 15 sinh viên?
A. 105
B. 210
C. 15
D. 225
-
Câu 21:
Tổ 1 có 5 sinh viên nữ và 6 sinh viên nam. Chọn ngẫu nhiên 2 sinh viên nữ đi dự đại hội. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
A. 10
B. 15
C. 30
D. 11
-
Câu 22:
Một hộp có 10 vé trong đó có 3 vé trúng thưởng. Biết rằng người thứ nhất đã bốc được 1 vé trúng thưởng. Xác suất để người thứ hai bốc được vé trúng thưởng (mỗi người chỉ được bốc 1 vé) là:
A. 1/5
B. 2/9
C. 1/3
D. 1/2
-
Câu 23:
Tổ 1 có 5 sinh viên nữ và 6 sinh viên nam. Chọn ngẫu nhiên 2 sinh viên nam đi dự đại hội. Hỏicó bao nhiêu cách chọn?
A. 10
B. 15
C. 30
D. 11
-
Câu 24:
Gieo đồng thời 2 con xúc xắc cân đối đồng chất. Xác suất để được hai mặt có tổng số chấm bằng 7.
A. 1/6
B. 1/12
C. 1/36
D. 1/18
-
Câu 25:
Gieo một con xúc sắc đồng chất. Gọi B là biến cố gieo được mặt 6 chấm. Gọi C là biến cố được mặt 5 chấm. A là biến cố được ít nhất 5 chấm. Đáp án nào đúng?
A. A = B - C
B. A = B + C
C. A = B.C
D. Không đáp án nào đúng
-
Câu 26:
Giả sử 2 người A, B chơi 1 trò chơi không có hoà và trận đấu kết thúc nếu một bên thắng 2 ván. Giả sử các ván là độc lập và xác suất thắng ở mỗi ván của A là p. Gọi X là số ván đấu. EX là:
A. 2(-p2 + p +1)
B. 3 - p2
C. -p2 + 2p + 2
D. -p2 + p + 1
-
Câu 27:
Cho bảng số liệu Trung bình mẫu bằng bao nhiêu?
A. 7,5
B. 8,4
C. 8,9
D. 9,2
-
Câu 28:
Trong một hộp chứa sáu quả cầu trắng được đánh số từ 1 đến 6 và ba quả cầu đen được đánh số 7, 8, 9. Có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?
A. 27
B. 9
C. 6
D. 3
-
Câu 29:
Khi kiểm định giả thuyết \({H_0}:\mu = {\mu _0},\) tiến hành lấy mẫu và ta có \(\left| {\overline X - {\mu _0}} \right| > K > 0\). Hãy chọn khẳng định đúng nhất?
A. Bác bỏ giả thuyết H0
B. Chấp nhận giả thuyết H0
C. \({\mu _0} \ne \overline X \) không rõ ràng (ngẫu nhiên)
D. \({\mu _0} \ne \overline X \) thật sự có ý nghĩa (thống kê)
-
Câu 30:
X là BNN có hàm mật độ \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} \frac{{2\left( {x + 2} \right)}}{5},0 < x < 1\\ 0 \end{array} \right.\)
Tính \(P\left( {X \le \frac{1}{4}} \right) + P\left( {X \ge \frac{1}{2}} \right)\).
A. p = 0.7625
B. p = 0.2375
C. p = 0.2125
D. p = 0.55