460 câu trắc nghiệm Tâm lý học
Chia sẻ hơn 460 câu trắc nghiêm tâm lý học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu môn Tâm lý học để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi hệ thống các kiến thức, quy luật trong chuyên ngành tâm lý. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Động vật nào có mầm móng của sự giao tiếp nhưng không thực sự phải là giao tiếp:
A. Lạc đà
B. Tê tê
C. Khỉ
D. Gián
-
Câu 2:
Đặc điểm tâm lý của người bệnh sau phẫu thuật:
A. Lo lắng về chỗ nằm, cách mổ
B. Nếu gây tê họ sẽ lo lắng vì tiếng va chạm của dụng cụ và những lời nói xung quanh
C. Đau đớn, sợ tai biến, suy nghĩ có hồi phục hay không
D. Nhút nhát, phấn khích
-
Câu 3:
Những biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân, TRỪ MỘT:
A. Sợ ảnh hưởng đến công việc, tương lai
B. Sợ tốn kém tiền bạc, thời gian
C. Cảm thấy yêu đời
D. Nhạy cảm, bất lực và suy sụp tinh thần
-
Câu 4:
Khi luyện tập kỹ xảo cần tính đến những kỹ xảo đã có ở người học là kết luận được rút ra từ quy luật:
A. QL tiến bộ không đồng đều.
B. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.
C. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.
D. QL dập tắt kỹ xảo.
-
Câu 5:
Tình huống nào dưới đây thuộc về quá trình tâm lí?
A. Lan luôn cảm thấy hài lòng nếu bạn em trình bày đúng các kiến thức trong bài
B. Bình luôn thẳng thắn và công khai lên án các bạn có thái độ không trung thực trong thi cử.
C. Khi đọc cuốn “Sống như Anh”, Hoa nhớ lại hình ảnh chiếc cầu Công lí mà em đã có dịp đi qua.
D. An luôn cảm thấy căng thẳng mỗi khi bước vào phòng thi.
-
Câu 6:
Những đặc điểm nào dưới đây phù hợp với đặc điểm trí nhớ của con người?
1. Toàn bộ khối lượng của tài liệu không bao giờ được ghi nhớ một cách nguyên vẹn.
2. Các quá trình tri giác, giữ gìn, xử lí thông tin đều mang tính chất chọn lọc.
3. Sự ghi nhớ thông tin được tiêu chuẩn hoá một cách chặt chẽ.
4. Toàn bộ khối lượng của tài liệu có thể được ghi nhớ nguyên vẹn.
5. Sự ghi nhớ thông tin không được tiêu chuẩn hoá.
Phương án đúng là:
A. 2, 4, 5
B. 1, 3, 4
C. 1, 3, 5
D. 1, 2, 5
-
Câu 7:
Quên hoàn toàn được xem là:
1. Dấu hiệu của trí nhớ kém.
2. Hiện tượng hợp lí và hữu ích.
3. Yếu tố quan trọng của một trí nhớ tốt.
4. Nguyên nhân gây nên hiệu quả thấp của trí nhớ.
5. Là cơ chế tất yếu trong hoạt động đúng đắn của trí nhớ.
Phương án đúng là:
A. 1, 4, 51, 3, 4
B. 2, 3, 5
C. 2, 3, 5
D. 1, 3, 5
-
Câu 8:
Đặc điểm đặc trưng của xúc cảm là:
1. Luôn ở trạng thái hiện thực.
2. Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống.
3. Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động hình.
4. Là một thuộc tính tâm lý.
5. Có cả ở người và động vật.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 5
B. 2, 3, 4
C. 2, 4, 5
D. 1, 3, 5
-
Câu 9:
Hình thức độc thoại thuộc kiểu:
A. Ngôn ngữ viết
B. Ngôn ngữ nói
C. Ngôn ngữ bên trong
D. Ngôn ngữ cầu kì
-
Câu 10:
Trong các đặc điểm phản ánh dưới đây, đặc điểm nào chỉ đặc trưng cho tưởng tượng mà không đặc trưng cho các quá trình tâm lí khác?
A. Sự phản ánh của chủ thể đối với thế giới bên ngoài.
B. Phản ánh cái mới, cái chưa biết.
C. Phản ánh cái mới trên cơ sở lựa chọn và kết hợp các hình ảnh.
D. Được kích thích bởi hoàn cảnh có vấn đề.
-
Câu 11:
Yếu tố đóng vai quyết định đối với sự hình thành năng lực là:
A. Tư chất
B. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
C. Khuynh hướng cá nhân
D. Tính tích cực hoạt động của cá nhân
-
Câu 12:
Loại giao tiếp nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung theo chức trách và quy tắc thể chế được gọi là:
A. Giao tiếp trực tiếp.
B. Giao tiếp chính thức.
C. Giao tiếp không chính thức.
D. Giao tiếp bằng ngôn ngữ.
-
Câu 13:
Nơron ly tâm:
A. Nhận luồng xung thần kinh từ ngoài vào não
B. Liên hệ các đặc điểm khác nhau trong hệ thần kinh
C. Đưa luồng thần kinh từ não đến các cơ quan khác
D. Chính là nơron cảm giác
-
Câu 14:
“Đi truy về trao” là một biện pháp giúp người học:
A. Ghi nhớ tốt.
B. Giữ gìn tốt.
C. Nhớ lại tốt.
D. Nhận lại tốt.
-
Câu 15:
Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể lĩnh hội nền văn hoá xã hội, nâng cao tầm hiểu biết của mình. Đó là thể hiện vai trò của ngôn ngữ đối với:
A. Tri giác.
B. Trí nhớ.
C. Tư duy.
D. Tưởng tượng.
-
Câu 16:
Yếu tố tâm lí nào dưới đây không thuộc xu hướng nhân cách?
A. Hiểu biết.
B. Nhu cầu.
C. Hứng thú, niềm tin.
D. Thế giới quan, lí tưởng sống.
-
Câu 17:
Có mấy loại giao tiếp theo phương thức:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Bằng cách nào có thể kiểm soát được tâm lý tốt nhất?
A. Bằng sự can thiệp thích hợp.
B. Tin tưởng vào tâm linh.
C. Cần sự giúp đỡ của người ngoài cuộc.
D. Cải thiện mục tiêu, lý tưởng và chất lượng cuộc sống
-
Câu 19:
Đặc điểm đặc trưng của cảm giác là:
1. Sự phản ánh của chủ thể đối với thế giới.
2. Nguồn khởi đầu của mọi nhận biết về thế giới.
3. Kết quả của sự phối hợp hoạt động của các cơ quan phân tích.
4. Sự phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng.
5. Là mức độ cao của nhận thức cảm tính.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 4.
B. 3, 4, 5.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 3, 5.
-
Câu 20:
Phương diện khoa học của tâm lý đòi hỏi?
A. Bằng chứng mang tính thực nghiệm.
B. Kết luận có thể hiểu được.
C. Bằng chứng thu được do quan sát
D. Thỏa mãn sự hằng say mê nghiên cứu.
-
Câu 21:
Nhiệm vụ quan trọng của tâm lý học:
A. Nghiên cứu qui luật hoạt động của hệ tuần hoàn cơ thể
B. Nghiên cứu qui luật hoạt động sinh hoạt ngày đêm của cơ thể
C. Nghiên cứu qui luật hoạt động của hệ thần kinh cấp cao
D. Nghiên cứu qui luật để đưa ra tư vấn cho con người
-
Câu 22:
Đặc điểm tâm lý của người bệnh thiểu năng tuyến sinh dục:
A. Hiền lành, cảm thấy yếu đuối, ngây thơ và hoạt động tình dục kém
B. Cảm thấy trẻ lại, mộng mơ và suy tư
C. Khí sắc không ổn định, mặt nhợt, bị khó thở, dễ kích động
D. Nóng nảy, bực tức và hay cáu gắt không lí do
-
Câu 23:
Trong cuộc sống, cá nhân cần kiểm soát chặt chẽ thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính có chọn lọc tích cực, tránh “vơ đũa cả nắm”, “giận cá chém thớt, cũng tránh tình cảm “tràn lan”, “không biên giới”. Đó là sự vận dụng quy luật:
A. “Tương phản”
B. “Pha trộn”
C. “Di chuyển”
D. “Thích ứng”
-
Câu 24:
Hạt nhân của tâm lý học y học là:
A. Nhiệm vụ y học
B. Đạo đức y học
C. Vai trò y học
D. Tay nghề thầy thuốc
-
Câu 25:
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục có vai trò:
A. Chủ đạo.
B. Quyết định trực tiếp.
C. Nhân tố quan trọng.
D. Nhân tố cơ bản.
-
Câu 26:
Nhân cách của con người thường được hình thành từ lúc:
A. 8 tuần tuổi
B. 1 tuổi
C. 2 – 3 tuổi và kéo dài đến trưởng thành
D. Từ lúc tạo hợp tử
-
Câu 27:
Hiện tượng nào dưới đây là một thuộc tính tâm lý?
A. Hồi hộp trước giờ báo kết quả thi.
B. Suy nghĩ khi làm bài.
C. Chăm chú ghi chép.
D. Chăm chỉ học tập.
-
Câu 28:
Trong các đặc điểm phản ánh dưới đây, đặc điểm nào chỉ đặc trưng cho tưởng tượng mà không đặc trưng cho các quá trình tâm lí khác?
A. Sự phản ánh của chủ thể đối với thế giới bên ngoài.
B. Phản ánh cái mới, cái chưa biết.
C. Phản ánh cái mới trên cơ sở lựa chọn và kết hợp các hình ảnh.
D. Được kích thích bởi hoàn cảnh có vấn đề.
-
Câu 29:
Quan điểm đúng đắn nhất về mối quan hệ giữa não và tâm lý là:
A. Quá trình tâm lý và sinh lý diễn ra song song trong não không phụ thuộc vào nhau.
B. Tư tưởng do não tiết ra giống như gan tiết ra mật.
C. Tâm lý là một hiện tượng tinh thần không liên quan gì đến não.
D. Tâm lý là chức năng của não.
-
Câu 30:
Hư xe, mất chìa khóa và kẹt xe là nhóm yếu tố gây stress từ bên ngoài, chúng thuộc loại:
A. Cá tính
B. Lối sống
C. Môi trường
D. Rắc rối