370 câu trắc nghiệm Địa lý du lịch Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 370 câu Địa lý du lịch Việt Nam có đáp án giúp các bạn củng cố thêm kiến thức nhằm đạt kết quả cao nhất cho kì thi sắp đến. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Thánh địa Mỹ Sơn là hệ thống những ngôi đền cúng vị thần:
A. Liga
B. Siva
C. Lingo
D. Sivian
-
Câu 2:
Vườn quốc gia Chàm Chim thuộc tiểu vùng du lịch:
A. Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ
C. Tây Nam Bộ
D. Nam Trung Bộ
-
Câu 3:
Đối tượng khách chủ yếu của loại hình du lịch mạo hiểm tại Việt Nam là ai?
A. Khách du lịch quốc tế
B. Khách du lịch nội địa
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 4:
Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm nào?
A. 1991
B. 1992
C. 1993
D. 1994
-
Câu 5:
Ở Việt Nam thành phố nào nổi tiếng là nơi du khách có thể trải nghiệm 4 mùa trong một ngày?
A. Sapa
B. Tam Đảo
C. Đà Lạt
D. Đà Nẵng
-
Câu 6:
Tài nguyên sinh vật thích hợp thích hợp nhất phát triển loại hình du lịch nào sau đây?
A. Du lịch sinh thái
B. Du lịch thể thao
C. Du lịch mạo hiểm
D. Du lịch nghỉ dưỡng
-
Câu 7:
Xuất phát từ đặc điểm của thành phố và ven đô quy hoạch du lịch phát triển loại hình du lịch theo định hướng sau, định hướng nào phù hợp với nhu cầu của nhân dân nội thành nghỉ cuối tuần?
A. Quy hoạch các điểm du lịch sinh thái ở ngoại ô
B. Quy hoạch đầu tư nâng cấp và các bổ sung các di vật lịch sử văn hóa ở các điểm và khu du lịch nhân văn
C. Quy hoạch xây dựng các khách sạn lớn hiện đại từ 3 sao trở lên
D. Quy hoạch xây dựng các công viên và hồ nước
-
Câu 8:
Cảnh quan nông nghiệp lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch nào?
A. Bắc Bộ
B. Nam Trung Bộ
C. Tây Nam Bộ
D. Bắc Trung Bộ
-
Câu 9:
Địa hình Karst phổ biến ở:
A. Động phong nha
B. Động Tam Thanh
C. Động Hương Tích
D. Thạch Động
-
Câu 10:
Trong các loại tài nguyên du lịch nhân văn sau, thể loại nào để xây dựng các điểm du lịch nhiều nhất?
A. Phong tục tập quán của các dân tộc
B. Các yếu tố văn hóa dân gian
C. Các di tích lịch sử, cách mạng và các công trình lao động sáng tạo của con người
D. Các lễ hội
-
Câu 11:
Chọn phương án đúng trong các phương án sau về vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Là mục đích chuyến đi của du khách
B. Là yếu tố cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch
C. Góp phần giảm nhẹ tính mùa vụ của du lịch
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 12:
Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa vào năm:
A. 2001
B. 2002
C. 2003
D. 2004
-
Câu 13:
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu nhất của Việt Nam phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc bộ
B. Bắc trung bộ
C. Nam bộ
D. Nam trung bộ
-
Câu 14:
Trong các loại hình du lịch phân theo căn cứ vào đặc điểm núi rừng, điểm và khu du lịch nào nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Bắc?
A. Khu du lịch Sapa - Lào Cai
B. Điểm du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương - Ninh Bình
C. Điểm du lịch Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình
D. Khu du lịch Tam Đảo - Vĩnh Phúc
-
Câu 15:
Tỉnh thành nào nổi tiếng với các điểm du lịch sau: Khu du lịch thác số 4, Tràng Cỏ- Bù Đăng, Sóc Xiêm….
A. Bình Dương
B. Bình Thuận
C. Bình Phước
D. Bình Long
-
Câu 16:
Đền Hùng nơi thờ phụng tổ tiên của dân tộc Việt Nam thuộc tỉnh nào?
A. Tuyên Quang
B. Phú Thọ
C. Hà Nội
D. Yên Bái
-
Câu 17:
Đỉnh núi Phan-Xi-Păng có độ cao bao nhiêu mét?
A. 2.938m
B. 2.979m
C. 3.000m
D. 3.143m
-
Câu 18:
Trong các khái niệm về điểm du lịch sau đây, khái niệm nào là đúng nhất?
A. Điểm du lịch là điểm văn hóa, vui chơi cho mọi người
B. Điểm du lịch là môi trường gắn liền với thiên nhiên và hệ sinh thái
C. Điểm du lịch là các công viên giải trí
D. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch
-
Câu 19:
Trong các cơ sở hạ tầng xã hội cơ sở hạ tầng nào đáp ứng nhu cầu công việc và quan hệ tình cảm gia đình?
A. Bưu chính viễn thông
B. Giao thông
C. Cung cấp điện nước
D. Các cơ sở y tế
-
Câu 20:
Trong các loại chiến lược kinh doanh du lịch sau, chiến lược kinh doanh nào thể hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh?
A. Chiến lược thị trường và thu hút khách
B. Chiến lược phát triển sản phẩm
C. Chiến lược tổng thể
D. Chiến lược cạnh tranh
-
Câu 21:
Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sau, nguyên nhân nào nguy hại nhất đến môi trường?
A. Nước thải công nghiệp
B. Nước thải sinh hoạt
C. Nước thải nông nghiệp
D. Sự cố tàu bè và các chất thải ra sông, biển
-
Câu 22:
Trong các định hướng quy hoạch sinh thái biển đảo để phát triển loại hình du lịch, định hướng quy hoạch nào nhằm phục vụ các nghiên cứu của các nhà khoa học và phát triển du lịch mạo hiểm?
A. Quy hoạch xây dựng các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế
B. Quy hoạch du lịch sinh thái ở các khu dự trữ sinh quyển
C. Quy hoạch bãi tắm biển
D. Tiến hành điều tra tài nguyên du lịch sinh thái biển
-
Câu 23:
Khu dự trữ sinh quyển nào sau đây được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
B. Khu dự trữ sinh quyển U Minh
C. Khu dự trữ sinh quyển Nam Cát Tiên
D. Khu dự trữ sinh quyển Yok Đôn
-
Câu 24:
Trong các giải pháp bảo vệ môi trường, giải phát nào là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững?
A. Giải pháp kinh tế
B. Giải pháp kỹ thuật
C. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm pháp luật
D. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường
-
Câu 25:
Điểm du lịch Sapa thuộc tiểu vùng du lịch:
A. Miền núi Tây bắc
B. Duyên hải Đông Bắc
C. Du lịch trung tâm
D. Miền núi Đông Bắc
-
Câu 26:
Loại hình du lịch miệt vườn phổ biến ở đâu:
A. Tây Nam Bộ
B. Đông Nam Bộ
C. Tây Nguyên
D. Bắc Bộ
-
Câu 27:
Điểm du lịch văn hoá nào dưới đây thuộc trung tâm du lịch Hà Nội?
A. Đền Hùng
B. Chùa Hương
C. Hồ Tây
D. Yên Tử
-
Câu 28:
Trong các chủ thể tham gia hoạt động du lịch sau, chủ thể nào giữ vị trí quyết định hoạt động du lịch?
A. Khách du lịch là đối tượng phục vụ của ngành du lịch
B. Các doanh nghiệp du lịch cung ứng các sản phẩm du lịch
C. Chính quyền địa phương coi du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế
D. Dân cư địa phương coi du lịch là cơ hội giải quyết công ăn việc làm
-
Câu 29:
Sự khác biệt của Tây Nguyên với các vùng khác về vị trí là:
A. Giáp với Campuchia
B. Giáp với nhiều vùng
C. Giáp Lào
D. Không giáp biển
-
Câu 30:
Điểm du lịch Hạ Long thuộc tiểu vùng du lịch:
A. Miền núi Đông Bắc
B. Miền núi Tây Bắc
C. Du lịch trung tâm
D. Duyên Hải Đông Bắc