350 câu trắc nghiệm Đại cương về khoa học quản lý
Trắc nghiệm ôn thi Đại cương về khoa học quản lý (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung của bộ câu hỏi cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về khái niệm quản lý, môi trường quản lý, phân tích được một số tư tưởng/ học thuyết quản lý.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Những đặc điểm sau đây mô tả người lãnh đạo có uy tín, loại trừ:
A. Là người thích ổn định và giữ nguyên hiện trạng
B. Tự tin vào sự đánh giá và khả năng của họ
C. Thường có hành vi khác thường, gợi lên sự ngạc nhiên và khâm phục ở cấp dưới
D. Có khả năng lựa chọn và tuyên bố tầm nhìn theo cách dễ hiểu
-
Câu 2:
Sứ mệnh của tổ chức:
A. Xác định mục đích cơ bản của tổ chức
B. Được xác định trong quá trình lập kế hoạch tác nghiệp
C. Xác định điểm mốc tổ chức cần đạt được trong khoảng thời gian nhất định
D. Xác định những giải pháp mà tổ chức cần thực hiện để đạt mục tiêu chiến lược
-
Câu 3:
Trong học thuyết về động cơ của Herzberg, yếu tố duy trì liên quan đến ________ và ảnh hưởng tới _________:
A. Điều kiện làm việc … sự hài lòng với công việc
B. Sự hấp dẫn của công việc … sự bất mãn với công việc
C. Điều kiện làm việc … sự bất mãn với công việc
D. Sự hấp dẫn của công việc … Sự hài lòng với công việc
-
Câu 4:
Khi giám đốc một doanh nghiệp tạo động lực cho nhân viên dưới quyền để họ làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch, nhà quản lý này đã thực hiện chức năng:
A. Lập kế hoạch
B. Tổ chức
C. Lãnh đạo
D. Kiểm soát
-
Câu 5:
Tầm quan trọng của kỹ năng nhận thức:
A. Không thay đổi theo các cấp quản lý trong tổ chức
B. Giảm theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến thấp nhất
C. Tăng theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến thấp nhất
D. Thay đổi ở các cấp quản lý khác nhau đối với từng kỹ năng cụ thể
-
Câu 6:
Cơ cấu tổ chức phi chính thức là tập hợp của những người:
A. Cùng quan điểm, lợi ích, sở thích, quê quán
B. Cùng hoạt động trên khu vực địa lý
C. Cùng thực hiện các chức năng tương đồng
D. Cùng làm ra sản phẩm tương đồng
-
Câu 7:
Khái niệm của Kỹ năng nhận thức:
A. Có vai trò lớn nhất ở các nhà quản lý cấp cao, giảm dần đối với các nhà quản lý cấp trung, và có ý nghĩa khá nhỏ đối với các nhà quản lý cấp cơ sở
B. Có vai trò lớn nhất ở các nhà quản lý cơ sở, giảm dần đối với các nhà quản lý cấp trung, và có ý nghĩa khá nhỏ đối với các nhà quản lý cấp cao
C. Có vai trò không thay đổi ở các cấp quản lý khác nhau trong tổ chức
D. Có vai trò lớn nhất đối với các nhà quản lý cấp trung, giảm dần đối với các nhà quản lý cấp cơ sở, và có ý nghĩa khá nhỏ đối với các nhà quản lý cấp cao
-
Câu 8:
Quản lý là quá trình:
A. Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
B. Lập kế hoạch và kiểm soát
C. Lập kế hoạch và tổ chức
D. Tổ chức và lãnh đạo
-
Câu 9:
Tổ chức thuộc sở hữu tư nhân (của một hay một nhóm người) là một:
A. Doanh nghiệp nhà nước
B. Tổ chức công
C. Cơ quan nhà nước
D. Tổ chức tư
-
Câu 10:
Những người chịu trách nhiệm đối với các công việc có đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra đầu ra của tổ chức là:
A. nhà quản lý chức năng
B. nhà quản lý cấp trung
C. nhà quản lý cấp cơ sở
D. nhà quản lý theo tuyến
-
Câu 11:
Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để tổ chức do họ quản lý đạt được mục đích của mình là:
A. Nhà quản lý
B. Giám đốc
C. Trưởng phòng
D. Hiệu trưởng
-
Câu 12:
Tầm quan trọng của kỹ năng kỹ thuật:
A. Thay đổi ở các cấp quản lý khác nhau
B. Giảm theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến thấp nhất
C. Tăng theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến thấp nhất
D. Không thay đổi theo các cấp quản lý trong tổ chức
-
Câu 13:
Những người chịu trách nhiệm đối với những đơn vị phức tạp, đa chức năng như tổ chức, chi nhánh hay đơn vị hoạt động độc lập là:
A. Nhà quản lý tổng hợp
B. Nhà quản lý chức năng
C. Nhà quản lý chức năng
D. Nhà quản lý cấp cơ sở
-
Câu 14:
Năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp là:
A. Kỹ năng con người
B. Kỹ năng quản lý
C. Kỹ năng nhận thức
D. Kỹ năng kỹ thuật
-
Câu 15:
Khi phân chia tổ chức thành các bộ phận nhỏ hơn, phụ thuộc nhau nhiều hơn, nhà quản lý đã thực hiện chức năng:
A. kiểm soát
B. lãnh đạo
C. tổ chức
D. lập kế hoạch
-
Câu 16:
Khái niệm Kỹ năng kỹ thuật?
A. có vai trò không thay đổi ở các cấp quản lý khác nhau trong tổ chức
B. có vai trò lớn nhất ở các nhà quản lý cơ sở, giảm dần đối với các nhà quản lý cấp trung, và có ý nghĩa khá nhỏ đối với các nhà quản lý cấp cao
C. có vai trò lớn nhất đối với các nhà quản lý cấp trung, giảm dần đối với các nhà quản lý cấp cơ sở, và có ý nghĩa khá nhỏ đối với các nhà quản lý cấp cao
D. có vai trò không thay đổi ở các cấp quản lý khác nhau trong tổ chức
-
Câu 17:
Nếu giá tăng 10% dẫn đến lượng cầu giảm 5% thì độ co giãn của cầu. Chọn phương án đúng. Quyết định quản lý:
A. chỉ bao gồm các quyết định dài hạn vì quyết định quản lý luôn gắn với chiến lược của tổ chức
B. chỉ bao gồm các quyết định trung hạn
C. chỉ bao gồm các quyết định ngắn hạn vì quyết định quản lý chỉ được sử dụng để giải quyết các vấn đề mang tính tác nghiệp
D. bao gồm cả quyết định dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
-
Câu 18:
Đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất:
A. là một bước trong quy trình quyết định, được thực hiện sau khi xây dựng các phương án
B. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý
C. là không thực sự quan trọng vì chủ thể ra quyết định dễ dàng xác định được phương án tối ưu
D. được thực hiện sau khi tổ chức thực hiện quyết định
-
Câu 19:
Phương pháp phỏng vấn là gì?
A. là một trong các cách thức để lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình quyết định quản lý
B. là công việc nhà quản lý thường làm khi kiểm tra nhân viên vi phạm kỷ luật
C. thường tốn kém và chi phí và không hiệu quả
D. là không cần thiết trong quá trình quyết định quản lý bởi vì những người được phỏng vấn thường không nắm được thực tiễn quản lý
-
Câu 20:
Phạm vi tác động của quyết định quản lý:
A. chỉ bao gồm chủ thể quản lý
B. là 1 cá nhân cụ thể
C. là các cơ quan nhà nước
D. có thể là các cá nhân, các tổ chức và toàn xã hội
-
Câu 21:
So sánh các phương án của quyết định:
A. là một bước trong quy trình quyết định, được thực hiện ngay sau khi xác định được vấn đề quyết định
B. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý
C. là một nội dung của bước đánh giá và lựa chọn phương án tốt nhất
D. là không thực sự quan trọng vì chủ thể ra quyết định dễ dàng biết được phương án tốt nhất
-
Câu 22:
Khái niệm Phương pháp chuyên gia?
A. là một trong các phương pháp lãnh đạo con người
B. là một trong các phương pháp quản lý nhà nước
C. là phương pháp dựa trên các ý kiến chuyên gia để thực hiện các bước của quá trình quyết định
D. là không cần thiết trong quá trình quyết định bởi vì bản thân chủ thể ra quyết định là các chuyên gia
-
Câu 23:
Xây dựng các phương án quyết định:
A. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý
B. là không thực sự quan trọng vì chủ thể ra quyết định dễ dàng xác định được phương án tối ưu
C. được thực hiện sau khi lựa chọn phương án tối ưu
D. là một bước trong quy trình quyết định, được thực hiện sau khi phân tích vấn đề
-
Câu 24:
Một quyết định quản lý cần đáp ứng được các yêu cầu về:
A. kỹ năng quản lý
B. tính hợp pháp, tính hệ thống, tính khoa học và tính tối ưu
C. phong cách quản lý
D. khả năng làm việc độc lập
-
Câu 25:
Phân chia theo số người ra quyết định, quyết định quản lý bao gồm:
A. các quyết định quản lý nhà nước và quyết định của các tổ chức
B. quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật và quyêt định tác nghiệp
C. quyết định chuẩn tắc và quyết định không chuẩn tắc
D. quyết định tập thể và quyết định cá nhân
-
Câu 26:
Xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định:
A. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý
B. là nội dung đầu tiên của bước tổ chức thực hiện quyết định
C. là không thực sự quan trọng vì công việc khó khăn nhất của quy trình quyết định là ra được quyết định khoa học, hợp lý
D. là một nội dung của bước phân tích vấn đề trong quy trình quyết định
-
Câu 27:
Khi xác định các mục tiêu, người lập kế hoạch cũng cần xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu vì:
A. Nguồn lực của tổ chức là vô hạn
B. Tác động của đối thủ cạnh tranh
C. Nguồn lực của tổ chức là hữu hạn
D. Để thực hiện mục tiêu dễ trước
-
Câu 28:
Chiến lược là kết quả cuối cùng của:
A. lập kế hoạch chiến lược
B. lập kế hoạch tác nghiệp
C. xác định các mục tiêu kế hoạch
D. xác định các phương án kế hoạch
-
Câu 29:
Hướng dẫn các việc phải làm và trình tự của nó là nội dung của:
A. các chính sách
B. các thủ tục
C. các quy tắc
D. các dự án
-
Câu 30:
Thông tin về cơ hội và thách thức có được từ:
A. phân tích môi trường bên trong của tổ chức
B. phân tích môi trường bên ngoài của tổ chức
C. phân tích các chỉ tiêu tài chính của tổ chức
D. đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao