340 câu trắc nghiệm Logic học
Tracnghiem.net chia sẻ đến các bạn sinh viên bộ 340 câu trắc nghiệm logic học (có đáp án) nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung bộ đề xoay quanh những quy luật, quy tắc của tư duy nhằm đạt tới chân lí. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trong các nhận định sau, nhận định nào vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn lôgic?
A. Doanh nghiệp A tháng 1 kinh doanh có lãi nhưng tháng 2 kinh doanh lại thua lỗ
B. Mọi loại xà phòng đều làm khô da bạn, riêng chỉ có xà phòng Lux không làm da bị khô
C. Năm nay ở Hà nội giá vàng ổn định, chỉ có giá thực phẩm là tăng nhẹ
D. Tháng 8 ở Hà nội nhiều mặt hàng không tăng giá, chỉ có giá gạo là tăng giá chút ít
-
Câu 2:
Dựa theo quan hệ gì của hình vuông logic ta có sơ đồ suy luận: A ↔ ~O ; E ↔ ~ I?
A. Mâu thuẫn.
B. Tương phản trên.
C. Tương phản dưới.
D. Lệ thuộc.
-
Câu 3:
“Hai tư tưởng trái ngược nhau không cùng đúng” là phát biểu của quy luật (QL) nào?
A. QL Loại trừ cái thứ ba.
B. QL Phi mâu thuẫn.
C. QL Đồng nhất.
D. QL Lý do đầy đủ.
-
Câu 4:
Định nghĩa khái niệm cân đối khi nào?
A. Không luẩn quẩn, không mơ hồ, không phủ định.
B. Không rộng, không hẹp, không mơ hồ.
C. Không rộng, không hẹp.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 5:
Xác định các kiểu đúng của tam đoạn luận hình 2.
A. EAE, AEE, EIO, AOO.
B. AAI, AEE, IAI, EAO.
C. AAA, EAE, AII, EIO.
D. AAA, EAE, AEE, EIO.
-
Câu 6:
Mệnh đề nào đã bị lược bỏ trong kiểu tam đoạn luận hợp lôgích: M+ a P- ; M+ a S-?
A. S+ e P+
B. S- o P+
C. S+ a P-
D. S- i P-
-
Câu 7:
Xác định các kiểu đúng của tam đoạn luận hình 1.
A. EAE, AEE, EIO, AOO.
B. AAI, AEE, IAI, EAO.
C. AAA, EAE, AII, EIO.
D. AAA, EAE, AEE, EIO.
-
Câu 8:
Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào? “Sinh viên không phải là học sinh”:
A. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
B. Định nghĩa phải cân đối
C. Định nghĩa không được phủ định
D. Định nghĩa không được luẩn quẩn
-
Câu 9:
Nếu tiền đề là O, dựa theo phép đổi chất, kết luận hợp logic là gì?
A. A
B. I
C. E
D. A hay I
-
Câu 10:
Chia “Thành phố” ra thành “Quận/Huyện”, “Phường/Xã”, ... là thao tác gì?
A. Phân đôi.
B. Phân loại.
C. Phân tích.
D. A, B, C đều sai.
-
Câu 11:
Xác định các khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các cặp khái niệm sau:
A. “Có văn hoá” và “Vô văn hoá”
B. “Hàng tiêu dùng” và “Thực phẩm”
C. “Sinh viên” và “Học sinh”
D. “Cao” và “Thấp”
-
Câu 12:
Phân chia khái niệm đúng khi nào?
A. Cân đối và nhất quán.
B. Cân đối, ngắn gọn, rõ ràng.
C. Không thừa, không thiếu, nhất quán, liên tục.
D. Cân đối, nhất quán, các thành phần phân chia loại trừ nhau và liên tục.
-
Câu 13:
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán: “Một số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân”:
A. S+ và P+
B. S¯ và P+
C. S¯ và P¯
D. S+ và P¯
-
Câu 14:
Cho các luận ba đoạn sau: "Mọi nhà khoa học đều nghiên cứu khoa học" - "Sinh viên không phải là nhà khoa học" - "Sinh viên không cần nghiên cứu khoa học" Hỏi: Luận ba đoạn sai do vi phạm quy tắc nào?
A. Thuật ngữ M phải chu diên ít nhất một lần
B. Phải có một tiền đề là phán đoán chung
C. Các thuật ngữ S và P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận
D. Có 3 thuật ngữ
-
Câu 15:
Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ tương phản dưới?
A. O → I? ; ~I → O.
B. I ↔ ~O ; O ↔ ~I.
C. I → O? ; ~I → ~O.
D. ~I → O? ; O → I?.
-
Câu 16:
Cho luận ba đoạn sau: "Tất cả các nhà doanh nghiệp đều phải biết luật" - "cô ấy không phải là nhà doanh nghiệp" - "Cô ấy không cần biết luật" Hỏi: Xác định thuật ngữ M:
A. M = “Tất cả”
B. M = “Nhà doanh nghiệp”
C. M = “Cô ấy“
D. M = “Cần biết luật”
-
Câu 17:
Bổ sung để được một câu đúng: “Phương pháp (PP) tương đồng, PP khác biệt, PP đồng thay đổi và PP phần dư do ...”.
A. F.Bacon xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.
B. R.Descartes xây dựng dành cho khoa học lý thuyết.
C. S.Mill xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.
D. Descartes và Bacon xây dựng để phát triển khoa học thời cận đại nhằm thay thế PP kinh viện giáo điều.
-
Câu 18:
Trong tam đoạn luận đơn hợp logic, trung từ phải thế nào?
A. Có mặt trong cả 2 tiền đề.
B. Chu diên ít nhất 1 lần.
C. Không xuất hiện ở kết luận.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 19:
Kiểu tam đoạn luận đơn AAI, thuộc hình 2 đúng hay sai, vì sao?
A. Sai, tiểu từ và đại từ chu diên trong tiền đề mà không chu diên trong kết luận.
B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.
C. Sai, hai tiền đề là toàn thể mà kết luận lại là phán đoán bộ phận.
D. Đúng, vì thoả mãn tất cả các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn.
-
Câu 20:
Cho luận ba đoạn sau: "Tất cả thành viên của lớp G đều dến dự đại hội" - "Cô ấy đến dự đại hội" - "Cô ấy là thành viên của lớp G". Hỏi: Luận ba đoạn trên thuộc loại hình nào:
A. P............M; S............M
B. M...............P ; M................S
C. P...............M; M..............S
D. M..............P; S................M
-
Câu 21:
“Ăn mặn thì khát nước; Khát nước thì uống nhiều nước; Uống nhiều nước thì đã khát; Vậy, ăn mặn thì đã khát”. Đây là suy luận gì? Có hợp logic không?
A. Suy luận bắc cầu, không hợp logic.
B. Suy luận đa đề, không hợp logic.
C. Tam đoạn luận phức, kiểu kéo theo thuần túy, dạng tĩnh lược, hợp logic.
D. Tam đoạn luận phức, kiểu kéo theo thuần túy, dạng tĩnh lược, không hợp logic.
-
Câu 22:
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán: “Đa số doanh nghiệp ở các nước tư bản là doanh nghiệp tư nhân”:
A. S+ và P¯
B. S¯ và P+
C. S+ và P+
D. S¯ và P¯
-
Câu 23:
Điều kiện đủ để xây dựng được một suy luận diễn dịch trực tiếp hợp logic là gì?
A. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có chủ từ và vị từ giống nhau.
B. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có quan hệ đồng nhất nhau.
C. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có các thành phần giống nhau.
D. Kết luận phải là PĐ lệ thuộc vào PĐ tiền đề.
-
Câu 24:
Dựa theo quan hệ gì của hình vuông logic ta có sơ đồ suy luận: A → ~E ; E → ~A?
A. Mâu thuẫn.
B. Tương phản trên.
C. Tương phản dưới.
D. Lệ thuộc.
-
Câu 25:
Trong mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch thì kết luận của quy nạp trở thành yếu tố nào của diễn dịch?
A. Kết luận.
B. Đại tiền đề.
C. Tiểu tiền đề.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 26:
Cho suy luận: “Nếu Q uống quá nhiều rượu thì anh ấy say xỉn. Q không say xỉn. Vậy có nghĩa là anh ấy không uống, hoặc chỉ uống ít rượu”. Suy luận này đúng hay sai; viết sơ đồ suy luận?
A. Đúng; ((p → q) ∧ p) → q.
B. Đúng; ((p → q) ∧ ~p) → ~q.
C. Đúng; ((p → q) ∧ ~q) → ~p.
D. Sai; ((p → q) ∧ ~ q) → (r ∨ s).
-
Câu 27:
“Lý luận bằng gậy” là biểu hiện cụ thể của lỗi logic gì?
A. Sai lầm cơ bản.
B. Lập luận vòng vo.
C. Vượt quá cơ sở.
D. Đánh tráo luận đề.
-
Câu 28:
Định nghĩa “ Lôgic học là khoa học về tư duy” sai vì đã vi phạm quy tắc định nghĩa sau đây:
A. Định nghĩa phải cân đối
B. Định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
C. Định nghĩa không được luẩn quẩn, vòng quanh
D. Định nghĩa không được phủ định
-
Câu 29:
Sơ đồ suy luận nào đúng?
A. {[(a → b) ∧ (a → d)] ∧ (b ∨ d)} ⇒ a.
B. {[(a → ~b) ∧ (c → ~b)] ∧ ~b} ⇒ (a ∨ c).
C. {[(a → b) ∧ (a → d)] ∧ (~b ∨ ~d)} ⇒ ~a.
D. {[(a → b) ∧ (a → d)] ∧ (~b ∨ ~d)} ⇒ a.
-
Câu 30:
Hãy xác định chủ từ (S) và vị từ (P) của phán đoán: “Tôi biết rằng anh ta rất tốt”.
A. S = Tôi ; P = biết rằng anh ta rất tốt.
B. S = Tôi ; P = anh ta rất tốt.
C. S = Tôi biết rằng ; P = anh ta tốt.
D. S = Tôi ; P = anh ta.