278 câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ
tracnghiem.net chia sẻ 250+ câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học, phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học, sử dụng ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Đông Nam Á cùng loại hình với tiếng Việt,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kết quả của sự chấn động các phân tử không khí do một vật thể nhất định nào đó tạo ra các dao động sóng âm.
A. Âm thanh ngôn ngữ
B. Âm sắc
C. Âm vị
D. Âm tố.
-
Câu 2:
Sự chấn động nhanh hay chậm của các phân tử không khí trong các đơn vị thời gian dùng để chỉ.
A. Cao độ
B. Cường độ
C. Trường độ
D. Âm sắc
-
Câu 3:
Trọng âm được tạo nên bởi:
A. Cường độ
B. Trường độ
C. Âm sắc
D. Cao độ.
-
Câu 4:
Cường độ của âm thanh thể hiện ở:
A. Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. Độ dài của âm thanh
C. Tần số dao động
D. Sắc thái âm thanh.
-
Câu 5:
Cao độ của âm thanh tùy thuộc vào:
A. Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. Độ dài của âm thanh
C. Tần số dao động
D. Sắc thái âm thanh.
-
Câu 6:
Tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói là:
A. Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. Độ dài của âm thanh
C. Tần số dao động
D. Sắc thái âm thanh.
-
Câu 7:
Tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm khác trong một số ngôn ngữ dùng để chỉ:
A. Cường độ
B. Trường độ
C. Cường độ
D. Âm sắc
-
Câu 8:
Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa live và leave là để chỉ:
A. Cường độ
B. Cao độ
C. Trường độ
D. Âm sắc
-
Câu 9:
Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa ship và sheep là để chỉ:
A. Cường độ
B. Cao độ
C. Trường độ
D. Âm sắc
-
Câu 10:
Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa lord và law là để chỉ:
A. Cường độ
B. Cao độ
C. Trường độ
D. Âm sắc
-
Câu 11:
Cơ sở sinh lý học của ngữ âm là:
A. Hoạt động cấu âm
B. Thanh hầu
C. Cơ quan hô hấp
D. Lưỡi.
-
Câu 12:
Cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng là:
A. Cơ sở vật lý
B. Cơ sở sinh lý học
C. Cơ sở xã hội
D. Cả 3 đều sai.
-
Câu 13:
Thanh hầu là:
A. Cơ quan hô hấp
B. Cơ quan phát âm
C. Cơ quan tiêu hóa
D. Cơ quan sinh dục
-
Câu 14:
Nguồn phát âm thanh của bộ máy phát âm thanh là:
A. Thanh hầu
B. Thanh quản
C. Miệng
D. Lưỡi.
-
Câu 15:
Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu là:
A. Hộp cộng hưởng động
B. Khoang cộng hưởng trên thanh hầu
C. Khoang trống và ko kín
D. Khoang cộng hưởng nằm trong miệng.
-
Câu 16:
Âm được khuếch đại nhờ:
A. Khoang miệng, khoang mũi
B. Khoang miệng, khoang yết hầu
C. Khoang miệng, khoang mũi, khoang thanh hầu
D. Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu.
-
Câu 17:
Phát âm khác nhau ở các vùng miền (gi, r → d; s,x → x; a → oa; a → ô; v → z) nói đến:
A. Tính chất xã hội ngữ âm
B. Cơ sở vật lý
C. Cơ sở sinh lý học
D. Cả A và B đều đúng.
-
Câu 18:
Âm tiết khép là những âm tiết:
A. Không vang
B. Vang
C. Bán nguyên âm
D. Không có đáp án đúng.
-
Câu 19:
Âm tiết nửa khép là những âm tiết:
A. Không vang
B. Vang
C. Bán nguyên âm
D. Không có đáp án đúng.
-
Câu 20:
Âm tiết mở là những âm tiết:
A. Giữ nguyên âm sắc của đỉnh nguyên âm ở đỉnh âm tiết.
B. Kết thức bằng phụ âm vang
C. Kết thúc bằng phụ âm không vang
D. Cả A va B đều đúng.
-
Câu 21:
Âm tiết nửa mở là những âm tiết:
A. Kết thức bằng phụ âm vang
B. Giữ nguyên âm sắc của đỉnh nguyên âm ở đỉnh âm tiết.
C. Kết thúc bằng phụ âm không vang
D. Bán nguyên âm.
-
Câu 22:
(o), (u), (y), (i) không nằm ở đỉnh âm tiết, kết thúc âm tiết được gọi là:
A. Âm tiết vang
B. Bán nguyên âm
C. Phụ âm
D. Âm tiết không vang.
-
Câu 23:
Nguyên âm được hình thành:
A. Dây thanh rung nhiều
B. Dây thanh rung ít
C. Nhiều tiếng động
D. Luồng hơi ra mạnh
-
Câu 24:
Nguyên âm được hình thành từ đâu:
A. Luồng hơi ra mạnh
B. Luồng hơi đi tự do, hơi yếu.
C. A và B sai
D. A và B đúng
-
Câu 25:
Phụ âm được hình thành:
A. Dây thanh rung nhiều
B. Dây thanh rung ít
C. Nhiều tiếng thanh
D. A và C đúng.