250+ Câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí
Với hơn 250+ câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hợp kim và kim loại, gang, thép, nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các nguyên tử ion nằm ở đỉnh và tâm khối có kiểu mạng là:
A. A2
B. A1
C. A3
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Thép có khối lượng riêng khoảng 7,85g/cm3; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 8,94g/cm3; Đồng có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm3
B. Thép có khối lượng riêng khoảng 8,94g /cm3; Đồng có khối lượng riêng khoảng 7,85g /cm3; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm3
C. Thép có khối lượng riêng khoảng 7,85g/cm3; Đồng có khối lượng riêng khoảng 8,94g/cm3; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm3
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
-
Câu 3:
So sánh kích thước tới hạn để tạo mầm ký sinh & mầm tự sinh?
A. Bằng nhau
B. rth (tự sinh) lớn hơn
C. rth (ký sinh) lớn hơn
D. Tùy từng trường hợp
-
Câu 4:
Dùng phương pháp ủ để đạt được:
A. Độ cứng thấp, độ dẻo dai cao nhất
B. Độ cứng cao, độ dẻo dai thấp nhất
C. Độ cứng cao nhất, độ dẻo dai cao nhất
D. Độ cứng, độ dẻo dai tương đối thấp
-
Câu 5:
Để làm giảm độ cứng của thép ta tiến hành:
A. ủ
B. thường hoá
C. tôi
D. ram
-
Câu 6:
Ủ để loại bỏ hoàn toàn ứng suất, ta tiến hành ủ trong khoảng nhiệt độ:
A. 200 - 3000C
B. 300 - 4000C
C. 200 - 4000C
D. 450 - 6000C
-
Câu 7:
Có mấy dạng dung dịch rắn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 8:
Thép có thành phần cacbon C = 0.9%, Cr = 1%, Si = 2% có ký hiệu:
A. 90CrSi2
B. 9CrSi2
C. 0.9CrSi2
D. Tất cả đều sai
-
Câu 9:
Thép cacbon thấp, thép cacbon trung bình, thép cacbon cao được phân loại theo phương pháp nào?
A. Theo giản đồ trạng thái sắt cacbon
B. Theo thành phần nguyên tố hợp kim
C. Theo phương pháp khử oxy
D. Theo thành phần cacbon
-
Câu 10:
Hình vẽ bên là kiểu giản đồ hai nguyên tố loại mấy?
A. Loại 4
B. Loại 2
C. Loại 1
D. Loại 3
-
Câu 11:
Trong các thông số đặc trưng cho nhiệt luyện, thông số nào ít quan trọng hơn cả?
A. Tốc độ nung
B. Nhiệt độ nung
C. Thời gian giữ nhiệt
D. Tốc độ làm nguội sau khi giữ nhiệt.
-
Câu 12:
Điều kiện xảy ra kết tinh là:
A. Làm nguội nhanh kim loại lỏng
B. Làm nguội lien tục kim loại lỏng
C. Làm nguội kim loại lỏng xuống nhiệt độ TS
D. Làm nguội kim loại lỏng xuống dưới nhiệt độ TS
-
Câu 13:
Cho mác vật liệu GX12-28, tìm phương án sai trong các phương án sau:
A. 28 là số chỉ giới hạn bền uốn tối thiểu [kG/mm2]
B. 28 là số chỉ độ giãn dài tương đối
C. GX là ký hiệu gang xám
D. 12 là số chỉ giới hạn bền kéo tối thiểu [kG/mm2]
-
Câu 14:
Trong tổ chức của gang dẻo có:
A. Graphit dạng cụm (như cụm “bông”)
B. Lêđêburit
C. Graphit dạng cầu
D. Graphit dạng tấm
-
Câu 15:
Trong các phát biểu về đặc điểm của phương pháp gia công bằng nhiệt luyện, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hình dạng và kích thước không thay đổi hoặc thay đổi rất ít ngoài ý muốn
B. Không nung nóng tới trạng thái có pha lỏng, luôn ở trạng thái rắn
C. Nhiệt luyện chỉ áp dụng được cho thép và gang
D. Kết quả của nhiệt luyện được đánh giá bằng biến đổi tổ chức tế vi và cơ tính
-
Câu 16:
Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là sai đối với dung dịch rắn?
A. Mạng tinh thể bị xô lệch nên độ bền, độ cứng cao hơn kim loại dung môi
B. Thành phần của các nguyên tố thay đổi trong phạm vi nhất định
C. Có kiểu mạng tinh thể của nguyên tố hòa tan
D. Có liên kết kim loại
-
Câu 17:
Dạng sai hỏng nào sau đây không khắc phục được?
A. Nứt
B. Thoát các bon
C. Thép quá giòn
D. Độ cứng không đạt
-
Câu 18:
Thành phần C trong Mactenxit:
A. Bằng thành phần C trong \(\gamma \)
B. Nhỏ hơn thành phần C trong \(\gamma \)
C. Lớn hơn thành phần C trong \(\gamma \)
D. Có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng thành phần C trong \(\gamma \) (tùy từng trường hợp)
-
Câu 19:
Nhiệt độ ủ non (ủ thấp) là:
A. 600÷7000C
B. 200÷3000C
C. 450÷6000C
D. 200÷6000C
-
Câu 20:
Trong các mục đích sau của ủ, mục đích nào không đúng?
A. Làm nhỏ hạt
B. Làm giảm độ cứng để dễ gia công cắt
C. Làm tăng độ dẻo dai, do đó tăng giới hạn đàn hồi
D. Làm đồng đều thành phần hóa học.
-
Câu 21:
Thép các bon( %C = 0,2), để gia công cắt gọt cần áp dụng phương pháp nhiệt luyện nào?
A. Ủ đẳng nhiệt
B. Ủ hoàn toàn
C. Ủ không hoàn toàn
D. Thường hóa
-
Câu 22:
Kim loại là những chất:
A. Có hệ số nhiệt độ của điện trở là dương
B. Có nhiệt độ nóng chảy cao và độ bền cao
C. Có cấu tạo tinh thể
D. Có tính dẻo, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
-
Câu 23:
Mọi quá trình tự phát trong tự nhiên xảy ra theo chiều hướng với năng lượng dự trữ thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi
B. Giảm
C. Tăng
D. Tăng hay giảm tùy thuộc vào từng trường hợp
-
Câu 24:
Biến dạng nóng là biến dạng:
A. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh lại
B. Ở nhiệt độ gần nhiệt độ nóng chảy
C. Ở nhiệt độ \(\ge \) 5000C
D. Ở nhiệt độ cao
-
Câu 25:
Khi nung nóng tới nhiệt độ A1, trong mọi thép bắt đầu có chuyển biến nào:
A. \(F + P \to \gamma \)
B. \(F \to \gamma \)
C. \(F + Xe \to \gamma \)
D. \( P \to \gamma \)
-
Câu 26:
Trong các dạng thù hình của Fe, khối lượng riêng của dạng thù hình nào lớn nhất?
A. Fe\(\delta \)
B. Fe\(\gamma \)
C. Cả ba dạng bằng nhau
D. Fe\(\alpha\)
-
Câu 27:
Trong dung dịch rắn nguyên tố nào được gọi là dung môi?
A. Nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn hơn
B. Nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy cao hơn
C. Nguyên tố giữ nguyên kiểu mạng
D. Nguyên tố có tỷ lệ nhiều hơn
-
Câu 28:
So sánh kích thước hạt của vật đúc khi đúc bằng khuôn cát (KC) và khuôn kim loại (KKL)?
A. Bằng nhau nếu đúc cùng một loại chi tiết
B. KKL < KC
C. KKL > KC
D. Không so sánh được, tùy thuộc vào
-
Câu 29:
Ủ hoàn toàn áp dụng cho loại thép nào?
A. Thép hợp kim trung bình và cao
B. Mọi loại thép (kể cả gang)
C. Thép sau cùng tích
D. Thép trước cùng tích
-
Câu 30:
Trong các phát biểu sau về biến dạng, phát biểu nào là sai?
A. Mẫu thử bắt đầu biến dạng dẻo khi tải trọng gây ra ứng suất \(\sigma \ge {\sigma _{dh}}\)
B. Biến dạng dẻo là biến dạng còn lại sau khi thôi tác dụng tải trọng
C. Biến dạng đàn hồi sẽ mất đi sau khi bỏ tải trọng
D. Khi tác dụng tải trọng, biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi xảy ra song song nhau