250 câu trắc nghiệm Kỹ thuật điện
Bộ câu hỏi trắc nghiệm được chia sẻ dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Điện tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn Kỹ thuật điện. Để ôn tập hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn phát biểu ĐÚNG.
A. Rotor của máy điện không đồng bộ có 2 loại: rotor ngắn mạch (hay rotor lồng sóc) và rotor dây quấn
B. Rotor của máy điện không đồng bộ chỉ có 1loại là rotor ngắn mạch
C. Rotor của máy điện không đồng bộ chỉ có 1loại là rotor dây quấn
D. Rotor lồng sóc chỉ dùng cho các máy điện có công suất nhỏ
-
Câu 2:
Chọn phát biểu ĐÚNG.
A. Rotor lồng sóc dùng cho các máy điện có công suất lớn trên 100kW, trong các rãnh của lõi thép rotor đặt các thanh đồng, hai đầu nối ngắn mạch bằng 2 vòng đồng, tạo thành lồng sóc
B. Các loại rotor dây quấn chỉ có thể dùng cho các máy điện có công suất lớn hơn 100kW
C. Các loại rotor lồng sóc chỉ có thể dùng cho các máy điện có công suất lớn hơn 100kW
D. Rotor dây quấn còn gọi là rotor ngắn mạch thường dùng cho các máy điện có công suất lớn
-
Câu 3:
Ký hiệu trong hình dưới đây để chỉ:
A. a) động cơ không đồng bộ rortor lồng sóc, b) động cơ không đồng bộ rortor dây quấn
B. a) động cơ không đồng bộ rortor dây quấn, b) động cơ không đồng bộ rortor lồng sóc
C. cả a và b đều là ký hiệu động cơ không đồng bộ rortor lồng sóc
D. cả a và b đều là ký hiệu động cơ không đồng bộ rortor dây quấn
-
Câu 4:
Chọn phát biểu ĐÚNG.
A. Dòng điện một pha chỉ tạo ra từ trường đập mạch mà không tạo được momen quay.
B. Dòng điện một pha là dòng điện xoay chiều nên từ trường do nó sinh ra là từ trường quay.
C. Trong động cơ không đồng bộ 1 pha không cần tạo ra từ trường quay.
D. Từ trường quay sinh ra là do hiện tượng cảm ứng điện từ.
-
Câu 5:
Chọn phát biểu SAI.
A. Độ trượt là một đại lượng đặc trưng cho quá trình làm việc của động cơ không đồng bộ.
B. Khi bắt đầu mở máy (rôtor đứng yên): n = 0 , s = 1.
C. Khi tốc độ động cơ bằng tốc độ từ trường: n = n1 , s = 0.
D. Giới hạn của độ trượt nằm trong khoảng: s >1 và s <0.
-
Câu 6:
Biện pháp mở máy trực tiếp thường áp dụng cho:
A. Động cơ lồng sóc công suất nhỏ
B. Động cơ lồng sóc công suất lớn
C. Động cơ dây quấn công suất nhỏ
D. Động cơ dây quấn công suất lớn
-
Câu 7:
Trong quá trình mở máy người ta dùng điện kháng mắc nối tiếp vào mạch stator là để:
A. Tăng dòng điện mở máy
B. Giảm dòng điện mở máy
C. Tăng công suất cho động cơ
D. Giảm công suất cho động cơ
-
Câu 8:
Trong quá trình mở máy người ta dùng biến áp tự ngẫu 3 pha mắc nối tiếp vào mạch stator là để:
A. Tăng dòng điện mở máy
B. Giảm dòng điện mở máy
C. Tăng công suất cho động cơ
D. Giảm công suất cho động cơ
-
Câu 9:
Để mở máy động cơ rôtor dây quấn người ta dùng biến trở mở máy:
A. Mắc nối tiếp với dây quấn rotor
B. Mắc song song với dây quấn rotor
C. Mắc song song với dây quấn stator
D. Mắc nối tiếp với dây quấn stator
-
Câu 10:
Để điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ có thể thực hiện bằng cách:
A. thay đổi số cặp cực p
B. thay đổi tần số dòng điện stator f
C. thay đổi điện áp đặt vào stator để điều chỉnh hệ số trượt s
D. cả 3 phương án trên
-
Câu 11:
Để điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ có thể thực hiện bằng cách:
A. thay đổi số cặp cực p và tần số dòng điện f và hệ số trượt s
B. không thể thay đổi tần số dòng điện stator f
C. thay đổi điện áp đặt vào stator để điều chỉnh hệ số trượt s
D. cả 3 phương án trên
-
Câu 12:
Biện pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách điều chỉnh điện trở mạch rotor được áp dụng:
A. Cho các động cơ rotor dây quấn
B. Cho các động cơ rotor lồng sóc
C. Chỉ áp dụng cho động cơ rotor lồng sóc
D. Có thể áp dụng cho cả 2 loại động cơ
-
Câu 13:
Chiều quay của từ trường trong động cơ không đồng bộ 3 pha:
A. Phụ thuộc vào thứ tự pha A, B, C của hệ thống dòng 3 pha.
B. Không phụ thuộc vào thứ tự pha của hệ thống dòng 3 pha.
C. Chỉ phụ thuộc vào pha A của hệ thống dòng 3 pha.
D. Không phụ thuộc vào thứ tự các pha B và C của hệ thống.
-
Câu 14:
Để khởi động động cơ một pha cần phải tạo ra mômen mở máy bằng các biện pháp khác nhau sau đây:
A. Dùng vòng ngắn mạch
B. Dùng dây quấn phụ kết hợp với tụ điện hoặc điện cảm
C. Chỉ cần đóng mạch điện
D. Sử dụng cả 2 phương án a hoặc b
-
Câu 15:
Một động cơ không đồng bộ ba pha bốn cực được cấp điện từ nguồn 50Hz. Tính tốc độ đồng bộ n1.
A. n1 =1500 vg/ph
B. n1 =150 vg/ph
C. n1 =750 vg/ph
D. n1 =3000 vg/ph
-
Câu 16:
Một động cơ không đồng bộ ba pha bốn cực được cấp điện từ nguồn 50Hz. Trên nhãn động cơ có ghi tốc độ định mức 1425 vg/ph, tính hệ số trượt định mức.
A. sđm = 0,05
B. sđm = 0,9
C. sđm = 0,5
D. sđm = 1
-
Câu 17:
Một động cơ không đồng bộ ba pha bốn cực được cấp điện từ nguồn 50Hz. Trên nhãn động cơ có ghi tốc độ định mức 1425 vg/ph. Giả sử tải của động cơ giảm và hệ số trượt chỉ còn 0,02. Tính tốc độ mới của động cơ.
A. n = 1470 vg/ph
B. n = 147 vg/ph
C. n = 735 vg/ph
D. n = 2940 vg/ph
-
Câu 18:
Động cơ không đồng bộ 50Hz, 4 cực có hệ số trượt định mức là 0,05. Hãy tính vận tốc của từ trường quay đối với lõi thép stator và tần số dòng điện rotor.
A. n1 = 1500vg/ph; f2 = 2,5Hz.
B. n1 = 750vg/ph; f2 = 2,5Hz.
C. n1 = 25vg/ph; f2 = 2,5Hz.
D. n1 = 3000vg/ph; f2 = 2,5Hz.
-
Câu 19:
Hệ số trượt định mức của một động cơ 10 cực, 60Hz là 0,075. Hãy xác định vận tốc của rotor đối với từ trường quay (tốc độ trượt n2) và vận tốc của từ trường quay đối với stator (vận tốc đồng bộ n1).
A. n1 = 720vg/ph; n2 = sn1 = 54 vg/ph.
B. n1 = 600vg/ph; n2 = sn1 = 45 vg/ph.
C. n1 = 360vg/ph; n2 = sn1 = 27 vg/ph.
D. n1 = 720vg/ph; n2 = n1/s = 9600vg/ph.
-
Câu 20:
Vận tốc định mức của một động cơ không đồng bộ 25Hz là 720vg/ph. Tính hệ số trượt định mức của động cơ:
A. 0,04
B. 0,041
C. 0,033
D. 0,52
-
Câu 21:
Một động cơ đồng bộ 60Hz quay với vận tốc 860vg/ph lúc đầy tải. Hãy xác định vận tốc đồng bộ.
A. n1 = 900 vg/ph
B. n1 = 750 vg/ph
C. n1 = 1500 vg/ph
D. n1 = 1800 vg/ph
-
Câu 22:
Một máy phát điện đồng bộ 8 cực tạo ra điện áp có tần số 50Hz. Hãy tính vận tốc quay của rotor.
A. 750vg/ph
B. 1500 vg/ph
C. 375 vg/ph
D. 187,5 vg/ph
-
Câu 23:
Rotor của một máy phát đồng bộ 4 cực được kéo bằng một động cơ sơ cấp có vận tốc có thể thay đổi trong khoảng từ 750vg/ph đến 1800 vg/ph. Hãy xác định khoảng biến thiên tần số của điện áp lối ra:
A. 25 Hz – 60Hz
B. 12,5Hz – 30Hz
C. 50Hz – 120Hz
D. 30Hz – 72Hz
-
Câu 24:
Một máy phát đồng bộ 4 cực được kéo bằng một động cơ sơ cấp có vận tốc thay đổi sao cho có thể điều chỉnh tần số của điện áp lối ra trong khoảng từ 25Hz đến 60Hz. Hãy xác định khoảng giới hạn biến thiên vận tốc của động cơ sơ cấp.
A. 750 - 1800 vg/ph
B. 375- 900 vg/ph
C. 187,5 – 450vg/ph
D. 625- 1500vg/ph
-
Câu 25:
Gọi U, I là điện áp và dòng điện pha của một máy phát đồng bộ m pha thì công suất tác dụng của máy phát sẽ là:
A. P = mUI sinμ
B. P = mUI cosμ
C. P = UI cosμ
D. P = UI sinμ