500+Câu hỏi trắc nghiệm quản trị cơ sở dữ liệu
Tổng hợp 510 câu hỏi trắc nghiệm quản trị cơ sở dữ liệu có đáp án đầy đủ nhằm giúp các bạn dễ dàng ôn tập lại toàn bộ các kiến thức. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu A->B và A->C thì suy ra:
A. AA->C
B. A ->AB
C. A->BC
D. AB->BC
-
Câu 2:
Nếu A->BC suy ra:
A. AC->B và A->CC
B. A->C
C. A ->B và A->C
D. A->B
-
Câu 3:
Phụ thuộc nào sau đây là phụ thuộc đầy đủ:
A. (Số thứ tự, mã lớp) -> Họ tên sinh viên.
B. (Số chứng mionh thư, mã nhân viên) -> Quá trình công tác
C. (Số hoá đơn, mã khách hàng) -> Họ tên khách hàng
D. (Mã báo, mã khách hàng) -> Giá báo
-
Câu 4:
F = {X->Z, XY->WP, XY->ZWQ, XZ->R}.
A. XY->WP chứa thuộc tính X dư thừa
B. XY->WP không chứa thuộc tính dư thừa vế trái
C. XY->WP chứa thuộc tính P dư thừa
D. XY->WP chứa thuộc tính Y dư thừa
-
Câu 5:
Giá trị các thành phần của khoá quy định:
A. Có thể nhận giá trị null
B. Không thể nhận giá trị null hay các giá trị không xác định.
C. Có thể nhận giá trị null hay các giá trị không xác định.
D. Không thể nhận giá trị null nhưng có thể nhận các giá trị không xác định
-
Câu 6:
Các thuộc tính khóa là
A. Các thuộc tính không được chứa trong khóa
B. Các thuộc tính khoá
C. Các thuộc tính không khóa.
D. Các phần tử của khóa.
-
Câu 7:
Mục tiêu của cơ sở dữ liệu là:
A. Tính toàn vẹn của dữ liệu.
B. Phản ánh trung thực thế giới hiện thực dữ liệu
C. Tính độc lập của dữ liệu.
D. Tính phụ thuộc dữ liệu.
-
Câu 8:
Quá trình tách không làm tổn thất thông tin theo nghĩa:
A. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép kết nối tự nhiên
B. Quan hệ gốc được khôi phục chính xác từ các quan hệ chiếu.
C. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép kết nối
D. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép chiếu và chọn
-
Câu 9:
Mục tiêu của phép tách lược đồ quan hệ là:
A. Nhằm thực hiện các phép lưu trữ dễ dàng.
B. Nhằm tối ưu hoá truy vấn
C. Nhằm loại bỏ các dị thường thông tin khi thực hiện các phép lưu trữ.
D. Nhằm thực hiện các phép tìm kiếm.
-
Câu 10:
Cần thiết phải chuẩn hoá dữ liệu vì:
A. Giá trị khoá nhận giá trị null hay giá trị không xác định.
B. Khi thực hiện các phép lưu trữ trên các quan hệ chưa được chuẩn hoá thường xuất hiện các dị thường thông tin.
C. Khi thực hiện các phép tách - kết nối tự nhiiên các quan hệ.
D. Khi thực hiện các phép tìm kiếm, xuất hiện các dị thường thông tin.
-
Câu 11:
Dị thường thông tin là nguyên nhân:
A. Gây cản trở cho việc cập nhật, bổ sung thông tin
B. Gây cản trở cho việc tách kết nối tổn thất thông tin
C. Gây cản trở cho việc tìm kiếm, hỏi đáp thông tin.
D. Gây cản trở cho việc thực hiện các phép lưu trữ
-
Câu 12:
Mục tiêu của chuẩn hoá dữ liệu là:
A. Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu.
B. Triệt tiêu mức cao nhất khả năng xuất hiện các dị thường thông tin.
C. Đảm bảo tính bảo mật dữ liệu
D. Đảm bảo cho việc lưu trữ dữ liệu
-
Câu 13:
Quá trình chuẩn hoá dữ liệu là quá trình:
A. Tách lược đồ quan hệ hạn chế thấp nhất tổn thất thông tin .
B. Thực hiện các phép tìm kiếm dữ liệu.
C. Chuyển đổi biểu diễn thông tin trong các dạng khác nhau
D. Tách lược đồ quan hệ không làm tổn thất thông tin .
-
Câu 14:
Cơ sở để chuẩn hoá dựa trên các khái niệm:
A. Bao đóng các phụ thuộc hàm
B. Phụ thuộc hàm
C. Các thuộc tính, bao đóng các thuộc tính.
D. Khoá và siêu khoá.
-
Câu 15:
Một mô hình CSDL được xem là mô hình chuẩn hoá tốt, nếu:
A. Không xuất hiện dị thường thông tin.
B. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu.
C. Mỗi một thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm vào khoá.
D. Mỗi một thuộc tính được biểu diễn trong dạng duy nhất.
-
Câu 16:
Quan hệ R được gọi là dạng chuẩn 1NF, khi và chỉ khi:
A. Một thuộc tính có nhiều giá trị khác nhau
B. Các thuộc tính chỉ chứa các giá trị nguyên tố.
C. Một quan hệ có nhiều hàng
D. Một quan hệ có nhiều cột.
-
Câu 17:
Quan hệ 1NF không thể chấp nhận được trong quá trình tìm kiếm, vì:
A. Không đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
B. Khi thao tác các phép lưu trữ thường xuất hiện dị thường thông tin
C. Cấu trúc biểu diễn dữ liệu phức tạp.
D. Có quá nhiều phụ thuộc hàm trong nó
-
Câu 18:
Quan hệ 2NF không thể chấp nhận được trong quá trình tìm kiếm, vì:
A. Không thể thưc hiện được các phép cập nhật
B. Bao đóng phụ thuộc hàm quá lớn.
C. Có thể không thể chèn thêm thông tin
D. Không đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
-
Câu 19:
Có thể chèn thêm thông tin một loại cáp khi chưa được lắp đặt ?
A. Không thể được. vì dị thường thông tin.
B. Không thể được. vì giá trị khoá không xác định
C. Không thể được. vì mâu thuẫn thông tin.
D. Có thể chèn được.
-
Câu 20:
Trong quan hệ dạng chuẩn 3NF:
A. Không tồn tại các thuộc tính không khoá phụ thuộc vào khoá.
B. Không tồn tại các thuộc tính không khoá phụ thuộc đầy đủ vào khoá và sơ đồ bắc cầu.
C. Tồn tại các thuộc tính không khoá phụ thuộc vào khoá và sơ đồ bắc cầu.
D. Tồn tại các thuộc tính không khoá phụ thuộc vào khoá
-
Câu 21:
Quan hệ 3NF có thể chấp nhận được trong quá trình tìm kiếm, vì:
A. Thưc hiện được các phép cập nhật
B. Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu
C. Bao đóng phụ thuộc hàm quá lớn
D. Không xuất hiện di thường thông tin khi thực hiện các phép lưu trữ
-
Câu 22:
Quan hệ gồm các thuộc tính mã số, họ tên và địa chỉ ở dạng chuẩn nào ?
A. Dạng chuẩn 3NF
B. Dạng chuẩn 2NF, không là 3NF
C. Dạng chuẩn 1NF, không là 2NF
D. Dạng chuẩn 2NF
-
Câu 23:
Một quan hệ dạng chuẩn 1NF có thể chuyển đổi về nhóm các quan hệ 3NF bằng cách
A. Loại bỏ các phụ thuộc bắc cầu vào khoá.
B. Loại bỏ các phụ thuộc không đầy đủ vào khoá
C. Loại bỏ các phụ thuộc không đầy đủ vào khoá và bắc cầu vào khoá.
D. Loại bỏ các phụ thuộc đầy đủ vào khoá và bắc cầu vào khoá.
-
Câu 24:
Quá trình chuyển quan hệ 1NF về 3NF là quá trình:
A. Loại bỏ dị thường thông tin và không tổn thất thông tin.
B. Loại bỏ dị thường thông tin và tổn thất thông tin.
C. Loại bỏ dị thường thông tin
D. Không tổn thất thông tin.
-
Câu 25:
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là:
A. Một tập các ký hiệu biểu diễn dữ liệu
B. Một tập các quy tắc biểu diễn dữ liệu.
C. Một tập các phép toán dùng để thao tác trên các hệ cơ sở dữ liệu.
D. Một tập các phép toán dùng để cập nhật, bổ sung trên các hệ cơ sở dữ liệu.
-
Câu 26:
Các toán hạng trong các phép toán là:
A. Các thuộc tính
B. Các biểu thức
C. Các bộ n_giá trị
D. Các quan hệ
-
Câu 27:
Kết quả của các phép thao tác dữ liệu là:
A. Quan hệ
B. Tệp dữ liệu
C. Chuỗi dữ liệu.
D. Cơ sở dữ liệu
-
Câu 28:
Phép chèn thêm là phép toán:
A. Chèn vào CSDL một số thông tin về một đối tượng
B. Chèn vào CSDL các thuộc tính mới.
C. Chèn vào CSDL một số thông tin tuỳ ý
D. Chèn vào CSDL từ vùng đệm chứa các thông tin về một bản ghi cụ thể.
-
Câu 29:
Phép xoá là phép toán
A. Xoá một thuộc tính hay xoá một nhóm các thuộc tính.
B. Xoá một quan hệ hay xoá một nhóm các quan hệ
C. Xoá một hệ CSDL
D. Xoá một bộ hay xoá một nhóm các bộ.
-
Câu 30:
Phép sửa đổi là phép toán:
A. Sửa đổi giá trị của một bộ hay một nhóm các bộ.
B. Sửa đổi giá trị của một số thuộc tính.
C. Sửa đổi mô tả các thuộc tính.
D. Sửa đổi giá trị của một quan hệ hay một nhóm các quan hệ
-
Câu 31:
Phép chọn SELECT là phép toán:
A. Tạo một quan hệ mới từ quan hệ nguồn.
B. Tạo một quan hệ mới, thoả mãn một tân từ xác định.
C. Tạo một nhóm các phụ thuộc.
D. Tạo một quan hệ mới, các bộ được rút ra một cách duy nhất từ quan hệ nguồn
-
Câu 32:
Phép chiếu PROJECT là phép toán:
A. Tạo một quan hệ mới, các thuộc tính là các thuộc tính quan hệ nguồn
B. Tạo một quan hệ mới, các bộ của quan hệ nguồn bỏ đi những bộ trùng lặp
C. Tạo một quan hệ mới, thoả mãn một tân từ xác định.
D. Tạo một quan hệ mới, các thuộc tính được biến đổi từ quan hệ nguồn.
-
Câu 33:
Phép kết nối JOIN là phép toán:
A. Tạo một quan hệ mới,
B. Tạo một quan hệ mới, các thuộc tính là các thuộc tính quan hệ nguồn.
C. Tạo một quan hệ mới, thoả mãn một tân từ xác định.
D. Tạo một quan hệ mới, kêt nối nhiều quan hệ trên miền thuộc tính chung
-
Câu 34:
Kết nối bằng nhau các quan hệ theo thuộc tính là:
A. Thực hiện tích Đề Các và phép chọn
B. Thực hiện tích Đề Các và phép chiếu
C. Thực hiện phép chiếu và chia
D. Thực hiện phép chiếu và phép chọn
-
Câu 35:
Trong SQL, ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các chức năng:
A. Tạo, sửa và xóa cấu trúc quan hệ. Bảo mật và quyền truy nhập.
B. Bảo mật và quyền truy nhập.
C. Tạo, sửa và xóa cấu trúc quan hệ. Thêm cột, sửa cột và xoá cột
D. Tạo, sửa và xóa các bộ quan hệ. Bảo mật và quyền truy nhập.
-
Câu 36:
Trong SQL, ngôn ngữ thao tác dữ liệu DML bao gồm các chức năng:
A. Truy vấn thông tin, thêm, sửa, xoá dữ liệu
B. Bảo mật và quyền truy nhập.
C. Tạo, sửa và xóa cấu trúc quan hệ.
D. Tạo, sửa và xóa cấu trúc và đảm bảo bảo mật và quyền truy nhập.
-
Câu 37:
Thứ tự đúng trong câu lệnh SELECT
A. SELECT, FROM , GROUP BY HAVING, WHERE , ORDER BY
B. SELECT, FROM ,WHERE , GROUP BY HAVING , ORDER BY
C. SELECT, FROM, GROUP BY HAVING , ORDER BY
D. SELECT, FROM , GROUP BY HAVING , ORDER BY
-
Câu 38:
Các bước thực hiện đúng trong câu lệnh SELECT
A. Tích Đề các, phép toán chọn, theo nhóm, sắp xếp và phép chiếu
B. Tích Đề các, phép toán chọn, theo nhóm, phép chiếu và sắp xếp
C. Phép toán chọn, tích Đề các, theo nhóm, sắp xếp và phép chiếu
D. Phép toán chọn, tích Đề các, theo nhóm, phép chiếu và sắp xếp
-
Câu 39:
Phép toán tập hợp trong mệnh đề WHERE bao gồm:
A. Các phép số học và các phép so sánh
B. Các phép đại số quan hệ
C. Các phép so sánh.
D. Biểu thức đại số
-
Câu 40:
Các phép toán gộp nhóm được sử dụng sau mệnh đề:
A. SELECT
B. WHERE
C. GROUP BY
D. FROM
-
Câu 41:
Phép chọn được thực hiện sau mệnh đề nào trong SELECT - FROM - WHERE
A. GROUP BY HAVING
B. SELECT
C. WHERE
D. FROM
-
Câu 42:
Phép chiếu được thực hiện sau mệnh đề nào trong SELECT - FROM - WHERE
A. FROM
B. SELECT
C. GROUP BY HAVING
D. WHERE
-
Câu 43:
Mệnh đề GROUP BY ... HAVING
A. Phân hoạch các bộ của một quan hệ thành các nhóm riêng biệt
B. Áp dụng các phép toán gộp nhóm.
C. Phân hoạch các bộ của một quan hệ thành các nhóm riêng biệt và áp dụng các phép toán gộp cho các nhóm.
D. Tách các quan hệ thành các quan hệ con, không tổn thất thông tin
-
Câu 44:
Ngôn ngữ đinh nghĩa dữ liệu - DDL (Data Definition Language).
A. Được đặc tả bằng một ngôn ngữ dữ liệu
B. Được đặc tả bằng một ngôn ngữ, một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
C. Được đặc tả bằng một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
D. Được đặc tả bằng cách chương trùnh ứng dụng
-
Câu 45:
Tối ưu hoá câu hỏi truy vấn dữ liệu là:
A. Quá trình biến đổi câu hỏi về dạng quan hệ
B. Quá trình biến đổi câu hỏi về dạng đơn giản
C. Quá trình biến đổi câu hỏi về dạng biểu thức quan hệ.
D. Quá trình biến đổi câu hỏi sao cho chi phí thời gian thực hiện là ít nhất
-
Câu 46:
Sự cần thiết phải tối ưu hoá câu hỏi:
A. Nâng cao hiệu suất các phiên làm việc của người sử dụng.
B. Tìm kiếm và truy xuất dữ liệu tại các thiết bị đầu cuối.
C. Chia sẻ thông tin nhiều người sử dụng
D. Tối ưu về không gian lưu trữ.
-
Câu 47:
Tối ưu theo nghĩa biến đổi một biểu thức đại số quan hệ:
A. Cho cùng một kết quả với chi phí thời gian thực hiện và sử dụng bộ nhớ ít hơn.
B. Cho cùng một kết quả, không tổn thất thông tin.
C. Với chi phí thời gian ít hơn rất nhiều
D. Cho cùng một kết quả với chi phí bộ nhớ không nhiều
-
Câu 48:
Tối ưu hoá câu hỏi bằng cách
A. Thực hiện các phép chiếu và chọn, tiếp sau mới thực hiện phép kết nối.
B. Thực hiện các phép toán đại số quan hệ.
C. Bỏ đi các phép kết nối hoặc tích Đề các có chi phí lớn
D. Thực hiện biến đổi không làm tổn thất thông tin.
-
Câu 49:
Nguyên tắc đánh giá tối ưu hóa biểu thức quan hệ:
A. Thực hiện các phép kết nối bằng nhau
B. Ưu tiên thực hiện các phép chiếu và chọn
C. Thực hiện phép tích Đề các
D. Nhóm các phép tích và chiếu liên tiép thành một phép toán duy nhất.
-
Câu 50:
Khi thực hiện các phép toán trong một biểu thức quan hệ, thứ tự ưu tiên là:
A. Phép kết nối được ưu tiên hơn so với phép chọ và chiếu
B. Các phép toán một ngôi có thứ tự ưu tiên cao hơn so với phép toán hai ngôi.
C. Phụ thuộc vào vị trí của các phép toán
D. Phép kết nối được ưu tiên hơn so với phép hợp, phép giao