790 câu trắc nghiệm Thương mại điện tử
Nhằm giúp sinh viên khối ngành Thương mại có thêm tư liệu tham khảo ôn tập, chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra, tracnghiem.net chia sẻ đến bạn 790 câu trắc nghiệm Thương mại điện tử có đáp án đi kèm. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử như: Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, Mô hình kinh doanh điện tử, Cách lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện tử, nghiệp vụ thực hiện giao dịch và thanh toán điện tử,... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cách gọi nào không đúng bản chất TMĐT?
A. Online Trade
B. Cyber Trade
C. Electronic Business
D. Các câu trả lời trên đều đúng
-
Câu 2:
Thương mại điện tử là tất cả hoạt động trao đổi thông tin, sản phẩm, dịch vụ, thanh toán… thông qua các phương tiện điện tử như máy tính, đường dây điện thoại, internet và các phương tiện khác. Đây là TMĐT nhìn từ góc độ:
A. Truyền thông
B. Kinh doanh
C. Dịch vụ
D. Mạng Internet
-
Câu 3:
TMĐT là việc ứng dụng các phương tiện điện tử và công nghệ thông tin nhằm tự động hoá quá trình và các nghiệp vụ kinh doanh. Đây là TMĐT nhìn từ góc độ:
A. Truyền thông
B. Kinh doanh
C. Dịch vụ
D. Mạng Internet
-
Câu 4:
TMĐT là tất cả các hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua mạng Internet và các mạng khác. Đây là TMĐT nhìn từ góc độ:
A. Truyền thông
B. Kinh doanh
C. Dịch vụ
D. Mạng Internet
-
Câu 5:
Theo cách hiểu chung hiện nay, TMĐT là việc sử dụng ……. để tiến hành các hoạt động thương mại.
A. Internet
B. Các mạng
C. Các phương tiện điện tử
D. Các phương tiện điện tử và mạng Internet
-
Câu 6:
Yếu tố nào không phải lợi ích của TMĐT?
A. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
B. Dịch vụ khách hàng tốt hơn
C. Giao dịch an toàn hơn
D. Tăng thêm cơ hội mua bán
-
Câu 7:
Yếu tố nào không phải là lợi ích của TMĐT?
A. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn
B. Tăng phúc lợi xã hội
C. Khung pháp lý mới, hoàn chỉnh hơn
D. Tiếp cận nhiều thị trường mới hơn
-
Câu 8:
Yếu tố nào không phải hạn chế của TMĐT?
A. Vấn đề an toàn
B. Sự thống nhất về phần cứng, phần mềm
C. Văn hoá của những người sử dụng Internet
D. Thói quen mua sắm truyền thống
-
Câu 9:
Yếu tố nào không thuộc hạ tầng công nghệ thông tin cho TMĐT?
A. Hệ thống máy tính được nối mạng và hệ thống phần mềm ứng dụng TMĐT
B. Ngành điện lực
C. Hệ thống các đường truyền Internet trong nước và kết nối ra nước ngoài
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 10:
Thành phần nào không trực tiếp tác động đến sự phát triển của TMĐT?
A. Chuyên gia tin học
B. Dân chúng
C. Người biết sử dụng Internet
D. Nhà kinh doanh TMĐT
-
Câu 11:
Yếu tố nào tác động trực tiếp nhất đến sự phát triển TMĐT?
A. Nhận thức của người dân
B. Cơ sở pháp lý
C. Chính sách phát triển TMĐT
D. Các chương trình đào tạo về TMĐT
-
Câu 12:
Trong các yếu tố sau, yếu tố nào quan trọng nhất với sự phát triển TMĐT?
A. Công nghệ thông tin
B. Nguồn nhân lực
C. Môi trường pháp lý, kinh tế
D. Môi trường chính trị, xã hội
-
Câu 13:
Loại hình nào không phải giao dịch cơ bản trong TMĐT?
A. B2B
B. B2C
C. B2G
D. B2E
-
Câu 14:
Chỉ ra thành phần của AIDA trong Marketing điện tử được giải thích chưa đúng?
A. A: Website phải thu hút sự chú ý của người xem
B. I: Website được thiết kế tốt, dễ tìm kiếm, dễ xem, nhanh chóng, thông tin phong phú
C. D: Có các biện pháp xúc tiến để tạo mong muốn mua hàng: giảm giá, quà tặng
D. A: Form mẫu đẹp, tiện lợi, an toàn để khách hàng thực hiện đơn hàng qua mạng
-
Câu 15:
Chỉ ra hoạt động chưa hoàn hảo trong TMĐT.
A. Hỏi hàng
B. Chào hàng
C. Xác nhận
D. Hợp đồng
-
Câu 16:
Đối tượng nào không được phép kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương qua mạng?
A. Doanh nghiệp XNK
B. Doanh nghiệp
C. Cá nhân
D. Chưa có quy định rõ về điều này
-
Câu 17:
Nguyên tắc nào phổ biến hơn cả để hình thành hợp đồng điện tử?
A. Nhận được xác nhận là đã nhận được chấp nhận đối với chào hàng
B. Thời điểm chấp nhận được gửi đi, dự nhận được hay không
C. Thời điểm nhận được chấp nhận hay gửi đi tuỳ các nước quy định
D. Thời điểm xác nhận đã nhận được chấp nhận được gửi đi
-
Câu 18:
Nội dung gì của hợp đồng điện tử không khác với hợp đồng truyên thống?
A. Địa chỉ các bên
B. Quy định về thời gian, địa điểm của giao dịch
C. Quy định về thời gian, địa điểm hình thành hợp đồng
D. Quy định về các hình thức thanh toán điện tử
-
Câu 19:
Chỉ ra yếu tố không phải đặc điểm của chữ kí điện tử?
A. Bằng chứng pháp lý: xác minh người lập chứng từ
B. Ràng buộc trách nhiệm: người kí có trách nhiệm với nội dung trong văn bản
C. Đồng ý: thể hiện sự tán thành và cam kết thực hiện các nghĩa vụ trong chứng từ
D. Duy nhất: Chỉ duy nhất người kí có khả năng kí điện tử vào văn bản
-
Câu 20:
Vấn đề gì nên chú ý nhất khi sử dụng Chữ kí số hoá
A. Xác định chính xác người kí
B. Lưu giữ chữ kí bí mật
C. Nắm được mọi khó công khai
D. Biết sự khác nhau về luật pháp các nước về chữ kí điện tử
-
Câu 21:
Để thực hiện các giao dịch điện tử B2B các bên cần có bằng chứng đảm bảo chữ kí trong hợp đồng điện từ chính là của bên đối tác mình giao dịch, để đảm bảo như vậy cần …..
A. Có cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo
B. Có tổ chức quốc tế có uy tín đảm bảo
C. Có ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính, uy tín lớn đảm bảo
D. Có tổ chức trung gian, có uy tín, có khả năng tài chính đảm bảo
-
Câu 22:
Bước nào trong quy trình sử dụng vận đơn đường biển điện tử sau là không đúng?
A. Người chuyên chở sau khi nhận hàng sẽ soạn thảo vận đơn đường biển dưới dạng thông điệp điện tử/ dữ liệu
B. Người chuyên chở kí bằng chữ kí số và gửi cho người gửi hàng thông qua trung tâm truyền dữ liệu
C. Người gửi hàng gửi mã khó bí mật cho người nhận hàng
D. Người gửi hàng gửi tiếp mã khó bí mật cho ngân hàng
-
Câu 23:
Phương tiện thanh toán điện tử nào được dựng phổ biến nhất?
A. Thẻ tín dụng
B. Thẻ ghi nợ
C. Thẻ thông minh
D. Tiền điện tử
-
Câu 24:
Sử dụng ……... khách hàng không cần phải điền các thông tin vào các đơn đặt hàng trực tuyến mà chỉ cần chạy phần mềm trên máy tính.
A. Tiền số hoá
B. Tiền điện tử
C. Ví điện tử
D. Séc điện tử
-
Câu 25:
Doanh thu bán lẻ trên mạng ở Mĩ và EU chiếm tỉ lệ ……. trong tổng doanh thu bán lẻ.
A. Dưới 3%
B. Từ 3-5%
C. Từ 5-20%
D. Trên 20%
-
Câu 26:
Trong các luật sau, luật nào không áp dụng ở Mĩ?
A. UETA
B. UCITA
C. E-SIGN
D. E-SIGNATURE
-
Câu 27:
Hiện nay, khoảng ……. số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Internet để gửi và nhận thư điện tử.
A. 20%
B. 20-40%
C. 40-60%
D. Trên 60%
-
Câu 28:
Số doanh nghiệp có không quá 4 người biết sử dụng thư điện tử chiếm ………
A. 10%
B. 10-20%
C. 20-40%
D. Trên 40%
-
Câu 29:
Trung bình số chuyên viên CNTT/ Số doanh nghiệp khoảng ………….
A. 30000/100000
B. 20000/100000
C. 30000/150000
D. 20000/80000
-
Câu 30:
Website mà tại đó các doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động thương mại từ quảng cáo, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tới trao đổi thông tin, kí kết hợp đồng thanh toán được gọi là …………….
A. Sàn giao dịch điện tử
B. Chợ điện tử
C. Trung tâm thương mại điện tử
D. Sàn giao dịch điện tử B2B