Đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021
Trường THCS Lê Văn Tám
-
Câu 1:
Chất dẫn điện là chất:
A. có khả năng cho dòng điện đi qua.
B. có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua.
C. có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
-
Câu 2:
Các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại bị cực dương của pin ….., cực âm của pin ……
A. hút, hút
B. hút, đẩy
C. đẩy, hút
D. đẩy, đẩy
-
Câu 3:
Trong vật nào dưới đây không có các êlectron tự do?
A. Một đoạn dây thép.
B. Một đoạn dây đồng.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Một đoạn dây nhôm.
-
Câu 4:
Các vật nào là vật cách điện?
A. Thủy tinh, cao su, gỗ
B. Sắt, đồng, nhôm
C. Nước muối, nước chanh
D. Vàng, bạc
-
Câu 5:
Phát biểu nào sai? Vật cách điện là vật
A. không có khả năng nhiễm điện
B. không cho dòng điện chạy qua
C. không cho điện tích chạy qua
D. không cho electron chạy qua
-
Câu 6:
Chuông điện hoạt động là do:
A. tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.
C. tác dụng từ của dòng điện.
D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
-
Câu 7:
Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
-
Câu 8:
Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A. Tác dụng sinh lí của dòng điện
B. Tác dụng hóa học của dòng điện
C. Tác dụng từ của dòng điện
D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
-
Câu 9:
Phát biểu nào về cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt dưới đây là sai?
A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.
B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.
C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.
-
Câu 10:
Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?
A. Từ và hóa học
B. Quang và hóa học
C. Từ và nhiệt
D. Từ và quang
-
Câu 11:
Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?
A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.
B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.
C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
D. Một đoạn băng dính.
-
Câu 12:
Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
-
Câu 13:
Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng sinh lí
D. Tác dụng nhiệt
-
Câu 14:
Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?
A. Các electron của nguyên tử đồng.
B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.
-
Câu 15:
Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
A. Chạy điện khi châm cứu.
B. Chụp X – quang
C. Đo điện não đồ
D. Đo huyết áp
-
Câu 16:
Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo
A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.
-
Câu 17:
Chọn câu trả lời đúng: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở.
A. Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện
B. Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
C. Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện.
D. Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
-
Câu 18:
Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
A. 314 mV
B. 5,8 V
C. 1,52 V
D. 3,16 V
-
Câu 19:
Phát biểu nào dưới đây là sai? Đơn vị của hiệu điện thế là:
A. Vôn (V)
B. Ampe (A)
C. Milivôn (mV)
D. Kilovôn (kV)
-
Câu 20:
Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:
A. Kích thước của vôn kế
B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
-
Câu 21:
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………
A. Điện thế
B. Hiệu điện thế
C. Cường độ điện thế
D. Cường độ dòng điện
-
Câu 22:
Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là:
A. 100 V hay 200 V
B. 110 V hay 220 V
C. 200 V hay 240 V
D. 90 V hay 240 V
-
Câu 23:
Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo:
A. Điện một chiều (DC), GHĐ bằng 220 V
B. Điện xoay chiều (AC), GHĐ nhỏ hơn 220 V
C. Điện một chiều (DC), GHĐ lớn hơn 220 V
D. Điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V
-
Câu 24:
Chọn câu sai trong các phép tính:
A. 1V = 1000mV
B. 1kV = 1000mV
C. 1mV = 0,001V
D. 1000V = 1kV
-
Câu 25:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.8, trong đó vôn kế chỉ U = 3V, ampe kế A chỉ I = 0,6A, ampe kế A1 chỉ l1 = 0,32A. Tìm số chỉ I2 của ampe kế A2
A. 0,22 (A)
B. 0,24 (A)
C. 0,26 (A)
D. 0,28 (A)
-
Câu 26:
Tìm hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi bóng đèn câu 25
A. 6V
B. 5V
C. 4V
D. 3V
-
Câu 27:
Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A hình 28.8 chỉ 0,38A. Hỏi khi đó số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
A. 0,32A
B. 0,34A
C. 0,36A
D. 0,38A
-
Câu 28:
Nguồn điện được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
-
Câu 29:
Cho mạch điện sau: Đèn Đ1 và đèn Đ2 , điện trở khóa K bằng 0.
Chọn câu trả lời sai.
A. Khi K đóng: Đèn tắt, đèn sáng
B. Khi K ngắt: Đèn , đèn đều sáng
C. Khi K đóng: Đèn sáng, đèn tắt
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 30:
Chọn câu đúng về dòng điện trong mạch:
A. Dòng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
B. Dòng điện trong mạch có chiều ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
C. Dòng điện trong mạch có chiều cùng ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion dương trong dây dẫn kim loại.
D. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion âm trong dây dẫn kim loại.
-
Câu 31:
Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các ... trong dây dẫn kim loại.
A. Hạt nhân nguyên tử
B. Electron tự do
C. Electron mang điện tích âm
D. Proton mang điện tích dương
-
Câu 32:
Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:
A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.