Đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021
Trường THCS Bà Điểm
-
Câu 1:
Chọn câu đúng. Dòng điện một chiều là gì?
A. Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
B. Dòng điện có các electron tự do ngược với chiều quy ước dòng điện gọi là dòng điện 1 chiều
C. Dòng điện cung cấp bởi nguồn điện 1 chiều gọi là dòng điện 1 chiều
D. Dòng điện có các electron tự do cùng chiều quy ước dòng điện gọi là dòng điện 1 chiều
-
Câu 2:
Chọn câu trả lời đúng: Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của hạt mang điện tích gọi là:
A. Dòng điện
B. Dòng điện không đổi
C. Dòng điện một chiều
D. Dòng điện xoay chiều
-
Câu 3:
Cho biết chiều dòng điện trong hình sau:
A. Từ đầu (-) sang đầu (+)
B. Từ đầu (+) sang đầu (-)
C. Chiều nào cũng đúng
D. Không xác định được
-
Câu 4:
Cho bốn mạch điện sau:
Nhận định nào sau đây đúng:
A. Các mạch a, b và c tương đương nhau
B. Các mạch b, c và d tương đương nhau
C. a và b tương đương nhau, c và d không tương đương nhau
D. a và b tương đương nhau, c và d tương đương nhau
-
Câu 5:
Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có các cường độ sau đây chạy qua bếp, hỏi trường hợp nào dây may so của bếp sẽ đứt?
A. 4,5A
B. 4,3A
C. 3,8A
D. 5,5A
-
Câu 6:
Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
C. Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.
-
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây về cường độ dòng điện chưa chính xác?
A. Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng.
B. Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
C. Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng.
D. Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không.
-
Câu 8:
Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng thì cường độ dòng điện qua bóng đèn
A. không đổi
B. giảm
C. tăng
D. lúc đầu giảm, sau tăng
-
Câu 9:
Để hình thành khái niệm mở đầu bằng phương pháp tượng tự, ở bài học các em đã thấy tác giả so sánh hiệu điện thế với sự chệnh lệch mức nước. Dựa vào đó hãy cho biết cực âm (-) của nguồn điện có thể so sánh với điều nào sau đây?
A. Mức nước cao
B. Máy bơm nước
C. Dòng nước
D. Mức nước thấp
-
Câu 10:
Bóng đèn pin có ghi 3V được mắc vào mạch điện. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 3V.
B. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế thấp hơn 3V sẽ mau hỏng.
C. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế 3V thì đèn sẽ sáng bình thường.
D. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế lớn hơn 3V có thể bị hỏng.
-
Câu 11:
Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế thấp hơn hiệu điện thế định mức không nhiều lắm thì bóng đèn sẽ hoạt động như thế nào?
A. Sáng yếu hơn bình thường.
B. Sáng mạnh hơn bình thường.
C. Bị hỏng vì dây tóc nóng chảy và bị đứt.
D. Cháy sáng bình thường.
-
Câu 12:
Cho mạch điện như sơ đồ. Biết rằng khi công tắc đóng, đèn sáng. Hỏi khi công tắc ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế (khác không) ?
A. Giữa hai điểm A và B
B. Giữa hai điểm E và C
C. Giữa hai điểm D và E
D. Giữa hai điểm A và D
-
Câu 13:
Có nên sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức cho các thiết bị điện như máy vi tính, tivi, tủ lạnh? Giải thích vì sao?
A. Có, vì sử dụng như vậy sẽ tiết kiệm điện.
B. Có, vì sử dụng như vậy sẽ ăng tuổi thọ của thiết bị.
C. Không, vì sử dụng như vậy sẽ giảm tuổi thọ của thiết bị.
D. Có hay không tùy từng thiết bị.
-
Câu 14:
Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng:
A. Hút các vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm
B. Hút các mẩu giấy vụn
C. Đẩy các vật bằng sắt hoặc thép
D. Đẩy các mẩu giấy vụn
-
Câu 15:
Nam châm và nam châm điện có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm vì có:
A. Tính chất nhiệt
B. Tính chất phát sáng
C. Tính chất từ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 16:
Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể:
A. Hút các vật nhẹ
B. Hút các vụn giấy
C. Hút các vật bằng kim loại
D. Làm quay kim nam châm
-
Câu 17:
Dòng điện có thể làm quay kim nam châm vì có:
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng phát sáng
C. Tính chất từ
D. Tác dụng hóa học
-
Câu 18:
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi nào?
A. Khi ở gần cơ thể người và các động vật
B. Khi đi qua cơ thể người và các động vật
C. Khi có cường độ lớn
D. Khi có cường độ nhỏ
-
Câu 19:
Tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người và động vật là:
A. Làm các cơ co giật
B. Làm tim ngừng đập
C. Làm tê liệt thần kinh
D. Cả ba câu trên
-
Câu 20:
Tác dụng nào sau đây không phải là tác dụng của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng
B. Tác dụng từ, tác dụng hóa học
C. Tác dụng sinh lí
D. Tác dụng khúc xạ
-
Câu 21:
Tác dụng nào sau đây là tác dụng của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng
B. Tác dụng sóng
C. Tác dụng phản xạ
D. Tác dụng khúc xạ
-
Câu 22:
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
A. Chạy qua quạt làm cánh quạt quay
B. Chạy qua bếp điện làm nó nóng lên
C. Chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên
D. Chạy qua cơ thể gây co giật các cơ
-
Câu 23:
Trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
A. Chạy qua lò nướng điện làm nóng thức ăn
B. Chạy qua bàn ủi làm nó nóng lên
C. Chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên
D. Chạy qua cơ thể gây tê liệt thần kinh
-
Câu 24:
Trong mạch điện có sơ đồ như hình 28.5, ampe kế có số chỉ I = 0,54A. Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện đi qua đèn Đ2. Hãy tính cường độ dòng điện l1 và I2 tương ứng đi qua các đèn Đ1 và Đ2.
A. I1 = 0,12A; l2 = 0,32A
B. I2 = 0,12A; l1 = 0,32A
C. I1 = 0,18A; l2 = 0,36A
D. I2 = 0,18A; l1 = 0,36A
-
Câu 25:
Cho mạch điện như hình vẽ. Khi K2 - đóng, K1 - mở thì đèn nào sáng?
A. Đèn 1
B. Đèn 2 và đèn 3
C. Đèn 3
D. Đèn 1, đèn 2 và đèn 3
-
Câu 26:
Cường độ dòng điện cho ta biết:
A. Độ mạnh yếu của dòng điện
B. Dòng điện do nguồn điện nào gây ra
C. Dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên
D. Tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện
-
Câu 27:
Chọn phát biểu đúng về cường độ dòng điện:
A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh yếu của dòng điện
B. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do nguồn điện nào gây ra
C. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên
D. Cường độ dòng điện cho ta biết tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện
-
Câu 28:
Để đo cường độ dòng điện, người ta dùng:
A. Ampe kế
B. Vôn kế
C. Con chạy
D. Cân
-
Câu 29:
Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc:
A. Ampe kế song song với vật dẫn
B. Ampe kế nối tiếp với vật dẫn
C. Vôn kế song song với vật dẫn
D. Vôn kế nối tiếp với vật dẫn
-
Câu 30:
Một bóng đèn mắc trong mạch sẽ:
A. Sáng yếu khi có dòng điện
B. Không sáng khi dòng điện bình thường
C. Sáng yếu khi cường độ dòng điện yếu
D. Sáng yếu khi cường độ dòng điện lớn
-
Câu 31:
Dòng điện chạy qua đèn có ………… thì đèn ……….
A. Cường độ càng nhỏ, càng sáng mạnh
B. Cường độ càng lớn, càng sáng yếu
C. Cường độ càng lớn, càng sáng mạnh
D. Cường độ thay đổi, sáng như nhau
-
Câu 32:
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Trong trường hợp nào có đèn Đ1, Đ2 sáng?
A. Cả 3 công tắc đều đóng
B. K1, K2 đóng, K3 mở
C. K1, K3 đóng, K2 mở
D. K1 đóng, K2 và K3 mở