Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021
Trường THPT Tôn Đức Thắng
-
Câu 1:
Tại sao nước mưa không bị lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt ?
A. Vì vải bạt bị dính ướt nước.
B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước.
C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt.
D. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.
-
Câu 2:
Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó ?
A. Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt, làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
B. Vì giọt dầu không chịu tác dụng của lực nào cả, nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích bề mặt giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
C. Vì giọt dầu không bị dung dịch rượu dính ướt, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
D. Vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
-
Câu 3:
Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?
A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
-
Câu 4:
Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg. Câu nào dưới đây đúng?
A. Khối đồng sẽ tỏa ta nhiệt lượng là 1,8.105 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi kilogam đồng cần thu nhiệt lượng là 1,8.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng là 1,8.105J để hóa lỏng.
D. Mỗi kilogam đồng tỏa ra nhiệt lượng là 1,8.105J khi hóa lỏng hoàn toàn.
-
Câu 5:
Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
-
Câu 6:
Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào dưới đây đúng?
A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.
B. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.
C. Mỗi kilôgam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.
D. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.
-
Câu 7:
Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu nào dưới đây là đúng?
A. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilôgam) của hơi nước có trong 1 m3 không khí.
B. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.
C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước có trong 1 m3 không khí.
D. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilôgam) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.
-
Câu 8:
Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng?
A. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.
-
Câu 9:
Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô nặng hơn hay không khí ẩm nặng hơn ? Tại sao ? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/mol.
A. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng lớn hơn.
B. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.
C. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.
D. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí khô.
-
Câu 10:
Với A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?
A. P=A/t
B. P=A/t
C. P=t/A
D. P=A.t/2
-
Câu 11:
Một cần cẩu nâng một kiện hàng có khối lượng 800kg lên cao 5m trong thời gian 20s, lấy g=10m/s2. Công suất của cần cẩu là bao nhiêu:
A. 200W
B. 400W
C. 4000W
D. 2000W
-
Câu 12:
Một ôtô có khối lượng 1 tấn chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của ôtô có giá trị là bao nhiêu:
A. 15.105J
B. 5.105J
C. 25.105J
D. 105J
-
Câu 13:
Động năng của một vật bất kỳ thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 lần?
A. tăng 2 lần
B. tăng 4 lần
C. tăng 6 lần
D. Giảm 2 lần
-
Câu 14:
Khi có một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần.
B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần.
D. thế năng của vật không đổi.
-
Câu 15:
Một vật có khối lượng m=1kg, có thế năng trọng trường là 20J. Khi đó vật có độ cao là bao nhiêu:
A. 12 m
B. 6m.
C. 3m
D. 2m
-
Câu 16:
Phân tử không có tính chất nào sau đây?
A. Giữa các phân tử có khoảng cách.
B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
C. Chuyển động không ngừng.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
-
Câu 17:
Công thức nào cho sau đây nói đến quá trình đẳng nhiệt?
A. p/T=const
B. PV=const
C. p.V=constp
D. V.T=const
-
Câu 18:
Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng xiên góc nếu kéo dài thì đi qua gốc toạ đô .
C. Đường thẳng xiên góc nếu kéo dài thì không đi qua góc toạ đô .
D. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p=p0.
-
Câu 19:
Một khối khí được nhốt chặt trong bình kín có thể tích không đổi ở áp suất 105Pa và nhiệt độ 300K. Nếu tăng áp suất khối khí đến 1,5.105Pa thì nhiệt độ khối khí là bao nhiêu?
A. 300K
B. 300C
C. 450K
D. 450C
-
Câu 20:
Trong quá trình đẳng áp ( áp suất không đổi) của một lượng khí nhất định thì:
A. thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối
B. thể tích tỉ lệ nghịch với áp suất
C. thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
D. thể tích tỉ lệ thuận với áp suất.
-
Câu 21:
Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang có nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra, đẩy pittong đi một đoạn 6 cm với một lực có độ lớn 25N. Nội năng của khí
A. tăng 0,5 J
B. giảm 0,5 J
C. tăng 2 J
D. giảm 2 J
-
Câu 22:
Một động cơ nhiệt có hiệu suất 25%. Động cơ nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1200J, hỏi động cơ đã truyền một nhiệt lượng cho nguồn lạnh là bao nhiêu ?
A. 300 J
B. 4800 J
C. 900 J
D. 3600 J
-
Câu 23:
Trong chu trình của động cơ nhiệt lí tưởng có hiệu suất 25%, chất khí đã truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 6.103 J. Công mà chất khí đã thực hiện là
A. 1500 J
B. 4500 J
C. 1200 J
D. 4800 J
-
Câu 24:
Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang một nhiệt lượng 20J. Khí nở ra, đẩy pittong với một lực có độ lớn là 250N. Nội năng của khí tăng lên là 5 J. Pittong đã di chuyển một đoạn là
A. 6 cm
B. 2 cm
C. 10 cm
D. 8 cm
-
Câu 25:
Một khối khí thực hiện công và có nội năng tăng. Chọn phát biểu đúng.
A. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ tăng
B. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng
C. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ giảm
D. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng
-
Câu 26:
Trong quá trình biến đổi đẳng tích, nếu nội năng của hệ giảm thì hệ
A. nhận công và nhận nhiệt
B. nhận nhiệt và thực hiện công
C. nhận nhiệt và nhận công
D. truyền nhiệt, không thực hiện công
-
Câu 27:
Người ta thực hiện công 100J lên một khối khí và thấy nội năng của khối khí giảm 40J. Khối khí đã
A. nhận một nhiệt lượng là 60 J
B. nhận một nhiệt lượng là 140 J
C. tỏa một nhiệt lượng là 60 J
D. tỏa một nhiệt lượng là 140 J
-
Câu 28:
Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 400 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 300 J. Hiệu suất của động cơ là
A. 75%
B. 25%
C. 33%
D. 67%
-
Câu 29:
Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 20%. Nhiệt lượng động cơ truyền cho nguồn lạnh là 640J. Nhiệt lượng mà động cơ nhận từ nguồn nóng là
A. 160 J
B. 640 J
C. 800 J
D. 320 J
-
Câu 30:
Đơn vị của động năng là đơn vị nào sau đây?
A. J
B. m
C. m/s
D. W
-
Câu 31:
Chọn phát biểu sai về các đặc trưng của động năng.
A. Động năng là một đại lượng vô hướng
B. Động năng luôn luôn dương
C. Động năng có tính tương đối
D. Động năng tỉ lệ nghịch với vận tốc
-
Câu 32:
Tập hợp 3 thông số trạng thái nào cho sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.
A. Áp suất, thể tích, khối lượng.
B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.
C. Thể tích, khối lượng, áp suất.
D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
-
Câu 33:
Khi vận tốc của vật giảm hai lần, thì
A. gia tốc của vật tăng gấp hai.
B. động lượng của vật tăng gấp bốn.
C. động năng của vật giảm bốn lần.
D. thế năng của vật tăng gấp hai.
-
Câu 34:
Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của đại lượng nào?
A. Trọng lực tác dụng lên vật đó
B. Lực phát động tác dụng lên vật đó
C. Lực cản tác dụng lên vật đó
D. Hợp lực tác dụng lên vật đó
-
Câu 35:
Quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí xác định với nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình
A. Đẳng nhiệt.
B. Đẳng tích.
C. Đẳng áp.
D. Đoạn nhiệt.
-
Câu 36:
Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích có dạng gì?
A. Đường hypebol.
B. Một phần đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
D. Đường thẳng song song với trục áp suất.
-
Câu 37:
Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một đường thẳng nhẵn tại một điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là:
A. 6.
B. 10.
C. 20.
D. 28.
-
Câu 38:
Xe A có khối lượng 1000 kg và có vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và có vận tốc 30 km/h. So sánh động lượng của chúng.
A. bằng nhau
B. động lượng xe A lớn hơn
C. động lượng xe B lớn hơn
D. không thể so sánh được
-
Câu 39:
Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.
A. 35,67.106 kg.m/s
B. 36,67.106 kg.m/s
C. 37,67.106 kg.m/s
D. 38,67.106 kg.m/s
-
Câu 40:
Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó.
A. 20s
B. 30s
C. 50s
D. 13s