Đề thi HK2 môn Sinh học 9 năm 2022-2023
Trường THCS Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Cho biết: Điều nào không đúng về một photon?
A. Nó là một gói năng lượng ánh sáng
B. Bước sóng càng ngắn thì năng lượng của photon càng lớn
C. Nó bị mắc kẹt bởi đơn vị quang hợp
D. Nó cho điện tử để khử carbon dioxide thành glucose
-
Câu 2:
Chọn ý đúng: Trong các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật, môi trường sống nào là nơi sống phần lớn của sinh vật trên trái đất?
A. Môi trường trên cạn.
B. Môi trường nước.
C. Môi trường đất.
D. Môi trường sinh vật.
-
Câu 3:
Xác định: Cây xương rồng mọc ở vùng nào?
A. Nhiệt đới
B. Ôn đới
C. Nam Cực
D. Hoang mạc
-
Câu 4:
Chọn ý đúng: Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái?
A. Khi các yếu tố của môi trường không ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.
B. Khi sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
C. Khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật
D. Khi sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường.
-
Câu 5:
Xác định: Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường?
A. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật.
B. Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn.
C. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật.
D. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật.
-
Câu 6:
Xác định: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
A. Vì con người có tư duy, có lao động.
B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác
C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên
D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
A. Gần điểm gây chết dưới.
B. Gần điểm gây chết trên
C. Ở điểm cực thuận
D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên
-
Câu 8:
Chọn ý đúng: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào?
A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.
B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác
C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.
D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.
-
Câu 9:
Đáp án đúng là: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.
B. Là nơi ở của sinh vật.
C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.
-
Câu 10:
Chọn ý đúng: Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây mạnh.
B. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu.
C. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây diễn ra bình thường.
D. Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây không xảy ra.
-
Câu 11:
Chọn ý đúng: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm?
A. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển.
B. phiến lá dày, mô giậu phát triển.
C. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển.
D. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển
-
Câu 12:
Chọn ý đúng: Mùa xuân hè có ngày dài hơn mùa đông và đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim. Điều này cho thấy ảnh hưởng của nhân tố nào lên đời sống sinh vật?
A. Áp suất
B. Ánh sáng
C. Nhiệt độ
D. Độ ẩm
-
Câu 13:
Xác định căn cứ vào sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các nhóm nào?
A. Cây ưa sáng, cây ưa tối
B. Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng
C. Cây ưa hạn, cây ưa ẩm
D. Cây trung sinh, cây ẩm sinh, cây hạn sinh
-
Câu 14:
Xác định ý đúng: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là?
A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng
B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng
D. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng
-
Câu 15:
Chọn ý đúng: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?
A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.
B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
C. Làm thay đổi những đặc điềm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật
D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ
-
Câu 16:
Chọn ý đúng: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là?
A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy.
B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai
C. Cây biến dạng thành thân bò
D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển
-
Câu 17:
Chọn ý đúng: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có nhũng đặc điểm thích nghi nào?
A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
B. Lá và thân cây tiêu giảm.
C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai
-
Câu 18:
Chọn ý đúng: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là?
A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh
B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt
C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt
-
Câu 19:
Xác định ý đúng: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
-
Câu 20:
Xác định ý đúng: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?
A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
B. Lá và thân cây tiêu giảm.
C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai
-
Câu 21:
Xác định: Cây xanh nào thuộc nhóm thực vật ưa ẩm?
A. Xương rồng
B. Cây rêu, cây thài lài
C. Cây mía
D. Cây hướng dương
-
Câu 22:
Cho biết: Loài động vật nào có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh?
A. Gấu Bắc cực
B. Chim én
C. Hươu, nai
D. Cừu
-
Câu 23:
Xác định ý đúng: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là?
A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh
B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt
C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt
-
Câu 24:
Chọn ý đúng: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào?
A. Cộng sinh.
B. Sinh vật ăn sinh vật khác
C. Cạnh tranh
D. Kí sinh
-
Câu 25:
Chọn ý đúng: Quan hệ cộng sinh là?
A. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia
B. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi
C. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau
D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau
-
Câu 26:
Chọn ý đúng: Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là gì?
A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế
D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ
-
Câu 27:
Xác định: Yếu tố nào xảy ra dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?
A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào
B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể
C. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao
D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau
-
Câu 28:
Xác định ý đúng: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng "tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì?
A. Cạnh tranh
B. Sinh vật ăn sinh vật khác
C. Hỗ trợ
D. Cộng sinh
-
Câu 29:
Xác định: Giữa các cá thể sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào?
A. Hội sinh
B. Sinh vật ăn sinh vật khác
C. Cộng sinh
D. Hỗ trợ và cạnh tranh
-
Câu 30:
Chọn ý đúng: Quan hệ sinh vật cùng loài là?
A. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau
B. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau
C. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau
D. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau
-
Câu 31:
Xác định: Đặc điểm nào sau đây không có quần thể?
A. Quần thể là tập hợp các cả thể cùng loài.
B. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
C. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
D. Quần thể có khu vực phân bố xác định.
-
Câu 32:
Xác định: Phát biểu nào sai về ký sinh?
A. Vật ký sinh có mức độ chuyên hóa cao đối với phương thức sống của chúng
B. Vật ký sinh nói chung nhỏ hơn vật chủ
C. Vật ký sinh bị vật chủ tiêu diệt
D. Sinh sản với tốc độ nhanh hơn vật chủ
-
Câu 33:
Chọn ý đúng: Làm thế nào để một quần thể thú ăn thịt tăng lên?
A. Do số lượng động vật ăn cỏ tăng lên
B. Do số lượng động vật ăn tạp tăng lên
C. Do số lượng động vật ăn tạp tăng lên
D. Do nguồn cỏ giảm.
-
Câu 34:
Xác định: Tương tác sinh học giữa các sinh vật thuộc các loài khác nhau, trong đó mỗi cá thể nhận được lợi ích được biết đến là gì?
A. Ký sinh
B. Cạnh tranh
C. Cộng sinh
D. Hỗ trợ cùng loài
-
Câu 35:
Hãy xác định: Cạnh tranh bóc lột diễn ra gián tiếp ở đâu?
A. Một cá thể ngăn cản sự tồn tại và sinh sản của những cá thể khác
B. Hai loài có con mồi chung
C. Hai loài riêng biệt cạnh tranh về tài nguyên và không gian khác nhau
D. Các sinh vật cạnh tranh về không gian chung
-
Câu 36:
Xác định: Trong một chu trình dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng là?
A. Tái chế liên tục
B. Thỉnh thoảng cất giữ dưới lòng đất
C. Đặt tạm thời trong cơ thể sinh vật
D. Tất cả những điều trên
-
Câu 37:
Chọn ý đúng: Phần trên của hệ sinh thái dưới nước chứa?
A. Nekton
B. Sinh vật phù du
C. Sinh vật đáy
D. Cả A và B
-
Câu 38:
Xác định ý đúng: Câu nào định nghĩa đúng thuật ngữ 'loài đặc hữu?
A. Các loài nguy cấp được bảo vệ trong một khu vực hạn chế
B. Các loài bản địa
C. Các loài bản địa và quý hiếm được tìm thấy trong một khu vực địa lý cụ thể và xác định
D. Loài lai được phát triển trong phòng thí nghiệm
-
Câu 39:
Xác định: Ý tưởng về năng suất của hệ sinh thái dựa trên cơ sở nào?
A. tháp sinh khối
B. tháp số lượng
C. Diễn thế sinh thái
D. tháp năng lượng
-
Câu 40:
Chọn ý đúng: Quần xã sinh vật này có sự phong phú về loài lớn nhất?
A. rừng mưa ôn đới
B. rừng mưa nhiệt đới
C. xavan
D. đồng cỏ ôn đới