Đề thi HK2 môn Sinh học 9 năm 2021
Trường THCS Lý Thường Kiệt
-
Câu 1:
Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
-
Câu 2:
Tính trạng của cây trồng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tác động cộng gộp thì chịu ảnh hưởng nhiều:
A. bởi kiểu gen được gọi là tính trạng chất lượng.
B. bởi kiểu gen được gọi là tính trạng số lượng.
C. bởi môi trường được gọi là tính trạng số lượng.
D. bởi môi trường được gọi là tính trạng chất lượng.
-
Câu 3:
Các phương pháp chủ yếu được dùng trong chọn giống vật nuôi là?
A. Cải tạo giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai
B. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương
C. Sử dụng công nghệ gen, công nghệ cấy chuyển phôi
D. Tạo giống mới, tạo giống ưu thế lai
-
Câu 4:
Có các loại môi trường phổ biến nào?
A. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. Môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
D. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
-
Câu 5:
Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
B. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
C. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
D. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
-
Câu 6:
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là
A. hoàn thiện các phương pháp chọn lọc nhằm củng cố và tăng cường những tính trạng mong muốn
B. cải tiến những giống hiện có và tạo ra giống mới
C. chủ động tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống
D. chọn lọc cá thể có những biến dị tốt đã nảy sinh ngẫu nhiên, tự phát
-
Câu 7:
Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì?
A. đơn giản, dễ thực hiện
B. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai
C. nó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới
D. chi phí rẻ, hiệu quả cao
-
Câu 8:
Phương pháp nào sau đây không được sử dụng trong chọn giống vật nuôi?
A. Nhân bản vô tính
B. Thụ tinh nhân tạo
C. Tạo giống ưu thế lai
D. Công nghệ gen
-
Câu 9:
Giống dâu số 12 là giống dâu tam bội được tao ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội có đặc điểm
A. bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ kém
B. bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao
C. bản lá dày, màu xanh đậm, sức ra rễ kém
D. bản lá mỏng, màu xanh nhạt, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao
-
Câu 10:
Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật?
A. Tỉ lệ giới tính
B. Thành phần nhóm tuổi
C. Mật độ
D. Đặc trưng kinh tế xã hội.
-
Câu 11:
Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là?
A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa
B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử
C. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử
D. Hôn nhân, giới tính, mật độ
-
Câu 12:
Quần thể người có những nhóm tuổi nào sau đây?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản
C. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động
D. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
-
Câu 13:
Dựa vào sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các nhóm nào?
A. Cây ưa sáng, cây ưa tối
B. Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng
C. Cây ưa hạn, cây ưa ẩm
D. Cây trung sinh, cây ẩm sinh, cây hạn sinh
-
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa bóng?
A. Có phiến lá mỏng
B. Mô giậu kém phát triển
C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất
D. Mọc dưới tán của cây khác
-
Câu 15:
Động vật nào sau đây hoạt động vào ban đêm?
A. Trâu
B. Nai
C. Sóc
D. Cừu
-
Câu 16:
Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa sáng?
A. Dơi
B. Cú mèo
C. Chim chích chòe
D. Diệc
-
Câu 17:
Các loài động vật thích ứng với các khu sinh thái khác nhau thường mang những đặc điểm thích nghi riêng biệt về nhiệt độ sống, trong số các nhóm kể ra dưới đây, nhóm nào có độ rộng nhiệt lớn nhất?
A. Thú sống trên cạn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
B. Thú sống trong vùng nước ấm quanh vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
C. Thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam
D. Thú sống trong vùng nước ấm xích đạo
-
Câu 18:
Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với lượng nước trong môi trường, người ta chia làm hai nhóm thực vật
A. Thực vật ưa nước và thực vật kị nước
B. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn
C. Thực vật ở cạn và thực vật kị nước
D. Thực vật ưa ẩm và thực vật kị khô
-
Câu 19:
Cho các phát biểu sau:
1. Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng ít đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
3. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi trường.
4. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0-50oC.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa khô?
A. Thằn lằn
B. Hà mã
C. Giun đất
D. Hải cẩu
-
Câu 21:
Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa ẩm?
A. Thằn lằn
B. Tắc kè
C. Ếch nhái
D. Bọ ngựa
-
Câu 22:
Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn tốt?
A. Cây thài lài
B. Cây nha đam
C. Cây bắp cải
D. Cây rêu
-
Câu 23:
Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau thành tập đoàn thuộc quan hệ
A. cộng sinh
B. hội sinh
C. hợp tác
D. kí sinh-nửa kí sinh
-
Câu 24:
Cho các phát biểu sau
1) Các sinh vật sống cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
2) Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch với nhau.
3) Địa y sống bám trên cây gỗ thuộc quan hệ ký sinh- bán kí sinh.
4) Tảo biển tiết chất độc vào môi trường nước gây tử vong cho nhiều loài tôm cá thuộc quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (3), (4)
-
Câu 25:
Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác gồm có?
A. Động vật ăn thực vật
B. Động vật ăn thịt con mồi
C. Thực vật bắt sâu bọ
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 26:
Cho các ví dụ sau
1. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.
2. Địa y sống bám trên cành cây.
3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.
4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.
Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ kí sinh-nửa kí sinh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?
A. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ
B. Cây thiếu ánh sáng
C. Cây không lấy đủ dinh dưỡng
D. Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 28:
Ví dụ về tảo gây tử vong cho nhiều loài tôm, cá… bằng cách tiết chất độc vào môi trường nước gây hiện tượng thủy triều đỏ thuộc quan hệ
A. cạnh tranh
B. ức chế - cảm nhiễm
C. đối địch
D. sinh vật này ăn sinh vật khác
-
Câu 29:
Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm do nguyên nhân nào?
A. Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội
B. Số lượng cá thể tăng quá cao
C. Con đực tranh giành nhau con cái
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 30:
Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh?
A. Địa y sống bám trên cành cây
B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa
C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu
D. Giun đũa sống trong ruột người
-
Câu 31:
Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có
A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm
B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật
D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ
-
Câu 32:
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?
A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.
B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.