Đề thi HK2 môn Sinh học 9 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu
-
Câu 1:
Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có?
A. thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
B. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
C. có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
D. cả A, B và C
-
Câu 2:
Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:
A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga
B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới
D. savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
-
Câu 3:
Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng
A. lớn nhất
B. tương đối lớn
C. ít nhất
D. tương đối ít
-
Câu 4:
Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở?
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
C. chu trình dinh dưỡng , chuyển hóa năng lượng
D. thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng
-
Câu 5:
Dấu hiệu nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể ?
A. Mật độ
B. Tỉ lệ đực/cái
C. Thành phần mhóm tuổi
D. Độ đa dạng
-
Câu 6:
Sinh vật nào sau đây thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn?
A. Thực vật
B. Động vật ăn thực vật
C. Động vật ăn thịt
D. VSV phân giải
-
Câu 7:
Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây?
A. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1 động vật ăn thịt bậc 2
B. Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật
C. Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật
D. Thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật
-
Câu 8:
“Cạnh tranh khác loài thường thấy ở các sinh vật có ………………………”. Từ còn thiếu trong dấu “………………………” là
A. Nhu cầu sống (thức ăn, nơi ở, …) gần nhau.
B. Nhu cầu sống (thức ăn, nơi ở, …) xa nhau.
C. Nhu cầu giao phối gần nhau.
D. Nhu cầu giao phối xa nhau.
-
Câu 9:
Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là?
A. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
B. Bảo vệ môi trường không khí trong lành
C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia
D. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp
-
Câu 10:
Để góp phần cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống của người dân, điều cần làm là?
A. Xây dựng gia đình với qui mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con
B. Tăng cường và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên
C. Chặt, phá cây rừng nhiều hơn
D. Tăng tỉ lệ sinh trong cả nước
-
Câu 11:
Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là?
A. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn
B. Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn
C. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện
D. Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn
-
Câu 12:
Hiện tượng tăng dân số cơ học là do?
A. Tỉ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong
B. Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong bằng nhau
C. Số người nhập cư nhiều hơn lượng người xuất cư
D. Lượng người xuất cư nhiều hơn lượng người nhập cư
-
Câu 13:
Ở cừu, xét 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường: A quy định có sừng, a quy định không sừng. Biết rằng, ở cơ thể cừu đực, A trội hơn a, nhưng ngược lại, ở cừu cái, a lại trội hơn A. Trong 1 quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ đực: cái bằng 1:1, cừu có sừng chiếm 70%. Người ta cho những con cừu không sừng giao phối tự do với nhau. Tỉ lệ cừu không sừng thu được ở đời con là:
A. 7/34
B. 10/17
C. 17/34
D. 27/34
-
Câu 14:
Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen thì được gọi là dòng thuần. Xét các đặc điểm:
(1) Có tính di truyền ổn định.
(2) Luôn mang các gen trội có lợi.
(3) Không phát sinh các biến dị tổ hợp.
(4) Thường biến đồng loạt và luôn theo một hướng.
(5) Luôn có ưu thế lai cao.
Dòng thuần có những đặc điểm nào
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4), (5).
-
Câu 15:
Một quần thể đậu Hà Lan đang cân bằng di truyền về tính trạng hình dạng hạt có tỷ lệ kiểu là: 24 trội: 1 lặn. Tần số alen a của quần thể đó là:
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,25
D. 0,15
-
Câu 16:
Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi nào?
A. tần số alen của mỗi gen, kiểu hình được ổn định qua các thế hệ.
B. tần số tương đối của các alen về mỗi gen duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
-
Câu 17:
Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. Quần thể sống ở môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2.
B. Quần thể sống ở môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2.
C. Quần thể sống ở môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2.
D. Quần thể sống ở môi trường có diện tích 800m2và có mật độ 34 cá thể/1m2.
-
Câu 18:
Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm?
A. 2132
B. 2097
C. 2067
D. 2130
-
Câu 19:
Không hút thuốc là và vận động mọi người không nên hút thuốc có tác dụng gì?
A. Điều hòa thành phần không khí theo hướng có lợi cho hô hấp.
B. Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi.
C. Hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh.
D. Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc ( NOX, SOX, CO, nicotin…. ).
-
Câu 20:
Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp có tác dụng gì?
A. Điều hòa thành phần không khí theo hướng có lợi cho hô hấp.
B. Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi.
C. Hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh.
D. Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc ( NOX, SOX, CO, nicotin…. ).
-
Câu 21:
Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có bụi có tác dụng gì?
A. Điều hòa thành phần không khí theo hướng có lợi cho hô hấp.
B. Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi.
C. Hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh.
D. Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc ( NOX, SOX, CO, nicotin…. ).
-
Câu 22:
Nito oxit gây tác hại gì?
A. Gây bệnh bụi phổi
B. Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao
C. Làm các bệnh đường hô hấp thêm trầm trọng
D. Chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết
-
Câu 23:
Bụi gây tác hại gì?
A. Gây bệnh bụi phổi
B. Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao
C. Làm các bệnh đường hô hấp them trầm trọng
D. Chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết
-
Câu 24:
Cacbon oxit gây tác hại gì?
A. Gây bệnh bụi phổi
B. Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao
C. Làm các bệnh đường hô hấp them trầm trọn
D. Chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết
-
Câu 25:
Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viên, nơi ở có tác dụng gì?
A. Điều hòa thành phần không khí theo hướng có lợi cho hô hấp.
B. Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi.
C. Hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh.
D. Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc( NOX, SOX, CO, nicotin…. ).
-
Câu 26:
Xói mòn, thoái hóa đất, lũ lụt, khí hậu bất thường, mất cân bằng sinh thái là do con người đã làm gì?
A. Săn bắt thú quý hiếm
B. Khai thác rừng bừa bãi
C. Xả rác, chất thải bừa bài
D. Cả A, B và C
-
Câu 27:
Gây tiệt chủng ở một số loài làm mất cân bằng sinh thái là do con người đã làm gì?
A. Săn bắt thú quý hiếm
B. Xả rác, chất thải bừa bài
C. Khai thác rừng bừa bãi
D. Cả A và B
-
Câu 28:
Chọn câu sai trong các câu sau?
A. Con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường
B. Trách nhiệm của chúng ta là phải góp phần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ mai sau
C. Con người không có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường
D. Nâng cao ý thức của con người trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường
-
Câu 29:
Hệ sinh thái dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn?
A. Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới
B. Rừng ngập mặn
C. Vùng thảo nguyên hoang mạc
D. Rừng mưa nhiệt đới
-
Câu 30:
Tổng tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất được gọi là?
A. Hệ sinh thái trên cạn
B. Thủy quyển
C. Thạch quyển
D. Sinh quyển
-
Câu 31:
Dấu hiệu đặc trưng của quần xã là?
A. thành phần nhóm tuổi.
B. tỉ lệ giới tính.
C. kinh tế- xã hội
D. số lượng các loài trong quần xã.
-
Câu 32:
Các chỉ số phản ánh đặc trưng về số lượng các loài trong quần xã là?
A. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều
B. Độ thường gặp, độ nhiều.
C. Độ nhiều, độ đa dạng.
D. Độ đa dạng, độ thường gặp.