Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021-2022
Trường THCS Phan Bội Châu
-
Câu 1:
Cho biết: Đặc trưng nào quy định tốc độ phát triển của quần thể ?
A. Tỉ lệ giới tính
B. Sự sinh sản và sự tử vong
C. Thành phần nhóm tuổi
D. Mật độ
-
Câu 2:
Em hiểu: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái gì?
A. số lượng cá thể trong quần thể dao động trong trạng thái cân bằng
B. số lượng cá thể trong quần thể giảm khi nguồn thức ăn giảm sút
C. số lượng cá thể trong quần thể tăng khi nguồn thức ăn dồi dào
D. số lượng cá thể trong quần thể ở trạng thái ổn định
-
Câu 3:
Em hãy cho biết: Có những dạng tháp tuổi nào để biểu diễn thành phần nhóm tuổi trong quần thể ?
A. Dạng phát triển và dạng ổn định
B. Dạng ốn định và dạng giảm sút
C. Dạng giảm sút và dạng phát triển
D. Dạng phát triển, dạng giảm sút và dạng ổn định
-
Câu 4:
Do đâu mà số lượng cá thể trong quần thể có xu hưởng ổn định?
A. quần thể đó tự điều chỉnh
B. quần thể khác trong quần xã khống chế, điều chỉnh nó
C. khi số lượng cá thể quá nhiều thì tự chết
D. cả B và C
-
Câu 5:
Xác định: Quần thể duy trì được trạng thái cân bằng là nhờ?
A. nguồn thức ăn ổn định
B. sự cạnh tranh cùng loài
C. sự tác động qua lại giữa quần thể và ngoại cảnh
D. mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và ti lệ tử vong
-
Câu 6:
Hãy cho biết ý nào sai: Khi nói về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật?
A. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B. Cạnh tranh giữa các cá thể động vật trong cùng một đàn không ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
C. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, sức sống của con non thấp.
D. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Điều gì có thể được hình dung như một đơn vị chức năng của tự nhiên?
A. Con người
B. Hệ sinh thái
C. Phương tiện đi lại
D. Thực vật
-
Câu 8:
Hãy cho biết: Khu vực nào là hệ sinh thái dưới nước do con người tạo ra?
A. Sa mạc
B. Thủy cung
C. ao
D. Sông
-
Câu 9:
Xác định: Cấp tổ chức còn thiếu là gì? Tế bào → Mô →? → Sinh vật → Quần thể
A. Quần xã
B. Quần thể sinh vật
C. Các cơ quan
D. Hệ sinh thái
-
Câu 10:
Chọn ý đúng: Chất nào không phải là chất thải hữu cơ?
A. Chất thải động vật
B. Chất thải nông nghiệp
C. Bã rừng
D. Chất thải phóng xạ
-
Câu 11:
Xác định: Năng lượng sinh học thuộc loại nào?
A. Năng lượng động vật và năng lượng hóa học
B. Năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân
C. Nhiên liệu hóa thạch và năng lượng mặt trời
D. Năng lượng động vật và nhiên liệu sinh học
-
Câu 12:
Cho biết: Quần xã sinh vật này cực kỳ lạnh, không có cây cối, thực vật của nó có rễ nông và động vật của nó có lông?
A. đài nguyên
B. rụng lá
C. hoang mạc
D. taiga
-
Câu 13:
Hãy cho biết: Câu nào mô tả những gì mà sinh vật tiêu thụ làm?
A. lấy chất dinh dưỡng bằng cách ăn sinh vật sản xuất
B. có khả năng quang hợp
C. tự tạo ra chất dinh dưỡng
D. không ý nào đúng
-
Câu 14:
Chọn ý đúng: Những cây rụng lá vào mùa đông được miêu tả là rừng?
A. rụng lá.
B. nhiệt đới.
C. lá kim.
D. thường xanh.
-
Câu 15:
Hãy cho biết: Giới hạn nhiệt độ cá rô phi việt nam là?
A. Từ 5°C - 40°C
B. Từ 5°C - 39°C
C. Từ 5°C - 42°C
D. Từ 5°C - 45°C
-
Câu 16:
Em hãy cho biết: Chuỗi thức ăn nào thể hiện trật tự hợp lí?
A. sinh vật sản xuất - động vật ăn cỏ - động vật ăn thịt
B. động vật ăn cỏ - sinh vật sản xuất - động vật ăn thịt
C. sinh vật sản xuất - động vật ăn thịt - động vật ăn cỏ
D. động vật ăn thịt - động vật ăn cỏ - sinh vật sản xuất
-
Câu 17:
Em hãy cho biết: Thuật ngữ nào chỉ sự tương tác giữa các nhóm sinh vật với môi trường không sống?
A. sinh quyển
B. quần xã sinh vật
C. môi trường sống
D. hệ sinh thái
-
Câu 18:
Chọn ý đúng: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào?
A. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1 động vật ăn thịt bậc 2
B. Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật
C. Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật
D. Thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật
-
Câu 19:
Em hãy cho biết: Trong mối quan hệ cộng sinh giữa cua kí cư và hải quỳ, vai trò của mỗi loài là gì?
A. Cua bảo vệ hải quỳ khỏi sự tấn công của các sinh vật khác và đưa hải quỳ đi khắp nơi để lấy thức ăn.
B. Cua bảo vệ hải quỳ khỏi sự tấn công của các sinh vật khác, hải quỳ đưa cua đi khắp nơi để lấy thức ăn.
C. Hải quỳ bảo vệ cua khỏi sự tấn công của các sinh vật khác và đưa cua đi khắp nơi để lấy thức ăn.
D. Hải quỳ bảo vệ cua khỏi sự tấn công của các sinh vật khác, cua đưa đi khắp nơi để lấy thức ăn.
-
Câu 20:
Chọn ý đúng: Khi nói về chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Ở quần xã sinh vật dưới nước, tất cả các chuỗi thức ăn đều được khởi đầu từ sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài là một mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn càg phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
D. Độ đa dạng của quần xã sinh vật càng thấp thì lưới thức ăn trong quần xã càg phức tạp
-
Câu 21:
Đâu là ý không đúng khi nói về quần xã sinh vật?
A. Các sinh vật trong quần xã có các mối quan hệ gắn bó nhau như một thể thống nhất
B. Quần xã có độ đa dạng về thành phần loài và số lượng cá thể của mỗi quần thể.
C. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
D. Quần xã bao gồm các cá thể cùng loài cùng sống trong một sinh cảnh.
-
Câu 22:
Chọn ý đúng: Trong thiên nhiên có những loại chuỗi thức ăn nào?
A. Chuỗi thức ăn khởi đầu từ sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn khởi đầu từ sinh vật tiêu thụ
B. Chuỗi thực ăn khởi đầu từ thực vật và chuỗi thức ăn khởi đầu từ vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ
C. Chuỗi thức ăn khởi đầu từ thực vật và chuỗi thức ăn khởi đầu từ động vật
D. Chuỗi thức ăn khởi đầu từ sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu từ sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ
-
Câu 23:
Xác định ý đúng: Các chỉ số phản ánh đặc trưng về số lượng các loài trong quần xã?
A. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều
B. Độ thường gặp, độ nhiều.
C. Độ nhiều, độ đa dạng.
D. Độ đa dạng, độ thường gặp.
-
Câu 24:
Hãy cho biết: Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người đã tác động tới môi trường qua những thời kì nào?
A. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì, xã hội nông nghiệp.
B. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.
C. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội công nghiệp.
D. Thời kì nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.
-
Câu 25:
Cho biết: Hành động cần làm để khắc phục cho việc săn bắt thú quý hiếm là?
A. Chăm sóc, bảo vệ thú quý hiếm
B. Khai thác rừng hợp lí, bảo vệ rừng và trồng rừng
C. Ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
D. Cả A, B và C
-
Câu 26:
Xác định đâu là biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên?
A. khai thác khoáng sản
B. phục hồi và trồng rừng mới
C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp
D. đốt rừng lấy đất trồng trọt
-
Câu 27:
Chọn ý đúng: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Mất nơi ở của nhiều loài động vật
B. Xói mòn và thoái hóa đất
C. Mất cân bằng sinh thái
D. Cả A, B, C
-
Câu 28:
Đâu là nguyên nhân khiến rừng bị thu hẹp nhanh?
A. dân số tăng nhanh dẫn đến chặt phá rừng bừa bãi
B. khai thác khoáng sản không hợp lí
C. đô thị hoá tăng nhanh
D. cả A và B
-
Câu 29:
Chọn ý đúng: Nguyên nhân chủ yếu dân đến ô nhiêm môi trường hiện nay là gì?
A. Do hoạt động của con người gây ra
B. Núi lửa
C. Động đất
D. Sóng thần
-
Câu 30:
Cho biết: Hiện tượng này xảy ra khi các chất khí hoạt động giống như thủy tinh trong nhà kính, cho phép ánh sáng nhìn thấy đi vào nhưng giữ nhiệt.
A. Bức xạ mặt trời
B. yếu tố phi sinh học
C. hiệu ứng ôzôn
D. hiệu ứng nhà kính
-
Câu 31:
Hãy cho biết: Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính gây ra sự gia tăng?
A. nhiệt độ.
B. ôxy và khí cacbonic.
C. vòng tuần hoàn nước.
D. cac-bon đi-ô-xít.
-
Câu 32:
Xác định: Hiện tượng nào không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Băng tan.
C. Nhiệt độ trái đất tăng lên.
D. Tăng mực nước biển.
-
Câu 33:
Xác định: Đâu là biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất?
A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất
B. Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn
C. Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất
D. Cả 3 biện pháp nêu trên đều đúng
-
Câu 34:
Em hãy cho biết: Dựa vào yếu tố nào để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh?
A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại
B. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật
C. Trong đất có nhiều than đá
D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất
-
Câu 35:
Em hãy xác định: Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Không thuộc loại nào nêu trên.
-
Câu 36:
Hãy cho biết: Tài nguyên nào không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
A. Dầu lửa
B. Năng lượng thuỷ triều.
C. Bức xạ mặt trời.
D. Năng lượng gió.
-
Câu 37:
Xác định: Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai?
A. đầu tư công nghệ khai thác hiện đại.
B. cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
C. sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
D. có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 38:
Em hãy cho biết: Nguồn năng lượng nào nếu được khai thác sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường?
A. Khí đốt thiên nhiên
B. Than đá
C. Dầu mỏ
D. Bức xạ mặt trời
-
Câu 39:
Chọn ý đúng: Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch không khí quanh ta?
A. Cây xanh xảy ra quá trình quang hợp sử dụng CO2 và thải ra O2 → có ích cho hô hấp.
B. Cây có thể cản bụi.
C. Cây xanh xảy ra quá trình quang hợp sử dụng CO2 và thải ra O2
D. Cả A và B
-
Câu 40:
Xác định đâu là nội dung chương II của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam?
A. Phòng chống suy thoái môi trường
B. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
C. Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
D. Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam