Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021-2022
Trường THCS Kim Đồng
-
Câu 1:
Cho biết: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở?
A. Một khu vực nhất định
B. Một khoảng không gian rộng lớn
C. Một đơn vị diện tích
D. Một đơn vị diện tích hay thể tích
-
Câu 2:
Đâu là ý không đúng khi nói về tháp tuổi dạng phát triển?
A. Đáy tháp rộng
B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định
C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh
D. Tỉ lệ sinh cao
-
Câu 3:
Xác định: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là gì?
A. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
B. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
C. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
D. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
-
Câu 4:
Em hãy cho biết: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là?
A. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
B. Trẻ, trưởng thành và già
C. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản
D. Trước giao phối và sau giao phối
-
Câu 5:
Hãy cho biết: Trong quần thê, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
A. Tiềm năng sinh sản của loài.
B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn
D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn
-
Câu 6:
Xác định đâu là quần thể sinh vật trong các tập hợp sau?
A. Các cây xanh trong một khu rừng
B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ
C. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa
D. Cả A, B và đều đúng
-
Câu 7:
Xác định căn cứ vào chuỗi thức ăn cho biết mối quan hệ nào?
A. Quan hệ về môi trường
B. Quan hệ dinh dưỡng
C. Quan hệ hỗ trợ
D. Quan hệ cạnh tranh
-
Câu 8:
Hãy cho biết: Giữa các cá thể trong quần thể có mối quan hệ như thế nào ?
A. Quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh
B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
C. Quan hệ vật ăn thịt và con mồi
D. Quan hệ kí sinh - vật chủ
-
Câu 9:
Xác định: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái có đặc điểm?
A. số lượng cá thể trong quần thể dao động trong trạng thái cân bằng
B. số lượng cá thể trong quần thể giảm khi nguồn thức ăn giảm sút
C. số lượng cá thể trong quần thể tăng khi nguồn thức ăn dồi dào
D. số lượng cá thể trong quần thể ở trạng thái ổn định
-
Câu 10:
Xác định: Có những dạng tháp tuổi nào để biểu diễn thành phần nhóm tuổi trong quần thể ?
A. Dạng phát triển và dạng ổn định
B. Dạng ốn định và dạng giảm sút
C. Dạng giảm sút và dạng phát triển
D. Dạng phát triển, dạng giảm sút và dạng ổn định
-
Câu 11:
Đâu là định nghĩa đúng nhất về sự nóng lên toàn cầu là gì?
A. Trái đất nóng lên ở mọi phía
B. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới do hiệu ứng nhà kính
C. Mọi người trên khắp thế giới cảm thấy ấm áp
D. Trái đất nóng lên vì nhiều đám cháy trong rừng
-
Câu 12:
Hãy cho biết: Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch không khí quanh ta?
A. Cây xanh xảy ra quá trình quang hợp sử dụng CO2 và thải ra O2 → có ích cho hô hấp.
B. Cây có thể cản bụi.
C. Cây xanh xảy ra quá trình quang hợp sử dụng CO2 và thải ra O2
D. Cả A và B
-
Câu 13:
Hãy xác định chúng ta cần phải làm gì để khắc phục những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường?
A. Nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường
B. Khai thác rừng nhiều hơn
C. Có chế tài xử phạt nghiêm minh, mang tính răn đe, đúng người, đúng tội đối với các cá nhân, cơ sở vi phạm
D. Cả A và C
-
Câu 14:
Chọn từ hoàn thành câu: Mọi người đều có …………………. thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
A. Ý thức
B. Trách nhiệm
C. Nhiệm vụ
D. Bổn phận
-
Câu 15:
Đâu là nội dung của chương II của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam?
A. Phòng chống suy thoái môi trường
B. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
C. Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
D. Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam
-
Câu 16:
Hãy xác định: Về khai thác rừng, Luật Bảo vệ môi trường có quy định nào?
A. Nghiêm cấm
B. Cấm khai thác bừa bãi. Không khai thác rừng đầu nguồn.
C. Quy hoạch bãi rác thải
D. Quy hoạch sử dụng đất.
-
Câu 17:
Hãy xác định: Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có ………. bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
A. chức năng
B. trách nhiệm
C. ý thức
D. điều kiện
-
Câu 18:
Cho biết: Nếu Luật Bảo vệ môi trường không quy định nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
A. Chất thải đổ không đúng quy định
B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
-
Câu 19:
Em hãy xác định: Luật Bảo vệ môi trường có quy định: Cần có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất có tác dụng gì ?
A. Chất thải được thu gom đúng chỗ và được xử lí không gây ô nhiêm môi trường
B. . Động vật hoang dã không bị khai thác cạn kiệt
C. Đất được sử dụng hợp lí, không gây lãng phí đất và phục hồi đất bị thoái hoá
D. Khai thác rừng có kế hoạch, không khai thác rừng đầu nguồn
-
Câu 20:
Hãy xác định: Nếu Luật Bảo vệ môi trường không cấm khai thác rừng bừa bãi, không cấm khai thác rừng đầu nguồn thì hậu quả gì sẽ xảy ra ?
A. Khai thác rừng không có kế hoạch, khai thác cả rừng đầu nguồn gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
B. Chất thải đổ không đúng quy định
C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
-
Câu 21:
Tác dụng của Luật Bảo vệ môi trường là gì ?
A. Ngăn chặn tác động xấu của con người đối với môi trường
B. Khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên
C. Điều chỉnh việc khai thác và sử dụng các thành phần của môi trường để phục vụ cho sự phát triển lâu bền của đất nước
D. Cả A, B và C
-
Câu 22:
Xác định: Câu nào xác định đúng về sinh học bảo tồn?
A. Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của trái đất
B. Quản lý và bảo tồn đất
C. Quản lý và bảo tồn rừng
D. Quản lý và bảo tồn động vật trong khu vực hạn chế / được bảo vệ
-
Câu 23:
Cho biết: Khi nói về các hành động bảo vệ tài nguyên nước của Thế giới, ý nào đúng?
A. Ngày Nước Thế giới năm 2020, vào ngày 22 tháng 3, nói về nước và biến đổi khí hậu.
B. Chủ đề của năm 2019 là giải quyết cuộc khủng hoảng nước bằng cách giải quyết các lý do tại sao rất nhiều người bị bỏ lại phía sau
C. Vào năm 2017, chủ đề là "Tại sao lại lãng phí nước?" đó là về giảm thiểu và tái sử dụng nước thải.
D. Tất cả những điều trên
-
Câu 24:
Xác định những việc nên làm để bảo vệ môi trường?
A. Dầu ăn và sơn không được đổ xuống cống.
B. Không nên vứt lá trà, thức ăn rắn và bông đã qua sử dụng xuống cống.
C. Các hóa chất như thuốc diệt côn trùng không nên vứt xuống cống.
D. Tất cả những điều trên
-
Câu 25:
Hãy xác định: Đâu không phải là hệ sinh thái nước mặn?
A. Hệ sinh thái vùng biển
B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
C. Hệ sinh thái rạn san hô
D. Hệ sinh thái sông, suối
-
Câu 26:
Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia là?
A. Bảo vệ nguồn gen sinh vật
B. Tạo khu du lịch
C. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật
D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá
-
Câu 27:
Hãy cho biết: Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp là gì?
A. Tăng năng suất và hiệu quả các hệ sinh thái để phát triển kinh tế trong thời gian hiện tại.
B. Phát triển ổn định kinh tế - môi trường, duy trì và cải tạo các hệ sinh thái chủ yếu để đạt năng suất và hiệu quả cao.
C. Thay đổi tập quán canh tác lạc hậu thiếu hiệu quả và năng suất thấp.
D. Bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong chăn nuôi.
-
Câu 28:
Đâu là vai trò của hệ sinh thái biển đối với đời sống con người?
A. Các loài động - thực vật biển là nguồn thức ăn của con người
B. Biển giúp con người vận chuyển hàng hóa
C. Biển cho con người muối ăn
D. Biển cung cấp thức ăn, phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển, điều hòa nhiệt độ trên Trái đất
-
Câu 29:
Xác định: Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Tăng nguồn nước
B. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên qua mức
C. Tăng diện tích trồng trọt
D. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản
-
Câu 30:
Xác định: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào?
A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá
B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật
C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
D. Tăng cường công tác trồng rừng
-
Câu 31:
Xác định: Biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa bao gồm?
A. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh
B. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí
C. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao
D. Cả A, B, C
-
Câu 32:
Biện pháp không giúp bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Đốt rừng làm nương rẫy
B. Động viên nhân dân trồng rừng
C. Cấm chặt phá rừng, đốt rừng
D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
-
Câu 33:
Xác định: Tác dụng của thảm thực vật đối với đất và sinh vật khác là gì?
A. Chống xói mòn đất
B. Giữ ẩm cho đất
C. Là thức ăn và nơi ở cho các loài sinh vật khác
D. Cả A, B và C.
-
Câu 34:
Hãy cho biết: Những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã là?
A. Bảo vệ tài nguyên sinh vật - bảo vệ các khu rừng già.
B. Trồng thêm cây và gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật.
C. Bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa
D. Bảo vệ các động vật quý hiếm, xây dựng các vườn quốc gia
-
Câu 35:
Hãy cho biết: Để làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất – tăng năng suất cây trồng, ta cần phải?
A. Trồng một loại cây nhất định trên vùng đất đó
B. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh, trồng xen kẽ)
C. Trồng cây kết hợp bón phân
D. Trồng các loại giống mới
-
Câu 36:
Hãy cho biết: Biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là?
A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất
B. Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn
C. Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất
D. Cả 3 biện pháp nêu trên đều đúng
-
Câu 37:
Xác định: Ý nào sau đây nói về tài nguyên không tái sinh?
A. Dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như dầù mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên...
B. Dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
C. Dạng tài nguyên được coi là vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 38:
Cho biết: Dầu lửa, than đá, khí đốt tự nhiên và các khoáng sản thuộc dạng tài nguyên nào?
A. tái sinh
B. không tái sinh
C. năng lượng vĩnh cửu
D. không thuộc dạng nào
-
Câu 39:
Định nghĩa: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là?
A. Năng lượng khí đốt
B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời
D. Năng lượng từ than củi
-
Câu 40:
Xác định: Những nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường?
A. Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời
B. Năng lượng than đá, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân
C. Năng lượng thuỷ lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời
D. Năng lượng than đá, dầu mỏ, năng lượng thuỷ lực