Đề thi HK2 môn Sinh học 8 năm 2021
Trường THCS Hoàng Hoa Thám
-
Câu 1:
Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?
A. 31
B. 12
C. 26
D. 15
-
Câu 2:
Nếu bị hủy tủy sống, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Liệt toàn thân, mất cảm giác
B. Liệt toàn thân, vẫn còn cảm giác
C. Vẫn cử động được, mất cảm giác
D. Bị choáng tạm thời
-
Câu 3:
Cơ quan nào sau đây không phải cơ quan trả lời kích thích?
A. Da
B. Chân
C. Tay
D. Dây thần kinh
-
Câu 4:
Các tế bào thụ cảm thị giác không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Tế bào hạch
B. Tế bào que
C. Tế bào nón
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 5:
Ảnh của vật sẽ nằm ở trước màng lưới trong trường hợp nào sau đây?
A. Nhìn quá xa vật
B. Cầu mắt dài
C. Cầu mắt ngắn
D. Thể thuỷ tinh bị lão hoá
-
Câu 6:
Ở điểm vàng của cầu mắt, thông qua tế bào hai cực thì mỗi tế bào nón liên hệ với bao nhiêu tế bào thần kinh thị giác?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 7:
Trong cấu tạo của cầu mắt, so với các thành phần còn lại thì thành phần nào dưới đây nằm ở phía ngoài cùng?
A. Điểm mù
B. Dịch thuỷ tinh
C. Thuỷ dịch
D. Thể thuỷ tinh
-
Câu 8:
Tật nào dưới đây không phải là một trong những vấn đề thường gặp ở lứa tuổi học sinh?
A. Viễn thị
B. Cận thị
C. Cong vẹo cột sống
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 9:
Chúng ta sẽ không quan sát được vật khi ảnh của vật rơi vào vị trí nào dưới đây?
A. Những vị trí khác trên màng lưới, ngoài điểm mù và điểm vàng
B. Điểm vàng
C. Điểm mù
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 10:
Các tế bào sắc tố nằm ở lớp nào của cầu mắt?
A. Màng mạch
B. Màng cứng
C. Màng lưới
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 11:
Đồi thị là một bộ phận của cơ quan nào?
A. tiểu não.
B. não trung gian.
C. não giữa
D. cầu não
-
Câu 12:
Phần trên cùng của trụ não là?
A. não giữa.
B. hành não.
C. cầu não.
D. não trung gian.
-
Câu 13:
Tiểu não không có vai trò nào dưới đây?
A. Điều hoà thân nhiệt
B. Điều hoà và phối hợp các cử động phức tạp
C. Giữ thăng bằng cho cơ thể
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 14:
Chức năng chủ yếu của trụ não là gì?
A. Là trung tâm điều khiển các phản xạ có điều kiện
B. Điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể
C. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt
D. Điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá
-
Câu 15:
Cấu trúc nào không xuất hiện trên vỏ não?
A. Nếp nhăn
B. Chất xám
C. Chất trắng
D. Dây thần kinh
-
Câu 16:
Khi ngủ, một số vùng trên đại não không hoàn toàn nghỉ ngơi mà tiếp tục hưng phấn. Giải thích nào về hiện tượng mộng du sau đây là phù hợp?
A. Vùng cảm giác của não bộ khi ngủ hưng phấn
B. Vùng vận động ngôn ngữ của não bộ khi ngủ hưng phấn
C. Vùng vận động của não bộ khi ngủ hưng phấn
D. Toàn bộ não bộ hưng phấn.
-
Câu 17:
Nếu thùy chẩm bị tổn thương, cơ thể sẽ có biểu hiện gì?
A. Khiếm thị
B. Liệt các chi
C. Khiếm thính
D. Mất cảm giác
-
Câu 18:
Vì sao con người có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp?
A. Não bộ người có vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết.
B. Cơ mặt người tiến hóa hoạt động linh hoạt
C. Do đặc tính của bộ linh trưởng
D. Não bộ người có đủ vùng vận động và vùng cảm giác
-
Câu 19:
Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh sinh dưỡng ở người là đúng ?
A. Sợi trước hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.
B. Sợi sau hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.
C. Sợi trước hạch của phân hệ giao cảm và sợi sau hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin.
D. Sợi sau hạch của phân hệ giao cảm và sợi trước hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin
-
Câu 20:
Các hạch của phân hệ đối giao cảm nằm ở đâu?
A. Nằm gần cơ quan phụ trách
B. Nằm gần tủy sống
C. Nằm gần trụ não
D. Nằm liền dưới vỏ não
-
Câu 21:
Tại sao khi tức giận sẽ không còn cảm giác thèm ăn?
A. Do hệ tiêu hóa giảm hoạt động
B. Do não bộ quên
C. Do khi tức giận tế bào tăng trao đổi chất, lấy năng lượng từ lớp mỡ
D. Do ruột hoạt động mạnh hơn
-
Câu 22:
Đồng tử dãn ra để nhận được nhiều ánh sáng vào mắt và co lại để hạn chế ánh sáng vào mắt. Cho biết khi đột ngột chuyển từ tốt ra sáng, phân hệ thần kinh nào điều khiển hoạt động của đồng tử?
A. Phân hệ thần kinh giao cảm
B. Phân hệ thần kinh đối giao cảm
C. Cả 2 phân hệ của hệ thần kinh sinh dưỡng
D. Hệ thần kinh vận động.
-
Câu 23:
Tận cùng của một sợi trục nơron là gì?
A. Eo Răngviê
B. Sợi nhánh
C. Cúc xináp
D. Bao myelin
-
Câu 24:
Dạ dày hoạt động dưới sự điều hòa của hệ thần kinh nào?
A. Vận động
B. Hệ thần kinh riêng
C. Hạch thần kinh
D. Sinh dưỡng
-
Câu 25:
Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của cơ quan nào?
A. Cơ quan sinh sản
B. Các chi
C. Cơ miệng
D. Đại não
-
Câu 26:
Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành mấy loại?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 27:
Bộ phận nào không thuộc hệ thần kinh ngoại biên?
A. Bó sợi vận động
B. Bó sợi cảm giác
C. Tủy sống
D. Hạch thần kinh
-
Câu 28:
Tủy sống nằm trong vị trí nào của cơ thể?
A. Ống xương sống
B. Ống các loại xương dài
C. Hộp sọ
D. Cột sống (phần cùng cụt)
-
Câu 29:
Não thuộc bộ phận nào của hệ thần kinh?
A. Bộ phận ngoại biên
B. Bộ phận trung ương
C. Một bộ phận độc lập
D. Một bộ phận của tủy sống
-
Câu 30:
Dây thần kinh tủy thực hiện chức năng nào?
A. Dẫn truyền xung thần kinh
B. Cảm giác
C. Vận động
D. Xử lí thông tin
-
Câu 31:
Các đôi dây thần kinh lên não thường bắt chéo ở vị trí nào?
A. Đốt sống cổ
B. Não trung gian
C. Trụ não
D. Vùng dưới đồi
-
Câu 32:
Vì sao xem điện thoai trước khi đi ngủ gây khó ngủ?
A. Não bị kích thích hưng phấn.
B. Não trung gian bị ức chế hoạt động trao đổi chất.
C. Sóng điện từ từ điện thoại gây thôi miên.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.