Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Chu Văn An
-
Câu 1:
Em hãy cho biết: Các nếp nhăn trên vỏ đại não có chức năng gì?
A. Giảm thể tích não bộ
B. Tăng diện tích bề mặt
C. Giảm trọng lượng của não
D. Sản xuất nơron thần kinh
-
Câu 2:
Hãy xác định: Bộ phận não chia đại não thành hai nửa?
A. Rãnh thái dương
B. Não trung gian
C. Rãnh liên bán cầu
D. Rãnh đỉnh
-
Câu 3:
Chọn đáp án đúng: Ở người, vùng chức năng nào dưới đây nằm ở thùy trán?
A. Vùng vị giác
B. Vùng hiểu tiếng nói
C. Vùng vận động ngôn ngữ
D. Vùng thính giác
-
Câu 4:
Hãy cho biết: Vùng thị giác nằm ở thùy nào của vỏ não ?
A. Thùy chẩm
B. Thùy thái dương
C. Thùy đỉnh
D. Thùy trán
-
Câu 5:
Hãy xác định: Ở người, hoạt động nào chịu sự điều khiển của vỏ não?
A. Thải nước tiểu
B. Co bóp dạ dày
C. Dãn mạch máu dưới da
D. Co đồng tử
-
Câu 6:
Cho biết: Trung ương của phân hệ đối giao cảm nằm ở bộ phận nào?
1. Đại não
2. Trụ não
3. Tủy sống
4. Tiểu não
A. 2,3
B. 1,4
C. 1,2
D. 1,3
-
Câu 7:
Em hãy cho biết: Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào chính xác ?
A. Trung ương nằm ở đại não
B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn
C. Nơron sau hạch có bao miêlin.
D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn
-
Câu 8:
Chọn đáp án đúng: Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về?
A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.
B. hệ thần kinh vận động.
C. phân hệ đối giao cảm.
D. phân hệ giao cảm.
-
Câu 9:
Hãy cho biết: Trung ương thần kinh đối giao cảm nằm ở đâu?
A. Đốt ngực I đến đốt thắt lưng III
B. Não bộ
C. Đoạn cùng tủy sống
D. Hạch thần kinh
-
Câu 10:
Chọn đáp án đúng: Vì sao thức muộn nửa đêm hay buồn đi vệ sinh?
A. Bóng đái dãn ra vào nửa đêm
B. Cơ chế não bộ nhắc cần nghỉ ngơi
C. Thức đêm làm mất cân bằng nước trong cơ thể
D. Bóng đái co lại vào nửa đêm
-
Câu 11:
Hãy cho biết: Thể thuỷ tinh bị lão hoá sẽ dẫn đến điều nào sau?
A. tật viễn thị.
B. tật cận thị.
C. tật loạn thị.
D. tật quáng gà.
-
Câu 12:
Em hãy cho biết: Để nhìn rõ vật thì khi vật càng gần mắt, thể thuỷ tinh sẽ càng?
A. mờ đi
B. co lại.
C. phồng lên.
D. dẹp đi.
-
Câu 13:
Hãy xác định: Các tế bào thụ cảm thị giác không bao gồm thành phần nào?
A. Tế bào hạch
B. Tế bào que
C. Tế bào nón
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 14:
Xác định: Ảnh của vật sẽ nằm ở trước màng lưới trong trường hợp nào?
A. Nhìn quá xa vật
B. Cầu mắt dài
C. Cầu mắt ngắn
D. Thể thuỷ tinh bị lão hoá
-
Câu 15:
Hãy cho biết: Ở điểm vàng của cầu mắt, thông qua tế bào hai cực thì mỗi tế bào nón liên hệ với bao nhiêu tế bào thần kinh thị giác?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 16:
Hãy xác định: Để khắc phục tật viễn thị, ta cần đeo loại kính nào?
A. Kính hiển vi
B. Kính hội tụ
C. Kính viễn vọng
D. Kính phân kì
-
Câu 17:
Xác định tật: Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào?
1. Do cầu mắt quá dài
2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa
4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 4
C. 1,3
D. 2,3
-
Câu 18:
Hãy cho biết Viễn thị thường gặp ở đối tượng nào?
A. thai nhi.
B. trẻ em.
C. người lớn tuổi.
D. Thanh niên
-
Câu 19:
Hãy cho biết: Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo loại kính nào?
A. kính râm.
B. kính lúp.
C. kính hội tụ.
D. kính phân kì.
-
Câu 20:
Hãy cho biết trong các ý sau: Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị ?
1. Do cầu mắt quá dài
2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa
4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1,4
B. 2,4
C. 2,3
D. 3,4
-
Câu 21:
Chọn đáp án đúng: Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào?
A. Màng nhĩ
B. Màng cửa bầu dục
C. Màng tiền đình
D. Ống bán khuyên
-
Câu 22:
Hãy cho biết: Ở người, loại xương nào được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?
A. Xương bàn đạp
B. Xương đe
C. Xương búa
D. Xương đòn
-
Câu 23:
Xác định: Thứ tự sắp xếp từ ngoài vào trong của chuỗi xương tai như thế nào?
A. Xương bàn đạp, xương đe, xương búa
B. Xương bàn đạp, xương búa, xương đe
C. Xương đe, xương búa, xương bàn đạp
D. Xương búa, xương đe, xương bàn đạp
-
Câu 24:
Cho biết: Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy xương ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 25:
Em hãy cho biết: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
D. Truyền sóng âm về não bộ
-
Câu 26:
Hãy cho biết: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào?
A. Dễ mất khi không củng cố.
B. Số lượng không hạn định.
C. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 27:
Khi nói về phản xạ, ý kiến nào sau đây sai?
A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.
C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.
D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.
-
Câu 28:
Hãy cho biết: Phản xạ không điều kiện có tính chất gì?
A. Bẩm sinh.
B. Dễ mất khi không củng cố.
C. Số lượng không hạn định.
D. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
-
Câu 29:
Hãy xác định loại phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần?
A. Phản xạ không điều kiện.
B. Phản xạ có điều kiện.
C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.
-
Câu 30:
Hãy cho biết: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do ai nghiên cứu?
A. Moocgan.
B. Paplop.
C. Lamac.
D. Menđen.
-
Câu 31:
Hãy cho biết: Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào?
A. Tiếng nói và chữ viết
B. Thị giác và thính giác
C. Âm thanh và hành động
D. Màu sắc và hình dáng
-
Câu 32:
Hãy cho biết: Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể mang lại kết quả nào?
A. Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới
B. Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ
C. Giúp hình thành nếp sống văn hóa
D. Tất cả các phương án
-
Câu 33:
Xác định: Ở người, sự học tập, rèn luyện, xây dựng hay thay đổi các thói quen là kết quả của?
A. quá trình hình thành các phản xạ không điều kiện.
B. quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.
C. quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.
D. quá trình ức chế các phản xạ có điều kiện.
-
Câu 34:
Xác định: Đâu là ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ?
A. Nghe tiếng hát ru sẽ ngủ.
B. Nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ.
C. Dần phân biệt được người lạ với người quen.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 35:
Điền từ còn thiếu: “Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình … quan hệ mật thiết với nhau.”
A. Thuận nghịch.
B. Song song.
C. Đối lập.
D. Khác nhau.
-
Câu 36:
Cho biết: Chất nào sau đây là chất kích thích chính trong lá chè?
A. Brucine
B. Caffeine
C. Phenylalanin
D. Theine
-
Câu 37:
Hãy cho biết: Điều nào không phải là tác hại của việc tiêu thụ thuốc lá?
A. Viêm phế quản
B. Có mùi
C. Cảm giác sảng khoái
D. Khí phế thũng
-
Câu 38:
Chọn đáp án đúng: Thành phần hình thành thói quen của thuốc lá là gì?
A. Nicotine
B. Tar
C. Catechol
D. Phenol
-
Câu 39:
Hãy cho biết: Phương thức nào không phải là phương pháp tiêu thụ thuốc lá phổ biến?
A. Hút thuốc
B. Nhai
C. Hít
D. Tiêm
-
Câu 40:
Chọn đáp án đúng: Thuốc lá thu được từ ?
A. Cây thuốc phiện
B. Nicotiana tabacum
C. Erythroxylum coca
D. Atropa belladonna