Đề thi HK2 môn Sinh học 6 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Hạt trần xuất hiện từ khi nào?
A. khí hậu trở nên khô và lạnh.
B. khí hậu nóng và rất ẩm.
C. các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất.
D. diện tích đất liền ngày một thu hẹp.
-
Câu 2:
Nấm có cách dinh dưỡng nào sau đây?
A. Dị dưỡng
B. Hoại dưỡng
C. Tự dưỡng
D. Kí sinh
-
Câu 3:
Thành phần thực vật nào sau đây không thuộc các loài cây nhiệt đới ở nước ta?
A. Dâu tằm.
B. Ngô
C. Đỗ quyên.
D. Đậu
-
Câu 4:
Thực vật ở nước (tảo nguyên thủy) xuất hiện trong điều kiện nào?
A. Khí hậu thuận lợi
B. Động vật ở nước chưa xuất hiện
C. Đại dương chiếm phần lớn diện tích
D. Khí hậu trở nên khô và lạnh
-
Câu 5:
Để cây trồng có năng suất cao nhất, chúng ta cần thực hiện thao tác nào dưới đây ?
A. Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc hết mức những đặc tính tốt.
B. Dùng các biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây, sau đó chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng, loại bỏ cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống.
C. Nhân giống những cây đã chọn bằng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 6:
Trong các phương pháp nhân giống dưới đây, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?
A. Ghép cành
B. Chiết cành
C. Nuôi cấy mô, tế bào
D. Ghép cây
-
Câu 7:
Phương pháp nào dưới đây không làm cải biến đặc tính di truyền của giống cây ?
A. Gây đột biến gen
B. Nuôi cấy mô
C. Lai giống
D. Sử dụng kĩ thuật di truyền
-
Câu 8:
Tại sao có sự sai khác giữa cây trồng và cây hoang dại ?
A. Vì cây trồng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tối ưu với nơi sống thoáng đãng và nguồn dinh dưỡng dồi dào, ít phải cạnh tranh với các cá thể cùng loài khác.
B. Vì cây trồng là kết quả của quá trình cải biến và chọn lọc từ cây hoang dại nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của con người và qua thời gian, chúng càng ngày càng có nhiều sai khác so với dạng gốc.
C. Vì cây trồng và cây hoang dại không có mối liên hệ qua lại với nhau. Chúng có đặc điểm di truyền hoàn toàn khác nhau nên hình thái, cấu tạo và các đặc tính đi kèm cũng không giống nhau.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 9:
Đặc điểm khí hậu ở nơi có nhiều thực vật là?
A. Nắng nhiều gay gắt, độ ẩm cao
B. Khô, ánh sáng yếu
C. Gió mạnh, nhiệt độ cao
D. Ánh sáng yếu, gió nhẹ, độ ẩm cao
-
Câu 10:
Giải thích câu nói: " Rừng cây như lá phổi xanh" của con người?
A. Vì cây xanh quang hợp lấy vào khí CO2, nhả khí O2 vào không khí giúp con người hô hấp
B. Vì cây xanh hô hấp hút khí O2, nhả khí CO2 vào không khí
C. Nhờ lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường
D. Cả A và C đúng
-
Câu 11:
”Rừng cây như một lá phổi xanh”của con người vì?
A. Tạo ra thức ăn cho con người
B. Tạo ra khí oxy, lấy khí cacbonic giúp không khí được trong lành
C. Có khả năng cản bụi
D. Giúp bảo vệ nguồn nước
-
Câu 12:
Tại sao người ta nói “ Rừng cây như lá phổi xanh” của con người?
A. Vì cây xanh quang hợp lấy vào khí CO2 , nhả khí O2 vào không khí giúp con người hô hấp.
B. Vì cây xanh hô hấp hút vào khí O2 , nhả khí CO2 vào không khí.
C. Nhờ lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
D. A và C đúng.
-
Câu 13:
Đâu không phải là vai trò của thực vật đối với nguồn đất và nước?
A. Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
B. Góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán
C. Góp phần giữ đất. chống xói mòn
D. Làm sạch đất và nước nhanh chóng
-
Câu 14:
Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống: Ở nước ta, mỗi năm 1 ha đất trống bị thất thoát khoảng … tấn đất bề mặt do hiện tượng xói mòn, rửa trôi.
A. 95
B. 151
C. 173
D. 36
-
Câu 15:
Loại cây không được trồng để chắn gió ?
A. Nho biển
B. Chùm ngây
C. Thông
D. Mía
-
Câu 16:
Cây nào bị cấm trồng?
A. Cần sa
B. Trúc đào
C. Vạn tuế
D. Diệp hạ châu
-
Câu 17:
Loài thực vật nào sau đây lá gây độc cho con người?
A. Lá ngón
B. Lá mồng tơi
C. Lá rau huế
D. Lá đu đủ
-
Câu 18:
Lá của cây nào dưới đây có thể tiết ra chất có tác dụng diệt khuẩn?
A. Chuối
B. Mồng tơi
C. Lá ngón
D. Tràm
-
Câu 19:
Quá trinh hình thành than đá bao gồm những giai đoạn nào?
1. Trước đây do có điều kiện sống thuận lợi, quyết phát triển rất mạnh
2. Chúng làm thành những khu rừng lớn, toàn thân cây gỗ (có cây cao tới 40m)
3. Về sau do vỏ trái đất biến đổi, các rừng quyết bị chết hàng loạt và vùi sâu dưới đất
4. Do tác động của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của tầng trên vỏ Trái đất mà chúng dần biến thành than đá
5. Do điều kiện thiếu không khí nên các cây dương xỉ không mục ra mà biến thành thanA. 1, 2, 3, 5
B. 2, 3, 5, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 2, 4, 5
-
Câu 20:
Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Trung của nước ta?
A. Tam Đảo
B. Cúc Phương
C. Bidoup
D. Phú Quốc
-
Câu 21:
Vườn Quốc gia nằm ở miền Bắc của nước ta là?
A. U Minh Thượng
B. Cát Tiên
C. Phú Quốc
D. Cúc Phương
-
Câu 22:
Các em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam?
A. Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn nạn phá rừng. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng
B. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
C. Phát hiện và báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 23:
Nhóm nào được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta ?
A. trầu không, diệp hạ châu, ngải cứu
B. trầm hương, lát hoa, nấm linh xanh
C. hà thủ ô, rong đuôi chồn, thông 5 lá
D. phi lao, thầu dầu, mít tố nữ
-
Câu 24:
Cây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta ?
A. Pơmu
B. Cau
C. Dừa cạn
D. Hồng xiêm
-
Câu 25:
Những nguyên nhân gây suy giảm sự đa dạng thực vật ở Việt Nam:
A. Do khai thác rừng bừa bãi
B. Do cháy rừng
C. Do chặt phá rừng làm nương rẫy
D. Cả A, B và C
-
Câu 26:
Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây?
A. Số lượng các loài
B. Số lượng các cá thể trong mỗi loài
C. Môi trường sống của mỗi loài
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 27:
Ở nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật có mạch?
A. Khoảng trên 12 000 loài
B. Khoảng gần 10 000 loài
C. Khoảng gần 15 000 loài
D. Khoảng trên 20 000 loài
-
Câu 28:
Trong điều kiện nào thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện?
A. Thiếu nước
B. Lục địa xuất hiện, diện tích đất ở mở rộng.
C. Mặt trời chiếu sáng liên tục.
D. Đại dương chiếm phần lớn diện tích.
-
Câu 29:
Trong lịch sử phát triển của giới Thực vật, Quyết trần có nguồn gốc từ?
A. Tảo đơn bào nguyên thủy
B. Tảo đa bào nguyên thủy
C. Rêu
D. Quyết
-
Câu 30:
Trong lịch sử Trái Đất, Quyết phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu như thế nào?
A. Nóng và khô hanh
B. Nóng và ẩm
C. Lạnh và khô hanh
D. Lạnh và ẩm
-
Câu 31:
Chúng ta cần thực hiện thao tác nào để cây trồng có năng suất cao nhất?
A. Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc hết mức những đặc tính tốt.
B. Dùng các biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây, sau đó chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng, loại bỏ cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống.
C. Nhân giống những cây đã chọn bằng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 32:
Trong các phương pháp nhân giống dưới đây, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao nhất?
A. Ghép cành
B. Chiết cành
C. Nuôi cấy mô, tế bào
D. Ghép cây