Đề thi HK2 môn Sinh 6 năm 2020
Trường THCS Lương Tấn Thịnh
-
Câu 1:
Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm?
A. hành, phong lan, bí đỏ, cà chua, bèo tấm
B. rau muống, gừng, bí đỏ, cà chua, mía
C. rau muống, ổi, mướp đắng, cà chua, kinh giới
D. cau, ngọc lan, gừng, bèo tấm, tỏi tây
-
Câu 2:
Hành động nào dưới đây của con người không giúp tăng cường khắc phục suy thoái môi trường?
A. phá rừng làm nương, rẫy
B. tăng cường trồng cây gây rừng
C. xây dựng các vườn quốc gia
D. tăng cường giáo dục người dân ý thực bảo vệ môi trường
-
Câu 3:
Nhóm nào dưới đây gồm những cây có quả và hạt thích nghi với hình thức phát tán nhờ gió?
A. Chò, thìa là, cải, ké đầu ngựa, bồ công anh
B. Trinh nữ, ngải cứu, xoài, trâm bầu,quả ké đầu ngựa
C. Chò, trâm bầu, bồ công anh, hoa sữa
D. Ngô, đậu bắp, cỉa, hoa sữa, nhãn
-
Câu 4:
Đặc điểm nào dưới đây có ở mọi loại tảo?
A. đã có rễ thân lá
B. cơ thể đơn bào
C. sống trong môi trường nước
D. chứa chất diệp lục
-
Câu 5:
Đặc điểm nào dưới đây cho thấy rêu tiến hóa hơn tảo?
A. đã có rễ chính thức
B. thân có mạch dẫn
C. đã có rễ, thân , lá chính thức
D. có thân, lá thật
-
Câu 6:
Nhóm nào dưới đây gồm những quả khô nẻ?
A. chi chi, bông, cải, đậu Hà Lan
B. xà cừ, ổi, chò, đậu bắp
C. cau, bông, cải, thìa là
D. cà chua, chò, me, dừa
-
Câu 7:
Thực vật có vai trò như thế nào đối với động vật và con người?
A. tổng hợp các chất hữu cơ làm thức ăn cho người và những động vật khác
B. giữ đất và bảo vệ nguồn nước ngầm
C. giúp điều hòa khí hậu
D. giảm thiểu ô nhiễm môi trường
-
Câu 8:
Trong các nhóm qủa và hạt sau nhóm nào toàn quả và hạt tự phát tán?
A. Quả phượng, đậu đen, quả chi chi.
B. Hạt hoa sữa, bồ công anh.
C. Dưa hấu, quả xấu hổ, quả cỏ may.
D. Quả bông, quả táo hạt hoa sữa.
-
Câu 9:
Trong các nhóm quả sau nhóm nào toàn quả hạch?
A. Quả mơ, cà chua, quả chanh.
B. Đậu đen, quả phượng, quả đậu Hà Lan.
C. Quả đào, quả táo ta, quả dừa.
D. Quả cà chua, quả ớt, quả chuối.
-
Câu 10:
Rêu thường sống ở môi trường
A. khô ráo
B. ẩm ướt
C. trong nước
D. nhiều ánh sáng
-
Câu 11:
Vi khuẩn có vai trò như thể nào trog thiên nhiên và đời sống con người?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Phân giải các chất hữu cơ giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất
C. Góp phần hình thành than đá và dầu lửa
D. Ứng dụng trong công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm
-
Câu 12:
Khi nói về vi khuẩn, nhận định nào dưới đây là sai?
A. Hầu hết vi khuẩn đều có khả năng quang hợp
B. Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn
C. Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản ( tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh)
D. Vi khuản có khả năng sinh sản rât nhanh
-
Câu 13:
Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật Hạt kín?
A. bèo hoa dâu
B. bèo tấm
C. rau bợ
D. bèo vảy ốc
-
Câu 14:
Thực vật nào dưới đây là cây Hạt kín bé nhất hiện nay?
A. bèo tấm
B. rau muống
C. cải
D. mù tạc
-
Câu 15:
Loại rễ nào có chức năng chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả?
A. Rễ cọc
B. Rễ cái
C. Rễ củ
D. Giác mút
-
Câu 16:
Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia quả thành mấy nhóm chính?
A. Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu xám
B. Nhóm quả hạch và nhóm quả khô không nẻ
C. Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mọng
D. Nhóm quả khô và nhóm quả thịt
-
Câu 17:
Sự phát tán là gì?
A. Hiện tượng quả và hạt bay đi xa nhờ gió
B. Hiện tượng quả và hạt mang đi xa nhờ động vật
C. Hiện tượng quả và hạt chuyển đi xa chỗ nó sống
D. Hiện tượng quả và hạt tự vung vãi nhiều nơi
-
Câu 18:
Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả khô?
A. Quả cà chua, quả ớt, quả thìa là
B. Củ lạc, quả dừa, qủa táo ta
C. Quả đậu bắp, quả cải, quả đậu xanh
D. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối
-
Câu 19:
Sau khi thụ tinh, bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành
A. Hạt chứa noãn
B. Noãn chứa phôi
C. Quả chứa hạt
D. Phôi chứa hợp tử
-
Câu 20:
Quả nào dưới đây không phải là quả mọng?
A. Quả đu đủ
B. Quả đào
C. Quả cam
D. Quả chuối
-
Câu 21:
Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bị luộc chín
B. Vùi vào cát ẩm
C. Nhúng qua nước ấm
D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời
-
Câu 22:
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây?
A. Hạt phấn to, có gai
B. Đầu nhuỵ có chất dính
C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 23:
Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó?
A. Đậu nhuỵ có chất dính
B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
C. Bao hoa thường tiêu giảm
D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ
-
Câu 24:
Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt?
A. Thanh long
B. Chuối
C. Hồng xiêm
D. Ớt chỉ thiên
-
Câu 25:
Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào?
A. Gió, sâu bọ
B. Con người, nước
C. Cả a, b
D. Cả a, b sai
-
Câu 26:
Quá trình hình thành hạt diễn ra như thế nào?
A. Ở noãn, TB hợp tử phát triển thành phôi
B. Vỏ noãn hình thành vỏ hạt
C. Bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt được hình thành từ phần còn lại của noãn
D. Cả a, b, c
-
Câu 27:
Vì sao có quả chỉ chứa một hạt?
A. Tuỳ từng loại cây mà trong bầu nhuỵ chứa một noãn hay nhiều noãn
B. Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành một hạt
C. số hạt trong quả phụ thuộc vào số noãn được thụ tinh
D. Cả a, b, c
-
Câu 28:
Tế bào sinh dục đực của cây lưỡng tính có ở đâu?
A. Trong không bào của cánh hoa
B. Trong bao phấn của nhị
C. Trong noãn của nhuỵ
D. Trong đài hoa
-
Câu 29:
Trong một bông hoa đơn tính không thể xuất hiện đồng thời hai bộ phận nào sau đây?
A. Nhị và nhuỵ
B. Đài và tràng
C. Đài và nhuỵ
D. Nhị và tràng
-
Câu 30:
Thực vật điều hòa khí hậu bằng cách:
A. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO2
B. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng gió mạnh
C. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng O2, giảm gió mạnh
D. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO2, giảm gió mạnh