Đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Nhà bác học lớn nhất thế kỷ XVIII ở Việt Nam là ai?
A. Phan Huy Chú
B. Trịnh Hoài Đức
C. Lê Quý Đôn
D. Ngô Nhân Tĩnh
-
Câu 2:
Câu “Đình Bảng bán ấm bán khay, Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông” phản ánh sự phát triển của nghành nào?
A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Giao thông vận tải
-
Câu 3:
Lời hịch “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm” là của ai?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Thủ Độ
C. Trần Quang Khải
D. Trần Bình Trọng
-
Câu 4:
Vào thời gian nào kinh tế nước Anh phát triển mạnh nhất châu Âu?
A. Thế kỷ XV.
B. Thế kỷ XVII.
C. Thế kỷ XVIII.
D. Thế kỷ XVI.
-
Câu 5:
Nhà Nguyễn quan hệ với nhà Thanh như thế nào?
A. Chịu thần phục
B. Thực hiện chính sách đóng cửa
C. Kiên quyết không chịu thần phục
D. Bắt nhà Thanh thần phục
-
Câu 6:
Ngày 1/5/1886 đi vào lịch sử thế giới là ngày gì?
A. Quốc tế phụ nữ
B. Quốc tế hiến chương
C. Quốc tế công nhân
D. Quốc tế lao động
-
Câu 7:
Ai là người đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân?
A. Ma-ri Quy-ri, Pi-e Quy-ri, Hăng- ri Béc-cơ-ren
B. Men-đê-lê-ép
C. Rơn-ghen
D. Rơ-dơ-pho
-
Câu 8:
Thiên chúa giáo được du nhập vào nước ta vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỷ X-XV
B. Thế kỷ XX
C. Thế kỷ XIX
D. Thế kỷ XVI-XVIII
-
Câu 9:
Năm 1789 vua Thanh sai tướng đem bao nhiêu vạn quân vào xâm lược nước ta?
A. 27
B. 29
C. 26
D. 25
-
Câu 10:
Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp
-
Câu 11:
Tính chất của cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga là gì?
A. Cách mạng vô sản kiểu mới
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Cách mạng vô sản
D. Cách mạng dân chủ tư sản
-
Câu 12:
Nét đặc trưng nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam là?
A. Phát triển kinh tế
B. Xây dựng nền văn hoá độc đáo riêng của mình
C. Chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc
D. Tinh thần đoàn kết dân tộc
-
Câu 13:
Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê là?
A. Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống
B. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức
C. Chịu ảnh hưởng của chữ Phạn (Ấn Độ)
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 14:
Đức sử dụng biện pháp gì để thống nhất đất nước?
A. Con đường từ dưới lên.
B. Con đường từ trên xuống.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Nội chiến.
-
Câu 15:
Vương triều Nguyễn tồn tại trong khoảng thời gian nào? Có bao nhiêu đời vua?
A. Từ 1801 đến 1945, có 13 đời vua
B. Từ 1802 đến 1858, có 12 đời vua
C. Từ 1802 đến 1945, có 13 đời vua
D. Từ 1802 đến 1885, có 13 đời vua
-
Câu 16:
Hiến pháp năm 1787, quy định nước Mĩ theo thể chế gì?
A. Cộng hoà liên bang
B. Quân chủ chuyên chế
C. Quân chủ lập hiến
D. Độc tài
-
Câu 17:
Vào thời gian nào nước Đức hoàn thiện việc thống nhất?
A. Năm 1873.
B. Năm 1871.
C. Năm 1872.
D. Năm 1870.
-
Câu 18:
Các di tích văn hoá, kiến trúc nổi tiếng nào của người Chăm còn tồn tại đến ngày nay?
A. Kinh đô Huế
B. Tháp Báo Thiên
C. Chùa Thiên Mụ
D. Thánh địa Mĩ Sơn
-
Câu 19:
Học thuyết Đắc - Uyn đề cập đến vấn đề gì?
A. Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp
B. Hoạt động của các tế bào
C. Biến dị và di truyền
D. Sự tiến hoá và di truyền
-
Câu 20:
Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có từ thời?
A. Đinh
B. Lý
C. Tiền lê
D. Trần
-
Câu 21:
Để đối phó với quân giặc quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”
B. “Vườn không, nhà trống”
C. “Ngụ binh ư nông”
D. “Tiên phát chế nhân”
-
Câu 22:
Quân Mông-Nguyên xâm lược Đại việt vào các năm?
A. 1258, 1287, 1288
B. 1258, 1285-1286, 1287-1288
C. 1257, 1285, 1286
D. 1258, 1285, 1287-1288
-
Câu 23:
Vua Quang Trung mất vào năm nào?
A. 1790
B. 1792
C. 1796
D. 1794
-
Câu 24:
Ai là tác giả của tác phẩm “Bạch Đằng giang phú”?
A. Lê Lợi
B. Trương Hán Siêu
C. Nguyễn Trãi
D. Phạm Sư Mạnh
-
Câu 25:
Địa danh nào sau đây không phải là nơi diễn ra các chiến thắng nổi tiếng trong ba cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên?
A. Cửa Hàm Tử
B. Đông Bộ Đầu
C. Đống Đa
D. Sông Bạch Đằng
-
Câu 26:
Đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng tiểu tư sản.
B. Khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Khuynh hướng phi vô sản.
D. Khuynh hướng vô sản.
-
Câu 27:
Di sản nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới?
A. Bia tiến sĩ
B. Chùa Một Cột
C. Lăng Bác
D. Văn miếu Quốc Tử Giám
-
Câu 28:
Cuộc nội chiến giữa Quốc hội Anh và nhà Vua diễn ra vào thời gian nào?
A. Từ 1640-1648
B. Từ 1642-1649
C. Từ 1642-1648
D. Từ 1640-1658
-
Câu 29:
Đến giữa thế kỷ XIX lãnh thổ Mĩ gồm bao nhiêu bang?
A. 13.
B. 23.
C. 25.
D. 30.
-
Câu 30:
Vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia nước thành bao nhiêu tỉnh?
A. 27
B. 25
C. 30
D. 32
-
Câu 31:
Cho các sự kiện sau:
1.Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien- ni.
2. Ét-mơn Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước.
3. Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
4. Máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.
Hãy sắp sếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 1,2,3,4.
B. 4,3,2,1.
C. 1,3,2,4.
D. 1,3,4,2.
-
Câu 32:
Địa bàn nào là nơi đóng đô của Hai Bà Trưng sau khi khởi nghĩa thắng lợi?
A. Luy Lâu
B. Việt Trì
C. Mê Linh
D. Cổ Loa
-
Câu 33:
Công xã Pa ri được thành lập vào thời gian nào? Cơ quan cao nhất của công xã là gì?
A. 26/03/1871. Cơ quan cao nhất là hội đồng công xã
B. 24/03/1871. Cơ quan cao nhất là hội đồng công xã
C. 25/03/1871. Cơ quan cao nhất là chính phủ lâm thời
D. 26/03/1871. Cơ quan cao nhất là chính phủ vệ quốc
-
Câu 34:
Ngoài Trần Quốc Tuấn, ở Việt Nam còn có một vị tướng được phong là một trong mười vị tướng tài giỏi nhất thế giới, ông là ai?
A. Võ Nguyên Giáp
B. Hồ Chí Minh
C. Tôn Đức Thắng
D. Phạm Văn Đồng
-
Câu 35:
Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “Lưỡng quốc trạng nguyên” (trạng nguyên hai nước). Đó là ai?
A. Chu Văn An
B. Phạm Sư Mạnh
C. Lê Quý Đôn
D. Mạc Đĩnh Chi
-
Câu 36:
Năm 1850, công nghiệp Mĩ đứng thứ tư thế giới sau những nước nào?
A. Anh, Pháp, Đức.
B. Pháp, Anh, Đức.
C. Anh, Đức, Pháp.
D. Pháp, Đức, Anh.
-
Câu 37:
Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào?
A. Lý Thánh Tông
B. Lý Thái Tông
C. Lý Nhân Tông
D. Lý Thái Tổ
-
Câu 38:
Ai là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam?
A. Bùi Thị Xuân
B. Lý Chiêu Hoàng
C. Đoàn Thị Điểm
D. Nguyễn Thị Duệ
-
Câu 39:
Quốc gia đầu tiên của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đông Sơn.
B. Văn hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Đồng Đậu.
D. Văn hóa Gò Mun.
-
Câu 40:
Vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê là ai
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Đại Hành.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Nhân Tông.