Đề thi HK2 môn GDCD 9 năm 2022-2023
Trường THCS Mai Xuân Thưởng
-
Câu 1:
Tác hại của việc kết hôn sớm đối với trẻ em?
A. Ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
B. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và việc học tập của bản thân.
C. Tăng nguy cơ đói nghèo, lạc hậu cho xã hội.
D. Ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
-
Câu 2:
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở nào?
A. tự nguyện, do Nhà nước quyết định.
B. bình đẳng, do ba mẹ quyết định.
C. bình đẳng, tự nguyện được pháp luật thừa nhận.
D. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
-
Câu 3:
Hiện nay, một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Có nhiều ý kiến khác nhau về tình trạng này. Em tán thành với quan điểm nào dưới đây?
A. Đó là việc riêng của gia đình người ta không nên can thiệp.
B. Vợ, chồng xô xát là việc bình thường nên coi như không biết.
C. Việc này cần can thiệp vì đánh người là vi phạm pháp luật.
D. Việc này không trái với pháp luật nên chỉ cần xã hội lên án là đủ.
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây thể hiện Nhà nước ta bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức mở trường nghề trục lợi.
B. Tạo điều kiện giúp đỡ cho bất cứ hoạt động lao động bị thua lỗ.
C. Tạo điều kiện giúp đỡ bất cứ hoạt động nào thu hút người lao động.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nước đầu tư kinh doanh đúng luật.
-
Câu 5:
Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động của công dân?
A. Quyền sở hữu tài sản.
B. Quyền được bảo vệ sức khỏe.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 6:
Việc làm nào dưới đây vi phạm qui định pháp luật của người sử dụng lao động?
A. Nhận trẻ em đủ 15 tuổi vào làm việc.
B. Không sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc.
C. Tạo cơ hội để trẻ em tham gia lao động được học văn hóa.
D. Lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
-
Câu 7:
Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?
A. Anh T uống rượu say điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông.
B. Bạn A (16 tuổi) vội vã đến trường bằng xe đạp điện cố ý không đội mũ bảo hiểm.
C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả
-
Câu 8:
Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự?
A. Học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy điện.
B. Thực hiện không đúng các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà.
C. Buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy.
D. Buôn bán hàng giả, hàng nhái.
-
Câu 9:
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hằng năm là ngày, tháng nào dưới đây?
A. Ngày 02 tháng 9
B. Ngày 09 tháng 11
C. Ngày 05 tháng 6
D. Ngày 28 tháng 11
-
Câu 10:
Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là ______.
A. khát vọng cao đẹp của mọi công dân.
B. nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi công dân.
C. trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội.
D. mong muốn của công dân đối với nhà nước và xã hội.
-
Câu 11:
Công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng hình thức nào?
A. theo dõi, quan sát và góp ý.
B. đặc biệt và thông thường.
C. bàn bạc và trao đổi.
D. trực tiếp và gián tiếp.
-
Câu 12:
Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.
B. Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát.
C. Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
-
Câu 13:
Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp?
A. Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương khi đến tuổi.
B. Kiến nghị với các đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân.
C. Viết đơn tố cáo gửi cơ quan có thẩm quyền.
D. Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức trên báo đài.
-
Câu 14:
Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội được gọi là quyền gì?
A. lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của công dân.
B. tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
C. giám sát hoạt động nhà nước của công dân.
D. bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của công dân.
-
Câu 15:
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?
A. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
B. bỏ qua những ý kiến thắc mắc, kiến nghị của công dân.
C. công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
D. thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
-
Câu 16:
Học sinh có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội về các vấn đề nào sau đây?
A. Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
B. Xây dựng và bảo đảm môi trường trường học “Xanh - sạch - đẹp”
C. Xây dựng và phát triển kinh tế địa phương.
D. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng địa phương.
-
Câu 17:
Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp?
A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ
B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp
C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh
D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu
-
Câu 18:
Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là gì?
A. Kinh doanh.
B. Lao động.
C. Sản xuất.
D. Buôn bán.
-
Câu 19:
Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào?
A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
-
Câu 20:
Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là gì?
A. Tiền.
B. Sản vật.
C. Sản phẩm.
D. Thuế.
-
Câu 21:
Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 2 năm
B. Từ 2 – 3 năm
C. Từ 2 – 5 năm
D. Từ 2 – 7 năm
-
Câu 22:
Việc chuyển từ công cụ lao động từ bằng đá (thời kì nguyên thủy) sang sử dụng công cụ bằng sắt nói đến quá trình nào?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
D. Chuyển dịch cơ cấu.
-
Câu 23:
Việc thay thế từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến quá trình nào?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
D. Chuyển dịch cơ cấu.
-
Câu 24:
Sự quan trọng trong thay đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay?
A. Làm thay đổi nền kinh tế đất nước.
B. Sản xuất trì trệ.
C. Doanh thu hàng hóa cao.
D. Cả A, C.
-
Câu 25:
Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.
B. Tham gia các hoạt động xã hội.
C. Vận dụng kiến thức đã học vào công việc.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 26:
Thuế có tác dụng gì?
A. Ổn định thị trường.
B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
C. Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng.
D. Cả A,B, C.
-
Câu 27:
Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?
A. 5%.
B. 7%.
C. 9%.
D. Không mất thuế.
-
Câu 28:
Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?
A. Đủ 16 tuổi trở lên
B. Đủ 18 tuổi trở lên
C. Đủ 20 tuổi trở lên
D. Đủ 21 tuổi trở lên
-
Câu 29:
Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống có đạo đức?
A. Dắt cụ già qua đường
B. Bắt nạt các em nhỏ
C. Chặt phá rừng bừa bãi
D. Gây gổ đánh các bạn
-
Câu 30:
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Can thiệp bằng mọi cách để bảo vệ những người yếu thế
B. Không làm bất cứ việc gì để tránh vi phạm pháp luật
C. Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật
D. Dùng vũ lực đề giải quyết các mẫu thuẫn trong xã hội
-
Câu 31:
Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là gì?
A. Vi phạm pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Thực hiện pháp luật
D. Sử dụng pháp luật
-
Câu 32:
Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai?
A. Cán bộ công chức
B. Mọi công dân
C. Các chú bộ đội
D. Các thanh niên
-
Câu 33:
Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích gì?
A. làm từ thiện
B. giải trí
C. sở hữu tài sản
D. thu lợi nhuận
-
Câu 34:
Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mực của đạo đức?
A. Nói tục chửi thề.
B. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
C. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt.
D. Lễ phép kính trọng thầy cô.
-
Câu 35:
Mọi công dân có quyền ________ của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
A. sử dụng năng lực, trình độ
B. tự do sử dụng sức lao động
C. bảo vệ sức lao động
D. tự do sử dụng tiền bạc
-
Câu 36:
Nguồn gốc ngày quốc tế lao động 1/5 bắt nguồn từ đâu?
A. Thành phố Chicago - Mỹ.
B. Thành phố Munich - Đức.
C. Thành phố New York - Mỹ.
D. Thành phố Liverpool - Anh.
-
Câu 37:
Pháp luật nghiêm cấm chủ doanh nghiệp thuê mướn người chưa đủ ____ tuổi vào làm việc.
A. 18
B. 15
C. 17
D. 16
-
Câu 38:
Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không vượt quá bao nhiêu giờ?
A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần
B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.
C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần
D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.
-
Câu 39:
Em không đồng ý với quan điểm nào sau đây dựa vào kiến thức bài quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?
A. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên.
B. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà.
C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
D. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người.
-
Câu 40:
Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hôn nhân?
A. Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
B. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
C. Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối.
D. Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật.