Đề thi HK1 môn Vật lý 7 năm 2021-2022
Trường THCS Lý Chính Thắng
-
Câu 1:
Cho biết xe lửa là một phương tiện giao thông rất thuận lợi, nhưng nó cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn khi đi qua vùng động dân cư. Để khắc phục tình trạng này một học sinh lớp 7 đã có những đề xuất sau: Hãy chọn phương án tốn kém và khó thực hiện nhất. Chọn câu trả lời đúng:
A. Dời đường xe lửa ra khỏi khu dân cư.
B. Dời khu dân cư ra khỏi đường xe lửa.
C. Dùng tàu điện ngầm dưới lòng đất.
D. Nâng cao đường ray xe lửa cho xe chạy trên cao.
-
Câu 2:
Cho thông tin: Khi cả nhà đang xem ti vi ở nhà bỗng nghe thấy tiếng chó sủa dữ dội làm ảnh hưởng đến việc xem phim của gia đình. Sau khi xem điều gì xảy ra thì bé Mai khẳng định là có ai đó đã mở khóa cổng của nhà và bé đã ra khóa cổng lại. Theo em tiếng chó sủa khi nãy có phải là ô nhiễm tiếng ồn không. Hãy chọn kết luận đúng.
A. Không phải là ô nhiễm tiếng ồn, vì tiếng ồn của chó sủa có độ to không quá lớn.
B. Đúng là ô nhiễm tiếng ồn.
C. Không phải là ô nhiễm tiếng ồn, vì đây là tiếng ồn có ảnh hưởng tốt.
D. Cả 3 phương án đúng.
-
Câu 3:
Xác định trường hợp nào sau đây không phải là ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng ồn từ chợ
B. Tiếng hát từ phòng karaoke.
C. Loa phóng thanh hướng vào nhà.
D. Tiếng sét đánh.
-
Câu 4:
Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy cho biết vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm
B. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm
C. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm
D. Cả ba lí do trên
-
Câu 5:
Theo em trường hợp nào sau đây được gọi là nguồn âm?
A. Nước suối chảy
B. Mặt trống khi được gõ
C. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 6:
Xác định khi gõ vào chiếc trống ở sân trường, âm thanh phát được ra khi nào?
A. Ngay khi gõ vào trống
B. Khi mặt trống dao động
C. Khi mặt trống thôi không dao động
D. Không có âm thanh
-
Câu 7:
Khi cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó, có thể kết luận gì về tần số dao động của cái que?
A. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20Hz
B. Tần số dao động của cái que nhỏ hơn 20Hz
C. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20000Hz
D. Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu Hz
-
Câu 8:
Đâu là nội dung đúng khi nói về sóng siêu âm?
A. Các âm có tần số trên 20000Hz
B. Các âm có tần số dưới 20000Hz
C. Các âm có tần số trên 20Hz
D. Các âm có tần số dưới 20Hz
-
Câu 9:
Xác định những âm có tần số dưới 20Hz là?
A. Hạ âm
B. Âm thanh
C. Siêu âm
D. Tất cả đều sai
-
Câu 10:
Hãy cho biết tai con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
A. 2Hz−2000Hz
B. 20Hz−20000Hz
C. 20Hz−2000Hz
D. 2Hz−20000Hz
-
Câu 11:
Khi tiến hành so sánh tần số dao động của các nốt nhạc RÊ và MI, của các nốt nhạc RÊ và FA ta rút ra được nhận xét nào?
A. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ bằng FA.
B. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ lớn hơn FA.
C. Tần số của nốt nhạc RÊ lớn hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
D. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.
-
Câu 12:
Cho biết âm thanh nào sau đây không phải là ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng các bạn thì thầm trao đổi bài
B. Tiếng khoan bê tông
C. Tiếng còi xe máy kéo dài giữa trưa
D. Tiếng họp chợ gần trường học
-
Câu 13:
Cho tình huống: Một khu giải trí karaoke nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn gây là?
A. Quy định giờ hoạt động của quán karaoke như không quá 11 giờ đêm
B. Xây phòng cách âm, treo rèm
C. Trồng cây xanh quanh khu vực quán karaoke
D. Cả ba dáp án trên
-
Câu 14:
Hãy giải thích tại sao khi đi guốc gỗ trên cầu thang có lát gạch hoa ta nghe thấy âm thanh to hơn khi đi bằng dép cao su?
A. Vì dép cao su là vật liệu hấp thụ âm tốt do đó âm phát ra đã bị hấp thu
B. Vì guốc gỗ cứng là vật liệu truyền âm và phản xạ âm tốt do đó mà âm phát ra to hơn
C. Vì dép cao su là vật liệu đàn hồi, mềm nên phản xạ âm kém không tạo thành tiếng vang
D. A, B và C đều đúng
-
Câu 15:
Giải thích vì sao người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa?
A. Làm cho âm thoa đẹp hơn
B. Làm cho âm thao cứng hơn
C. Làm cho âm thoa có thể dao động lâu hơn
D. Làm cho âm thoa ít dao động hơn
-
Câu 16:
Khi ta áp tai vào một vỏ ốc ta thường nghe thấy tiếng rì rào như sóng biển. Hãy giải thích vì sao ta nghe được âm thanh đó?
A. Do dao động của vành tai
B. Do dao động của không khí bên trong vỏ ốc
C. Do dao động của lớp vỏ bên ngoài của con ốc
D. Cả ba nguyên nhân trên
-
Câu 17:
Chọn đáp án đúng: Ta nghe được tiếng nói của diễn viên trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
A. Người diễn viên phát ra âm.
B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.
C. Màn hình tivi dao động phát ra âm
D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm
-
Câu 18:
Cho biết một vật khi dao động với tần số 50Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là?
A. 50
B. 200
C. 250
D. 220
-
Câu 19:
Chọn đáp án đúng: Dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
-
Câu 20:
Hãy cho biết: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng....
A. To
B. Bổng
C. Thấp
D. Bé
-
Câu 21:
Cho biết khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
-
Câu 22:
Rút ra nhận xét đúng khi quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn?
A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn
B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ
C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng nhỏ
D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng to
-
Câu 23:
Cho biết khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là gì?
A. Luồng gió
B. Luồng gió và lá cây
C. Lá cây
D. Thân cây
-
Câu 24:
Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp nào không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác
D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
-
Câu 25:
Em hãy cho biết ta cần làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn?
A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
B. Ngăn chặn đường truyền âm
C. Làm cho âm truyền theo hướng khác
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Khi sống trong một khu dân cư bị ô nhiễm tiếng ồn do tàu hỏa gây ra. Để em bé của mình không bị thức giấc mỗi khi tàu hỏa chạy qua, bạn Linh đề nghị với bố mẹ các cách sau, em hãy giúp bố mẹ Linh chọn cách thích hợp nhất:
A. Chuyển nhà nơi khác không bị ô nhiễm tiếng ồn
B. Không cho tàu hỏa đi ngang qua nơi mình ở
C. Bịt tai em bé lại mỗi khi tàu đi qua
D. Xây dựng tường cách âm
-
Câu 27:
Cho biết vật liệu nào thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
A. Tường bê-tông
B. Cửa kính hai lớp
C. Rèm treo tường
D. Cửa gỗ
-
Câu 28:
Cho biết loại âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng sấm rền
B. Tiếng xình xịch của tàu hỏa đang chạy
C. Tiếng sóng biển ầm ầm
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to trong thời gian dài
-
Câu 29:
Hãy xác định đâu là nguồn âm khi kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm thanh?
A. Sợi dây cao su
B. Bàn tay
C. Không khí
D. Cả A và C
-
Câu 30:
Cho biết một vật dao động với tần số 12Hz. Hỏi trong 20 phút vật thực hiện bao nhiêu dao động?
A. 14400 dao động
B. 240 dao động
C. 480 dao động
D. 60 dao động
-
Câu 31:
Cho biết trong một môi trường, cứ 5 giây thì âm thanh truyền đi được 7,5 km. Hỏi âm thanh đó đã truyền đi trong môi trường nào?
A. Đường ray xe lửa
B. Thủy tinh
C. Không khí
D. Nước
-
Câu 32:
Cho thí nghiệm: Một người gõ một nhát búa vào đường sắt cách đó 1056 m, một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 3s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là v1 = 330 m/s thì tốc độ truyền âm v2 trong đường sắt là bao nhiêu?
A. 6100 m/s
B. 621 m/s
C. 5280 m/s
D. 1700 m/s
-
Câu 33:
Cho biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Tốc độ truyền âm trong chất rắn ở cùng điều kiện nhiệt độ không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 1000 m/s
B. 6100 m/s
C. 6420 m/s
D. 5280 m/s
-
Câu 34:
Ta biết rằng khi xảy ra sấm sét, ánh sáng truyền đến mắt người quan sát trước khi tiếng sấm truyền đến tai người nghe. Biết vận tốc ánh sáng là 300000 km/s, vận tốc âm thanh truyền trong không khí là 340 m/s. Một người nhìn thấy tia sét trước khi nghe tiếng sấm 4s. Tính khoảng cách từ nơi xảy ra tia sét đến tai người đó.
A. 1198640 m
B. 1200000 km
C. 1360 m
D. 680 m
-
Câu 35:
Cho biết vào năm 1994, một sao Chổi đâm vào sao Mộc và gây ra vụ nổ lớn. Ở mặt đất không nghe thấy tiếng nổ là do nguyên nhân nào?
A. Âm thanh bị bầu khí quyển hấp thụ
B. Âm thanh truyền từ sao Mộc đến Trái Đất mất khoảng 60 năm
C. Giữa Trái Đất và Sao Mộc có vùng chân không
D. Trái Đất ở rất xa sao Mộc
-
Câu 36:
Cho một tàu thăm dò biển, khi tiến hành phát một siêu âm xuống nước sau 5 giây nhận lại được tín hiệu phản hồi từ đáy biển. Biết vận tốc truyền âm của nước là 1500m/s. Khi đó biển có độ sâu là:
A. 2250 (m)
B. 3750 (m)
C. 2750 (m)
D. 1750 (m)
-
Câu 37:
Chọn phát biểu đúng: Một người làm thí nghiệm đứng cách vách đá 15 m và kêu to?
A. Người ấy không nghe được tiếng vang
B. Người ấy nghe được tiếng vang rất nhỏ
C. Người ấy nghe được tiếng vang rất to
D. Hoàn toàn không có phản xạ âm
-
Câu 38:
Tính độ sâu của đáy biển, biết vận tốc siêu âm trong nước là 1500 m/s. Khi tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,5 giây.
A. 1125 m.
B. 2225 m.
C. 1025 m.
D. 2125 m.
-
Câu 39:
Người ta đã ứng dụng sự phản xạ của sóng âm để đo độ sâu của đáy biển. Cho biết tốc độ của sóng âm trong nước biển là 1500 m/s, thời gian kể từ lúc phát sóng ra đến lúc nhận sóng phản xạ 4 giây. Tính độ sâu của đáy biển.
A. 3000 m
B. 200 m
C. 300 m
D. 2000 m
-
Câu 40:
Một người tiến hành đứng cách một vách núi hét thật to. Sau 0,25 giây người đó nghe được tiếng vang của chính mình vọng lại. Hỏi người đó đứng cách vách núi bao xa?
A. 42,5 m
B. 22,5 m
C. 32,5 m
D. 12,5 m