Đề thi HK1 môn Vật lý 7 năm 2021-2022
Trường THCS Quang Trung
-
Câu 1:
Khi một vật thật đặt trước gương cầu lồi cho?
A. Ảnh ảo, bằng vật.
B. Ảnh ảo, lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
D. Ảnh thật, lớn hơn vật.
-
Câu 2:
Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây?
A. Ảnh thật, có độ lớn bằng vật
B. Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật
C. Ảnh thật, có độ lớn bé hơn vật
D. Ảnh ảo, có độ lớn nhỏ hơn vật
-
Câu 3:
Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy là gì?
A. Ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn.
B. Nhìn rõ hơn.
C. Ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn.
D. Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn.
-
Câu 4:
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là?
A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât.
C. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.
D. Ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật.
-
Câu 5:
Ảnh tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng của cùng một vật sẽ như thế nào?
A. Ảnh ở gương cầu lồi sẽ lớn hơn ảnh ở gương phẳng
B. Ảnh ở gương cầu lồi bằng ảnh ở gương phẳng
C. Ảnh ở gương cầu lồi sẽ nhỏ hơn ảnh ở gương phẳng
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 6:
Nếu nhìn vào gương , thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. A hoặc B
-
Câu 7:
Nếu nhìn vào gương thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận, gương đó là?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. A hoặc B
-
Câu 8:
Vật nào có thể coi là gương cầu lồi?
A. Lòng chảo nhẵn bóng.
B. Pha đèn pin.
C. Mặt ngoài của cái muỗng (muôi) mạ kền.
D. Cả 3 vật trên.
-
Câu 9:
Vật nào sau đây là gương cầu lồi?
A. Kính chiếu hậu của ô tô
B. Mặt dưới của cái thìa bằng inox
C. Gương đặt ở các đoạn đường gấp khúc
D. A, B , C đúng
-
Câu 10:
Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng và một vật đặt trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Chọn nhận xét đúng về đặc điểm hai ảnh:
A. Cùng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
B. Cùng là ảnh ảo, bằng vật.
C. Cùng là ảnh ảo, lớn hơn vật.
D. Cùng là ảnh ảo.
-
Câu 11:
Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng:
A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng
B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng
C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng
D. Không thể so sánh được
-
Câu 12:
Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải.
A. Gương phảng, gương cầu lõm, gương cầu lồi
B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng
C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.
D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.
-
Câu 13:
Pha đèn pin, đèn chiếu xa có dạng tương tự với gương nào?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Bất kỳ gương nào ở A,B,C
-
Câu 14:
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm là ảnh?
A. Lớn bằng vật
B. Lớn hơn vật
C. Gấp đôi vật
D. Bé hơn vật
-
Câu 15:
Chiếu một chùm tia sáng tới song song vào một gương cầu lõm, chùm tia phản xạ là?
A. Chùm tia hội tụ
B. Chùm tia phân kì
C. Chùm tia song song
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 16:
Chùm tia phản xạ bởi gương cầu lõm là chùm tia hội tụ thì chùm tia tới có tính chất?
A. Hội tụ
B. Phân kỳ
C. Song song
D. Không xác định được
-
Câu 17:
Vì sao nhờ có gương phản xạ đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng đi xa?
A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại.
B. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn.
C. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song.
D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy những vật ở xa.
-
Câu 18:
Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ô tô, xe máy vì?
A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
B. Gương cầu lõm hội tụ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào người lái xe.
C. Vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lồi
D. Gương cầu lõm chỉ tạo ra ảnh ảo đối với những vật ở gần gương.
-
Câu 19:
Lần lượt đặt ngọn nến trước gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương phẳng. Chọn câu sai:
A. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu lõm.
B. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu lõm
C. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương phẳng.
D. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi là bằng nhau
-
Câu 20:
Các vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm?
A. Chóa đèn pin
B. Chóa đèn ô tô
C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 21:
Vật nào sau đây được xem gần đúng là một phần gương cầu lõm?
A. Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc
B. Mặt ngoài chiếc nồi được đánh nhẵn bóng
C. Mặt trong thành nồi được đánh nhẵn bóng
D. Đáy của chậu nhựa
-
Câu 22:
Người nghệ sĩ gõ vào thanh trúc trên đàn tơrưng. Ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật nào đã phát ra âm thanh?
A. Thanh gõ.
B. Lớp không khí xung quanh thanh gõ.
C. Các ống trúc.
D. Các thanh đỡ của đàn.
-
Câu 23:
Trường hợp nào sau đây được gọi là nguồn âm? Chọn câu trả lời đúng nhất
A. Nước suối chảy.
B. Mặt trống khi được gõ.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
-
Câu 24:
Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?
A. Mặt bàn dao động phát ra âm
B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm
C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm
D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
-
Câu 25:
Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?
A. Tay bấm dây đàn
B. Tay gảy dây đàn
C. Hộp đàn
D. Dây đàn.
-
Câu 26:
Cho biết khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống.Vật nào dao động phát ra âm?
A. Tay bác bảo vệ
B. Mặt trống
C. Dùi trống
D. Không khí xung quanh mặt trống.
-
Câu 27:
Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm?
A. Dây đàn dao động
B. Mặt trống dao động
C. Chiếc sáo đang để trên bàn
D. Âm thoa dao động
-
Câu 28:
Để tránh được tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước nào sau đây?
A. Nhỏ hơn 11,5m
B. Lớn hơn 11,5m
C. Nhỏ hơn 11,35m
D. Lớn hơn 11,35m
-
Câu 29:
Một vật khi phát ra âm thanh thì nó có đặc điểm?
A. Đứng yên
B. Dao động
C. Phát âm
D. Im lặng
-
Câu 30:
Trường hợp nào sau đây có thể phát ra âm thanh?
A. Một vật đang chuyển động thẳng đều
B. Một vật đang đứng yên
C. Một vật đang dao động
D. Một vật đang chuyển động trên đường tròn
-
Câu 31:
Sáo phát ra âm thanh khi thổi vào nó là vì?
A. Cột không khí trong sáo dao động và phát ra âm thanh
B. Thân sáo dao động và phát ra âm thanh
C. Cột không khí trong ống sao đứng yên tạo ra âm thanh
D. Thân sáo chuyển động và phát ra âm thanh
-
Câu 32:
Khi gõ vào chiếc âm thoa, âm thanh phát được ra khi nào?
A. Ngay khi gõ vào âm thoa
B. Khi âm thoa dao động
C. Khi âm thoa thôi không dao động
D. Không có âm thanh
-
Câu 33:
Để biết được khi bay, ruồi, muỗi hay ông vỗ cánh nhanh hơn, người ta cần:
A. Đếm số lần vỗ cánh của ruồi, muỗi hay ông trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Căn cứ vào độ to của các âm do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
C. Căn cứ vào độ cao của các âm do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
D. Căn cứ vào cả độ cao và độ to do cánh của các côn trùng vỗ phát ra.
-
Câu 34:
Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen... có tác dụng gì là chủ yếu?
A. Để tạo kiểu dáng cho đàn.
B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.
D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
-
Câu 35:
Vật A trong 20 giây dao động được 400 lần. Vật B trong 30 giây dao động được 300 lần. Tính tần số dao động của hai vật
A. 20Hz; 10Hz
B. 10Hz; 10Hz
C. 20Hz; 30Hz
D. 20Hz; 20Hz
-
Câu 36:
Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Hình dạng nhạc cụ
B. Vẻ đẹp nhạc cụ
C. Kích thước của nhạc cụ
D. Tần số của âm phát ra
-
Câu 37:
Trong 15s, một vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật đó là:
A. 0,5m
B. 2m
C. 2Hz
D. 0,5Hz.
-
Câu 38:
Độ cao thấp của âm phụ thuôc vào yếu tố nào cùa âm phát ra?
A. Biên độ dao động
B. Tần số dao động
C. Độ to của âm
D. Tốc độ âm phát ra
-
Câu 39:
Nói tần số dao động của một vật là 90 Hz có nghĩa là gì?
A. Trong 10 giây vật đó thực hiện 1 dao động
B. Trong 1 phút vật đó thực hiện 1 dao động
C. Trong 1 giây vật đó thực hiện 90 dao động
D. Đó là độ to của âm
-
Câu 40:
So sánh độ trầm, bổng của các âm thanh từ các dây đàn sau:
A. Dây 1 thực hiện 5000 dao động trong 1 phút cho âm cao nhất.
B. Dây 2 thực hiện 1000 dao động trong 1 giây cho âm cao nhất.
C. Dây 3 thực hiện 100000 dao động trong 1 giờ cho âm cao nhất.
D. Cả 3 dây có âm trầm, bổng như nhau.