Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Công Trứ
-
Câu 1:
Đường kính của một quả bóng bằng \((5,2 \pm 0,2){\rm{cm}}\) . Sai số tỉ đối của phép đo thể tích quả bóng gần bằng giá trị nào sau đây
A. \( 11\% \)
B. \( 10\% \)
C. \(9\% \)
D. \(8\% \)
-
Câu 2:
Thể tích của hai vật đo được bằng \({V_1} = (1,02 \pm 0,02){\rm{c}}{{\rm{m}}^3}và{V_2} = (6,4 \pm 0,01){\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\). Tổng thể tích của hai vật trên sẽ có giá trị bằng
A. \((16,60 \pm 0,01){\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\)
B. \((16,60 \pm 0,03){\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\)
C. \((16,10 \pm 0,03){\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\)
D. \((17,60 \pm 0,03){\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\)
-
Câu 3:
Lực tác dụng lên một tiết diện hình vuông cạnh L . Nếu sai số tỉ đối trong xác định L là 2%. Xác định F là 4% thì sai số tỉ đối của phép đo áp suất là:
A. \(8\%\)
B. \(7\%\)
C. \(6\%\)
D. \(5\%\)
-
Câu 4:
Một vật chuyển động đều với quãng đường vật đi được \(d = (13,8 \pm 0,2)m\) trong khoảng thời gain \(t = (4,0 \pm 0,3)s\) . Phép đo vận tốc có sai số tỉ đối gần đúng bằng
A. \( \pm 9\% \)
B. \( \pm 8\% \)
C. \( \pm 2\% \)
D. \( \pm 3\% \)
-
Câu 5:
Thả rơi tự do một vật từ đỉnh tháp thì thời gian vật chạm đất được xác định bằng \((2,0 \pm 0,1)s\).Nếu lấy gia tốc trọng trường tại nơi thả vật chính xác bằng 10m/s2 thì chiều cao của tháp là
A. \((20 \pm 0,1)m\)
B. \((20 \pm 0,5)m\)
C. \((20 \pm 1)m\)
D. \((20 \pm 2)m\)
-
Câu 6:
Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5h. Biết 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h và 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h.Tính tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.
A. 48 km/h.
B. 35 km/h.
C. 42 km/h.
D. 53 km/h.
-
Câu 7:
Một máy bay phản lực có tốc độ 700 km/h. Nếu muốn bay liên tục trên khoảng cách 1750 km thì máy bay này phải bay trong thời gian
A. 1h.
B. 2h.
C. 1,5h.
D. 2,5h.
-
Câu 8:
Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm.
B. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó.
C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó.
D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.
-
Câu 9:
“Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
A. Vật làm mốc.
B. Mốc thời gian.
C. Thước đo và đồng hồ.
D. Chiều dương trên đường đi.
-
Câu 10:
Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?
A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc 0 giờ quốc tế.
C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
-
Câu 11:
Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
-
Câu 12:
Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?
A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
C. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt.
D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.
-
Câu 13:
Lúc 7 giờ, ô tô thứ nhất đi qua điểm A, ô tô thứ 2 đi qua điểm B cách A 10km. Xe đi qua A với vận tốc 50km/h, đi qua B với vận tốc 40km/h. Biết hai xe chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B. Coi chuyển động của hai ô tô là chuyển động đều. Quãng đường xe A đã đi được đến khi gặp xe B
A. 40km
B. 30 km
C. 56 km
D. 50 km
-
Câu 14:
Một chiếc ô tô đi 2 km trong 2,5 phút. Nếu nó đi một nữa quãng đường với tốc độ 40km/h thì phần còn lại của quãng đường nó đi với tốc độ:
A. 30 km/h
B. 60km/h
C. 18 km/h
D. 70 km/h
-
Câu 15:
Xe ô tô xuất phát từ A lúc 8h, chuyển động thẳng tới B lúc 9 giờ 30 phút. Biết khoảng cách từ A tới B bằng 45km. Tốc độ trung bình của xe là
A. 20 km/h
B. 30 km/h
C. 10 km/h
D. 15 km/h
-
Câu 16:
Một xe ca chuyển động với vận tốc 5m/s trong giây thứ nhất, 10m/s trong giây thứ hai và 15m/s trong giây thứ ba. Quãng đường vật đã đi được trong 3s là
A. 30m
B. 15 m
C. 35 m
D. 20 m
-
Câu 17:
Hai vật M và N xuất phát đồng thời từ điểm A, chuyển động thẳng, cùng hướng, không đổi chiều chuyển động và biến đổi đều với gia tốc khác nhau. Vận tốc đầu của M và N tương ứng bằng 15 m/s và 20 m/s. Khi m gặp N vận tốc của M là 30 m/s vận tốc của N khi đó bằng
A. 15 m/s
B. 20 m/s
C. 13 m/s
D. 25 m/s
-
Câu 18:
Từ trạng thái nghỉ một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a trong 20s. Trong 10s đầu vật đi được quãng đường s1, trong 10s tiếp theo vật đi được quãng đường s2. Khi đó
A. \( s_2 = 2s_1\)
B. \( s_2 = 3s_1\)
C. \( s_2 = s_1\)
D. \( s_2 = 4s_1\)
-
Câu 19:
Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái đứng yên và đạt vận tốc 27,5 m/s trong thời gian 10s. Quãng đường vật đi được trong 10s tiếp theo là
A. 135,5 m
B. 412,5 m
C. 275,5 m
D. 550 m
-
Câu 20:
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ điểm A đến điểm B. Vận tốc tại điểm A bằng vA, vận tốc tại điểm B là vB. Vận tốc của vật tại điểm C là trung điểm của AB là:
A. \(\sqrt {\frac{{{v_A}^2 + {v_B}^2}}{2}} \)
B. \(\frac{{\sqrt {{v_A}^2 + {v_B}^2} }}{{\sqrt 2 }}\)
C. \(\frac{{{v_A} + {v_B}}}{2}\)
D. \(\frac{{{v_A} + {v_B}}}{{\sqrt 2 }}\)
-
Câu 21:
Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu, g = 10m/s2. Trong 7s cuối cùng vật rơi được 385m. Xác định thời gian rơi của vật
A. 7s
B. 8s
C. 9s
D. 10s
-
Câu 22:
Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu, g = 10m/s2. Tính đoạn đường vật đi được trong giây thứ 7.
A. 55m
B. 60m
C. 65m
D. 70m
-
Câu 23:
Chọn câu trả lời đúng. Gia tốc của chuyển động tròn đều:
A. Là một đại lượng véctơ luôn tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động.
B. Là một đại lượng véctơ luôn hướng về tâm quĩ đạo chuyển động.
C. Là một đại lượng véctơ luôn cùng phương, chiều với véctơ vận tốc dài.
D. Cả A, B, C sai
-
Câu 24:
Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60 vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng là:
A. 2s
B. 1s
C. 3,14s
D. 3s
-
Câu 25:
Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Hãy tính tốc độ góc và tốc độ dài của tàu đối với trục quay của Trái Đất . Biết bán kính của Trái Đất là 6400 km.
A. 4652,16m/s
B. 465,216m/s
C. 46521,6m/s
D. 46,5216m/s
-
Câu 26:
Chọn câu trả lời đúng .Chuyển động tròn đều là chuyển động:
A. Có quĩ đạo là một đường tròn.
B. Vật đi được những cung tròn bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
C. Có chu kì T là thời gian vật chuyển động đi được một vòng quĩ đạo và bằng hằng số.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 27:
Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R = 30m, với vận tốc 54 km/h. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là:
A. 15m/s2
B. 7,5m/s2
C. 4,5cm/s2
D. 3,2m/s2
-
Câu 28:
Một đĩa tròn bán kính 30cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2 giây. Tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng:
A. v = 31,4 m/s.
B. v = 3,14 m/s.
C. v = 94,2 m/s.
D. v = 9,42m/s.
-
Câu 29:
Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe là :
A. 10 rad/s
B. 20 rad/s
C. 30 rad /s
D. 40 rad/s.
-
Câu 30:
Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:
A. Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm.
-
Câu 31:
Hai tàu điện chuyển động ngược chiều nhau trên hai con đường song song cạnh nhau. Tàu thứ nhất có chiều dài 100m, tàu thứ hai có chiều dài 60m. Tốc độ của tàu thứ hai bằng 3 lần tốc độ của tàu thứ nhất. Biết rằng mất 4 giây để hai tàu đi qua. Vận tốc của hai tàu là
A. v1 = 10 m/s, v2 = 30 m/s
B. v1 = 2,5 m/s, v2 = 7,5 m/s
C. v1 = 20 m/s, v2 = 60 m/s
D. v1 = 5 m/s, v2 = 15 m/s
-
Câu 32:
Hai tàu chở khách chạy ngược chiều nhau trên hai làn đường ray song song sát cạnh nhau. ở một thời điểm hai tàu đi qua hai điểm A và B cách nhau 200km. Biết tốc độ của tàu đi qua A là 60km, tàu đi qua B là 45km/h. Hai tàu sẽ gặp nhau tại thời điểm cách thời điểm chúng đi qua các điểm A và B trên một khoảng
A. \(2\frac{{1}}{{2}}h\)
B. \(1\frac{{3}}{{4}}h\)
C. \(1\frac{{19}}{{21}}h\)
D. \(1\frac{{16}}{{21}}h\)
-
Câu 33:
Một lò xo nhẹ có độ cứng k và độ dài tự nhiên l0 được treo thẳng đứng. Buộc một vật nặng khối lượng m vào đầu dưới của lò xo. Sau đó lại buộc thêm vật m nữa vào chính giữa lò xo. Chiều dài cùa lò xo khi đó là
A. \({l_0} + \frac{{mg}}{{2k}}.\)
B. \({l_0} + \frac{{3mg}}{{2k}}.\)
C. \({l_0} + \frac{{3mg}}{{k}}.\)
D. \({l_0} + \frac{{mg}}{{k}}.\)
-
Câu 34:
Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 40cm. Khi treo vào lò xo vật có khối lượng 100g thì nó dãn ra 2cm. Tính chiều dài của lò xo khi tiếp tục treo thêm một vật có khối lượng 25g.
A. 42cm.
B. 42,5 cm.
C. 22,5 cm.
D. 32,5 cm.
-
Câu 35:
Chọn câu trả lời đúng. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất là hai lực
A. cân bằng
B. trực đối
C. cùng phương cùng chiều
D. có phương không trùng nhau
-
Câu 36:
Chọn câu trả lời đúng. Cho hai quả cầu đồng chất có cùng bán kính. Nếu bán kính của hai quả cầu này và khoảng cách giữa chúng giảm đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi
B. Tăng bốn lần
C. Giảm 4 lần
D. Giảm 16 lần
-
Câu 37:
Một ô tô đang chuyển động thì đột ngột hãm phanh, hành khách ngồi trên xe sẽ:
A. Dừng lại ngay
B. Ngã người về phía sau
C. Dồn người về phía trước
D. Ngã người sang bên cạnh
-
Câu 38:
Một vật khối lượng m treo vào trần một thang máy khối lượng M, m cách sàn thang máy một khoảng s. Tác dụng lên buồng thang máy lực F hướng lên. Biết (M = 100kg,F = 600N,m = 3kg ), lấy (g = 10m/s2 ) . Gia tốc của m là?
A. \(2,32m/s^2\)
B. \(3,21m/s^2\)
C. \(−4,17m/s^2\)
D. \(−2,45m/s^2\)
-
Câu 39:
Một chất điểm chịu tác dụng 3 lực. Chất điểm sẽ cân bằng khi
A. Ba lực đồng qui
B. Ba lực đồng phẳng và đồng qui
C. Tổng vectơ của ba lực bằng \( \overrightarrow 0 \)
D. Tổng ba lực là một lực không đổi.
-
Câu 40:
Có 5 tấm thép giống nhau xếp chồng lên nhau. Khối lượng mỗi tấm là m = 5kg và hệ số ma sát giữa các tấm là \(\mu=0, 2\) . Lấy g = 10m/s2 và coi lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. Cần đặt một lực theo phương ngang tối thiểu bằng bao nhiêu để kéo tấm thứ ba?
A. 30N
B. 55N
C. 50N
D. 60N