Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024
Trường THCS Lương Tấn Thịnh
-
Câu 1:
Giống lúa CR203 có khả năng kháng rầy, cho năng suất TB 45 – 50 tạ/ha được tạo ra bằng phương pháp gì?
A. Chọn lọc cá thể.
B. Lai hữu tính.
C. Tạo giống đa bội thể.
D. Tạo giống ưu thế lai.
-
Câu 2:
Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ?
A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện
B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu
C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu
D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu
-
Câu 3:
Đâu là nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống?
A. Giao phấn xảy ra ở thực vật.
B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật.
C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật.
D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.
-
Câu 4:
Trong các khâu sau đây: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen?
I. Tạo ADN tái tổ hợp .
II. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện.
III. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
A. I, II, III
B. III, II, I
C. III, I, II
D. II, III, I
-
Câu 5:
Hãy chọn câu sai trong các câu sau đây: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì?
A. Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
B. Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc, ...
C. Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt.
D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
-
Câu 6:
Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là gì?
A. Di truyền
B. Di truyền y học tư vấn
C. Giải phẫu học
D. Di truyền và sinh lí học
-
Câu 7:
Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là bao nhiêu?
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. 100%
-
Câu 8:
Hai trẻ đồng sinh cùng trứng thì có đặc điểm gì?
A. Giới tính 1 nam, 1 nữ khác nhau.
B. Ngoại hình không giống nhau.
C. Có cùng một giới tính.
D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 9:
Thế nào là thường biến?
A. Sự biến đổi xảy ra trên NST.
B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.
C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.
D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
-
Câu 10:
Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở đâu?
A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào
B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào
C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính
D. Chỉ xảy ra ở NST thường
-
Câu 11:
Trong chọn giống, con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn với mục đích gì?
A. Tăng cường mức biểu hiện của một gen.
B. Tổ hợp các gen mong muốn vào một nhóm liên kết.
C. Chuyển gen của sinh vật khác vào.
D. Loại bỏ những gen không mong muốn.
-
Câu 12:
Đột biến gen là những biến đổi ra sao?
A. trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit
B. hình thái của NST
C. làm tăng hoặc giảm hàm lượng ADN trong tế bào
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 13:
Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là gì?
A. Sao mã
B. Tự sao
C. Dịch mã
D. Khớp mã
-
Câu 14:
Đâu là các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin?
A. C, H, O, P
B. C, H, O, N
C. K, H, P, O, S, N
D. C, O, N, P
-
Câu 15:
Đâu là đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN?
A. Đại phân tử
B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
C. Chỉ có cấu trúc một mạch
D. Được tạo từ 4 loại đơn phân
-
Câu 16:
Yếu tố nào giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu?
A. Sự tham gia của các nucleotid tự do trong môi trường nội bào
B. Nguyên tắc bổ sung
C. Sự tham gia xúc tác của các enzim
D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn
-
Câu 17:
Điều nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN?
A. Là một bào quan trong tế bào.
B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật.
C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 18:
Vì sao ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền?
A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm
B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn
C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 19:
Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài, số NST giới tính bằng bao nhiêu chiếc?
A. Một chiếc
B. Hai chiếc
C. Ba chiếc
D. Bốn chiếc
-
Câu 20:
Thế nào là giao tử?
A. Tế bào sinh dục đơn bội.
B. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín.
C. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 21:
Qua giảm phân, từ 1 tế bào mẹ cho bao nhiêu tế bào con?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể tập trung tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ớ kì nào?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
-
Câu 23:
Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp nhiễm sắc thể có đặc điểm gì?
A. giống nhau về hình thái, kích thước
B. giống nhau về kích thước
C. giống nhau về nguồn gốc
D. giống nhau về màu sắc
-
Câu 24:
Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là bao nhiêu?
A. 6
B. 8
C. 12
D. 16
-
Câu 25:
Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng trơn, mẹ có kiểu hình hạt lục nhăn, ở F1 được toàn kiểu hình hạt vàng trơn, sau đó cho F1 tự thụ. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định, các gen trội là trội hoàn toàn. Kiểu gen của cây F1 là gì?
A. AaBB
B. aaBB
C. AaBb
D. AABB
-
Câu 26:
Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?
A. AABB
B. Aabb
C. aaBB
D. Cả 3 kiểu gen trên
-
Câu 27:
Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách nào dưới đây?
A. lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau.
B. lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C. lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.
D. lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.
-
Câu 28:
Thế nào là kiểu hình?
A. là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
B. là hình dạng của cơ thể
C. là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
D. là hình thái kiểu cách của một con người
-
Câu 29:
Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dụng nào?
A. Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được sau đó rút ra quy luật di truyền
B. Tạo dòng thuần chủng
C. Lai phân tích cơ thể P
D. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
-
Câu 30:
Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là gì?
A. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính
B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội
-
Câu 31:
Vì sao tính trạng lặn không biểu hiện ở thể dị hợp?
A. gen trội át chế hoàn toàn gen lặn
B. gen trội không át chế được gen lặn
C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau
D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết
-
Câu 32:
Muốn tiến hành phép lai phân tích người ta cho đối tượng nghiên cứu đối tượng nào?
A. Lai với F1
B. Quan sát NST dưới kính hiển vi điện tử
C. Lai với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng
D. Lai trở lại với bố mẹ
-
Câu 33:
Cơ thể nào sau đây không phải là cơ thể đồng hợp?
A. DD
B. AaDD
C. aaBB
D. dd
-
Câu 34:
Chuột Côbay, tính trạng màu lông và chiều dài lông do 2 cặp gen A, a và B, b di truyền phân ly độc lập và tác động riêng rẽ quy định. Tiến hành lai giữa 2 dòng chuột lông đen, dài và lông trắng, ngắn ở thế hệ sau thu được toàn chuột lông đen, ngắn. Chuột lông đen, ngắn thế hệ sau có kiểu gen?
A. AABB
B. AaBb
C. AaBB
D. AABb
-
Câu 35:
2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen khác nhau về các alen nói trên?
A. 2 kiểu gen
B. 3 kiểu gen
C. 4 kiểu gen
D. 1 kiểu gen
-
Câu 36:
Bộ NST đơn bội chỉ chứa bao nhiêu NST?
A. một NST
B. một NST của mỗi cặp tương đồng
C. hai NST
D. hai NST của mỗi cặp tương đồng
-
Câu 37:
Quá trình nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào?
A. Tế bào sinh dục sơ khai
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1
D. A và B đều đúng
-
Câu 38:
Đâu là diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I?
A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-
Câu 39:
Một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được bao nhiêu trứng, thể cực?
A. 1 trứng và 3 thể cực
B. 4 trứng
C. 3 trứng và 1 thể cực
D. 4 thể cực
-
Câu 40:
Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài, số NST giới tính bằng bao nhiêu chiếc?
A. Một chiếc
B. Hai chiếc
C. Ba chiếc
D. Bốn chiếc